Những câu hỏi liên quan
hatrang
Xem chi tiết
Hoàng Phú Huy
11 tháng 3 2018 lúc 10:16

  Mình đã từng làm qua bài này.Mình có dàn ý đây,bạn đọc nhé! 
MB:Văn chương là 1 điều vô cùng quan trọng của cuộc sống.Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc sống của chúng ta.Văn chương là nguồn gốc của tình cảm và lòng vị tha.Văn chương còn góp phần xây dựng cho con người những tình cảm tốt đẹp.Ý nghĩa này cũng đc nhà văn Hoài Thanh nói tới trong bài Ý nghĩa văn chương(hình như tên này do người soạn sách đặt) nằm trong tác phẩm :Thi nhân Việt Nam. 
TB:Thế nào là văn chương? 
-Văn là gì?Văn là vẻ đẹp 
-chương là gì?Chương là vẻ sáng 
Dẫn chứng:Lời của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương(Phan Kế Bính) 
-Nghĩa rộng:bao gồm cả văn học, sử học,triết học,... 
-Nghĩa hẹp:Vẻ đẹp của nghệ thuạtcủa câu thơ, câu văn,... 
*Nguồn gốc của văn chương: 
-Là lòng thương người 
-Thương cả muôn vật muôn loài 
-là hiện thực cuộc sống của chúng ta 
*Tác dụng của văn chương: 
(Đoạn :Văn chương là hình dung sự sống muôn hình vạn trạng...Văn chương còn tạo ra sự sống...Rộng rãi thêm trăm nghìn lần)(Đoạn này sgk lớp 7 có đó) 
-VĂn chương khơi dậy những xúc cảm cao thượng trong mỗi chúng ta 
-Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sốngtinh thần nhân loại 
KB:Đặc sắc nghệ thuật trong văn bản Ý nghĩa văn chương chính là cách lập luận chặt chẽ, khoa học,kết hợp nhuần nhuyễn với xúc cảmn tinh tế của tác giả.Ta có thể thấy thái đọ và tình cảm của tác giả đc bộc lộ rõ trong bài văn này.Ông rất am hiểu văn chương và đã dùng lí lẽ để bày tỏ quan điểm của mình.Qua quá trình lập luận, phân tích, thái đọ của ổngtc sau như 1:Trân trọng và đề cao giá trị của văn chương.Tác giả khẳng định thế giới văn chương thậtkì diệu và rộng lớn, có sức hấp dẫn muôn đời đối với con người.Nếu như trên thế giới ko có văn chương thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt và bực bội đến như thế nào nữa.Gọn lại, văn chương là 1 yếu tố vô cùng quan trọng của cuộc sống. 
Chúc bạn làm bài đạt điểm cao!

Bình luận (0)
Phạm Anh Thư
Xem chi tiết
Tiểu Đồng Thức Tiên A
Xem chi tiết
ʚ_0045_ɞ
2 tháng 4 2018 lúc 5:46

Khi luận bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống ”. Bằng những hiểu biết của mình về công dụng và ý nghĩa của văn chương, em hãy chứng minh.

* Mở bài: ( …….)Giới thiệu về vai trò của văn chương đối với cuộc sống của con người, trích dẫn câu nói của Hoài Thanh.

* Thân bài:(………..) Trình bày tóm lược cách hiểu của HS về câu nói của Hoài Thanh; triển khai thành các luận điểm sau:
- Văn chương là hình dung của sự sống: Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống: Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.
+ Phản ánh cuộc sống, chiến đấu (HS có thể đưa dẫn chứng VD các tác phẩm như: lượm).
+ Phản ánh cuộc sống lao động ( Những câu ca dao về cái cò…).
+ Phản ánh ước mơ, công lí, cải tạo xã hội ( Truyệ Thạch Sanh, Cây bút thần…)
- Văn chương sáng tạo ra sự sống: văn chương dựng lên hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có đề mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tương lai tốt đẹp (“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện cho ta tình cảm mà ta sãn có”)-> Văn chương làm giàu tình cảm cho con người, làm đẹp những thứ bình thường…Cuộc sống của con người sẽ trở lên nghèo nàn, vô vị biết bao nếu thiếu đi sự hiện hữu của văn chương.

Bình luận (0)
Ahwi
2 tháng 4 2018 lúc 15:38

* Mở bài: ( …….)Giới thiệu về vai trò của văn chương đối với cuộc sống của con người, trích dẫn câu nói của Hoài Thanh.

* Thân bài:(………..) Trình bày tóm lược cách hiểu của HS về câu nói của Hoài Thanh; triển khai thành các luận điểm sau:
– Văn chương là hình dung của sự sống: Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống: Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.
+ Phán ánh cuộc sống, chiến đấu (HS có thể đưa dẫn chứng VD các tác phẩm như: lượm).
+ Phản ánh cuộc sống lao động ( Những câu ca dao về cái cò…).
+ Phản ánh ước mơ, công lí, cải tạo xã hội ( Truyệ Thạch Sanh, Cây bút thần…)
– Văn chương sáng tạo ra sự sống: văn chương dựng lên hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có đề mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tương lai tốt đẹp (“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện cho ta tình cảm mà ta sãn có”)-> Văn chương làm giàu tình cảm cho con người, làm đẹp những thứ bình thường…Cuộc sống của con người sẽ trở lên nghèo nàn, vô vị biết bao nếu thiếu đi sự hiện hữu của văn chương.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Phúc
7 tháng 11 2021 lúc 8:41

Tham khảo :

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

    

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.
Bình luận (0)
Minh Hồng
7 tháng 11 2021 lúc 8:42

Tham khảo 

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.

Bình luận (0)
Ni Ho
Xem chi tiết
KIM Thư Trần
Xem chi tiết
Bạch Lạc Nhân
Xem chi tiết
Bạch Lạc Nhân
25 tháng 2 2019 lúc 20:07

....dẫn chứng cho công dụng.....nha!! Mình bấm nhầm

Bình luận (0)
Bizon Gaming
Xem chi tiết
Ngọc Phạm
Xem chi tiết
Phương Dung
20 tháng 12 2020 lúc 10:39

Có nhận định cho rằng "bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ đầy ánh sáng", vì vậy đó là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng  mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

Bình luận (0)