Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đức Quang
Xem chi tiết
_silverlining
15 tháng 2 2017 lúc 8:25

Cau 3:

a) Diện tích, giới hạn
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 
Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.


b) Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.

_silverlining
15 tháng 2 2017 lúc 8:26

Cau 4:

Trả lời
Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

Nguyễn Trần Thành Đạt
15 tháng 2 2017 lúc 9:10

Câu 1:

Việt Nam nằm ở phía Đông Nam của châu Á, nằm gần xích đạo.

Phát Kaito
Xem chi tiết
Võ Thu Uyên
9 tháng 3 2017 lúc 21:00

câu 1:

Đặc điểm phát triển kinh tế: Nhanh:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

+ từ nền sản xuất nhập khẩu tới đây, hiện nay được thay đổi bằng nền sản xuất củ yếu để xuất khẩu => Lợi nhuận lớn

Võ Thu Uyên
9 tháng 3 2017 lúc 21:13

câu 2:

1. Vị trí giới hạn:

a. Phần đất liền:

- Diện tích: 331212 km\(^2\)

- Điểm cực:

+ Bắc: 23 độ 23 phút Bắc (thuộc tỉnh Hà Giang)

+ Nam: 8 độ 34 phút Bắc (thuộc tỉnh Cà Mau)

+ Tây: 102 độ 09 phút Đông (thuộc tỉnh Điện Biên)

+ Đông: 109 độ 24 phút Đông (thuộc tỉnh Khánh Hòa)

- Bắc Nam: kéo dài 15 vĩ tuyến

- Tây - Đông: kéo dài 7 kinh tuyến, thuộc múi giờ thứ 7 của thế giới

b. Phần biển:

- Diện tích: Khoảng 1 triệu kilomet vuông, gấp 3 lần diện tích đất liền

- Nhiều đảo, quần đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đặc biệt quan trọng về mọi mặt.

c. Đặc điểm vị trí địa lí về tự nhiên:

- Nội chí tuyến cầu Băc: nóng, ẩm quanh năm

- Gần trung tâm khu vực ĐNA: Hợp tác giao lưu để phát triển kinh tế và xã hội.

- Cầu nối giữa đất liền với biển, giữa các nước ĐNA

-Vị trí tiếp xúc của các luông không khí và sinh vật phong phú đa dạng.

=> Phát triển kinh tế, xã hộ toàn diện, đưa nước ta hội nhập khu vực ĐNÁ và thế giới.

2. Đặc điểm lãnh thổ:

a. Đất liền:

- Từ Bắc đến Nam, kéo dài trên 1600km.

- Đường bờ biển dài hơn 3200km

- Nơi hẹp nhất thuộc Quảng Bình

b. Biển:

- Mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng và kinh tế.

Võ Thu Uyên
9 tháng 3 2017 lúc 21:19

Câu 3:

a. Khí hậu:

- Chế độ gió:

+ Trên biển mạnh hơn trên đất liền

+ Mùa đông: gió Đông Bắc

+ Mùa hạ: gió Đông Nam

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình là 23 độ

+ biên độ nhiệt trên biển thấp hơn trên đất liền, ở biển mùa đông ấm, mùa hạ mát hơn trên đất liền

- Chế độ mưa:

+ Trung bình 1100 - 1300 mm/năm

+ Mưa trên biển ít hơn trên đất liền (vì ít bức chắn đại hình hơn)

b. Hải văn:

- Dòng biển: Tương đương 2 mùa gió:

+ Mùa đông: Đông Bắc -> Tây Nam

+Mùa hạ: Tây Nam -> Đông Bắc

- Thủy triều: phức tạp, gồm 2 chế độ:

+ Nhật triều

+ Bán nhật triều

- Độ muối trung bình từ 30 - 33 phần nghìn

Nguyễn Trần Hoa Cương
Xem chi tiết
Kaito Kid
10 tháng 3 2022 lúc 8:13

tk

https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/gia-nhap-asean-buoc-dot-pha-trong-doi-moi-tu-duy-doi-ngoai-cua-viet-nam-1491881281

Kudo Shinichi AKIRA^_^
10 tháng 3 2022 lúc 8:14

Link:https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/gia-nhap-asean-buoc-dot-pha-trong-doi-moi-tu-duy-doi-ngoai-cua-viet-nam-1491881281

Nguyễn Khánh Phương
Xem chi tiết
Ng Hiền Anh
Xem chi tiết
Sunn
17 tháng 3 2022 lúc 20:30

Câu 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày,tháng nào?

