Những câu hỏi liên quan
Uất Ngụy Thiên Di-Ice
Xem chi tiết
Huỳnh Bá Nhật Minh
9 tháng 5 2018 lúc 19:26

1. Một cô gái, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc dân lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.
>> Bài học rút ra: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

2. Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.
>> Bài học rút ra: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

3. Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?” Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”
>> Bài học rút ra: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

4. Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilet, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilet nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.
>> Bài học rút ra: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

5. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!
>> Bài học rút ra: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

6.Thấy quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên rồi! Sao lại không nhỉ? - quạ nói.
Vậy là thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng cáo già xuất hiện vồ lấy thỏ và ăn thịt.
>> Bài học rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao! :)))

7. Gà tây nói với bò tót:
- Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng không đủ sức.
- Vậy thì rỉa phân tôi đi – bò tót khuyên.
Gà tây mổ phân bò tót ăn và thấy tăng lực, thật sự đủ sức để nhảy lên cành cây thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân bò, gà tây nhảy được đến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, gà tây đã lên tới ngọn cây. Không lâu sau đó, gà tây bị một bác nông dân bắn rơi.
>> Bài học rút ra: Những thứ rác rưởi có thể đưa anh lên một đỉnh cao, nhưng không thể giúp anh bám trụ được lâu dài ở đó.

8. Chim non đang bay về phương nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng. Bò cái đi ngang bèn phóng uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng thì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò lôi chim non ra rồi ăn thịt.
>> Bài học rút ra:
1) Không phải bất cứ ai vấy bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.
2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.
3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hãy im lặng.

9. Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Ðức vua băng hà.
>> Bài học rút ra: Trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

10. Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một Sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau. Họ bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! tôi trước! – thư ký hành chính nhanh nhảu nói: "Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời". Puff. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: "Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm". Puff. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: "Tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa".
>> Bài học rút ra: Luôn luôn để Sếp phát biểu trước.

Huỳnh Bá Nhật Minh
9 tháng 5 2018 lúc 19:18

Thằng Bé Tự Phụ

Fred về nhà trong kỳ nghỉ. Cậu ta cho rằng mình rất giỏi, vì cậu đã đứng nhất lớp trong khóa vừa rồi. Trong buổi ăn tối, cậu ta nói với cha mình: “Bố này, bố cho rằng bố chỉ có 2 cái bánh trên đĩa đó à? Con sẽ chỉ cho bố thấy là có 3 cái. Này nhé, đây là một, còn kia là hai, và một cộng hai là ba.”

“Tốt lắm con trai”, bố cậu ta vui mừng: “Bây giờ bố sẽ lấy cái bánh đầu tiên, mẹ con sẽ lấy cái bánh thứ hai, còn cái bánh thứ ba sẽ là của con nhé!”

Huỳnh Bá Nhật Minh
9 tháng 5 2018 lúc 19:19

Cậu Sinh Viên Thật Thà

Một cậu sinh viên năm nhất đại học đang bị chỉ trích nặng nề bởi giáo sư của mình. “Bài của anh rất khó đọc, giáo sư nói, “đáng lẽ ra anh phải viết làm sao cho người ngu nhất cũng có thể hiểu được mới phải.” Cậu sinh viên từ tốn đáp: “Vâng thưa thầy, đoạn nào mà thầy không hiểu ạ?”

Hồ Triệu Đô
Xem chi tiết

"Mày có bạn thân không? Câu hỏi khá là quen thuộc. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình, bạn bè và tôi, một cách đột ngột và đau đớn", đoạn đầu bài văn mở ra dòng ký ức về một tình bạn đẹp nhưng buồn.

Quỳnh Giang kể lại ngày đầu làm quen với bạn từ năm lớp 4 vì một con gấu bông, hay cảm giác hụt hẫng vào năm cuối tiểu học vì nghĩ không còn được học chung với nhau nữa. Tuy nhiên, việc tiếp tục chung lớp khiến những năm tháng cấp hai của em trở nên nhiều màu sắc. Là người sống nội tâm, Giang dần mở lòng hơn với thế giới nhờ người bạn thân năng nổ, hoạt bát, hay cười. Cả hai giúp nhau học bài, cùng sáng tác truyện tranh, gắn với nhau như hình với bóng. 

Đến năm lớp 9, bạn của Giang lâm bệnh, nghỉ học cả tháng, sụt cân và ngày càng tiều tụy. Lần đầu tiên Giang chứng kiến sự đoàn kết của tập thể, khi cả lớp thay phiên chép bài, giảng bài, cố giúp bạn vượt qua kỳ thi cuối kỳ. Tuy nhiên, một lần tới nhà thăm bạn, Giang hoang mang vì câu nói: "Có lẽ là bọn mày nên chuẩn bị sẵn tinh thần đi. Tao không nghĩ là tao qua được Tết năm nay đâu".

Bài văn đạt điểm 10 của Quỳnh Giang. 