A.   7/8                             B.8/8                       C. 19/8                      D. 3/8

Câu 2. Khoáng sản nào có trữ lượng lớn và giá trị ở vùng biển nước ta?

A. Muối

B. Dầu mỏ

C. Sắt

D. Titan

Câu 3. Ý nào sau đây đúng nhất nói về tác động của vị trí và hình dạng lãnh thổ đến khí hậu nước ta?

A.   Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền nhiệt độ cao.

B.   Nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

C.   Vị trí và hình dạng lãnh thổ đã quy định khí hậu nước ta có tính nhiệt đới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và có sự phân hóa đa dạng.

D.   Lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, hẹp từ Đông sang Tây làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa sâu sắc.

Câu 4. Chọn các phương án sau đây để điền vào chỗ …….. sao cho hợp lí.

        Phần đất liền của nước ta kéo dài theo chiều từ Bắc xuống Nam tới …. km, tương đương 15º vĩ tuyến.

A.   1600

B.   1650

C.   3260

D.   4600

Câu 5. Quần đảo Trường Sa của nước ta nằm ở 120ºĐ thì nằm ở múi giờ số mấy? (Biết mỗi múi giờ cách nhau 15 kinh tuyến)

A.   6

B.   7

C.   8

D.   9

Câu 6. Tại sao địa hình nước ta lại tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau?

A.   Do được nâng lên ở giai đoạn Tiền Cambri.

B.   Do được nâng lên ở giai đoạn Cổ sinh.

C.   Do được nâng lên ở giai đoạn Trung sinh.

D.   Do được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo.

Câu 7. Nước ta nằm ở khu vực nội chí tuyến đã làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm

A.   nóng, nắng quanh năm.

B.   khô, mát quanh năm.

C.   nóng, ẩm quanh năm.

D.   lạnh, ẩm quanh năm.

Câu 8. Vị trí địa lí nước ta thuận lợi cho phát triển

A.    nền nông nghiệp nhiệt đới.

B.   nền nông nghiệp ôn đới.

C.   nền nông nghiệp cận nhiệt.

D.   nền nông nghiệp phân hóa theo vùng miền

Câu 9. Tại sao nước ta có nhiều dạng địa hình cacxtơ?

A.   Nắng nóng, mưa ít, nhiều đá granit.

B.   Có nhiều đồi núi, chia cắt phức tạp.

C.   Lượng mưa, độ ẩm lớn và nhiều núi đá vôi.

D.    Chịu ảnh hưởng của vận động Tân kiến tạo.

Câu 10. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí tự nhiên của nước ta?

A.Vị trí nội trí tuyến.

B.Nằm hoàn toàn trong đất liền.

C.Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

D.Nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

Câu 11. Năm 2013 dân số khu vực Đông Nam Á là 612 triệu người và dân số Việt Nam là 85,2 triệu người (2007). Vậy, dân số của Việt Nam chiếm

A.   1,48% dấn số Đông Nam Á

B.   13,9% dân số Đông Nam Á

C.   148% dân số Đông Nam Á

D.   148,8% dân số Đông Nam Á

Câu 12. Các cao nguyên tiêu biểu ở tiểu Tây Nguyên là:

A.   Kon Tum, Đăk Lăk

B.   Đồng Văn, Sín Chải

C.   Mộc Châu, Đồng Văn

D.   Tà Phình, Tam Đảo

Câu 13. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào?

A. 1965                             B. 1967                          C. 1995              D. 1997

Câu 14. Khoáng sản nào không có trữ lượng lớn và giá trị ở vùng biển nước ta?

A. Muối

B. Sắt

C. Dầu mỏ

D. Titan

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 3 2018 lúc 14:23

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

Uyên Phương
Xem chi tiết
Uyên Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 6 2018 lúc 11:44

Đáp án C

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).