Bài văn đạt điểm 10 của Quỳnh Giang. 

Dù hết lòng cầu nguyện, không có phép màu nào cho người bạn của Giang. Em ra đi vào ngày mồng ba Tết năm ngoái. Giang bị khủng hoảng một thời gian, học tập sa sút, kết quả thi học sinh giỏi không như mong đợi. Nhưng nghĩ đến người bạn phải từ biệt thế gian quá sớm, Giang như được tiếp thêm sức mạnh, nỗ lực cho kỳ thi chuyển cấp.

"Đã hơn một năm kể từ ngày nó ra đi. Tôi đã bước được một nửa tuổi mười sáu, cái tuổi mạnh nhất, khỏe khoắn nhất. Đạt được ước mơ, vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước. Còn nó mãi dừng ở đó, ngưỡng cửa mười lăm đầy khát vọng, hoài bão. Mãi mãi ra đi, để lại mọi thứ, để lại một ước mơ còn đang dang dở, để lại sự đau buồn trong trái tim của những người ở lại. Nhưng tôi biết rằng, ít ra ở thế giới bên kia, nó sẽ không còn phải chịu đau đớn nữa. Không còn những xét nghiệm dài đằng đẵng, những ngày xạ trị đau đớn. Hy vọng ở nơi ấy, thế giới của nó sẽ tốt đẹp hơn", Giang viết. 

Bên cạnh điểm 10, cô giáo để lại lời phê: "Cô thành thật chia buồn cùng em! Hãy đi tiếp con đường em đã chọn và đi cả cho người bạn của em nữa!". 

Quỳnh Giang chia sẻ ngày bé từng nhận nhiều điểm kém môn văn. Nhưng đến năm lớp 6, sau một lần được cô giáo khen dùng từ tốt và so sánh hay, em bắt đầu thích viết văn, đặc biệt là văn miêu tả và thuyết minh. 

Với bài văn về chủ đề bạn thân, Giang mất ba đêm, mỗi đêm từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng để hoàn thiện bài, do bận bịu với lịch học ban ngày. Kể từ ngày bạn mất, Giang chưa bao giờ nói hết suy nghĩ cho ai, nên bao nhiêu nuối tiếc, xót xa đều trút vào trang giấy. 

"Lúc viết xong, em không dám đọc lại, sợ sẽ đứng khóc giữa sân trường. Đến hôm được trả bài, em thực sự rất bất ngờ, vì mặc dù còn nhiều lỗi dùng từ lặp hoặc lủng củng nhưng bài văn vẫn được điểm 10. Trong suốt 10 năm đi học, đây là điểm 10 Văn đầu tiên nên em thấy rất vui", Giang cho biết.

Lần đầu đọc lại những gì mình viết sau khi trả bài, Giang bật khóc. Các bạn chạy lại an ủi, chuyền tay nhau bài văn và khóc theo, dặn đưa bài cho ai nhớ kèm theo bịch khăn giấy. 

Chị Bùi Thị Quỳnh, mẹ Giang không kìm được nước mắt khi đọc bài văn điểm 10, muốn nói lời xin lỗi vì những lúc vô tâm, chưa đặt mình vào vị trí của con. 

"Mất đi một người bạn thân là mất mát rất lớn, giống như mình mất đi người thân trong gia đình. Tuy nhiên, tôi lại không ở bên con nhiều những lúc đó, có thể con cảm thấy cô đơn. Tôi thấy mình đã vô tâm khi chưa chia sẻ nhiều với con để biết về tình trạng bệnh tật của bạn. Nếu biết, có thể tôi sẽ thu xếp đưa con đến viện, để con không phải hối tiếc khi chưa dành được nhiều thời gian bên bạn", chị nói. 

Câu chuyện của con giúp chị nhớ lại tuổi học trò với những tình cảm trong sáng, thuần khiết. Tuy nhiên, cuộc sống đầy lo toan của người lớn khiến sự quan tâm, chia sẻ giữa bạn bè trở nên nhạt nhòa hơn trước. Sau khi bài văn của con được chị Quỳnh đăng lên mạng xã hội, hàng trăm người chia sẻ, nhắn nhủ hãy trân trọng tình bạn và đối tốt với nhau hơn.

Đinh Tấn Quốc
13 tháng 2 2019 lúc 19:54

“Mẹ em tên Hiền. Mẹ không xinh lắm nhưng bác bán thịt lợn đầu ngõ vẫn phải ngước nhìn.

Mẹ rất chăm chỉ. Ngày nào mẹ cũng làm việc từ tinh mơ đến khi chiều tối. Nếu mẹ của bạn Trần Nhật Minh là ngọn gió thì mẹ em là cơn lốc.

Mẹ về đến nhà là cuốn sạch cái sân đầy lá mít cùng sỏi đá lẫn trái sấu non mà chúng em bày ra ban chiều. Mẹ cuốn đàn lợn vào giấc ngủ sâu êm đềm, quần áo lấm lem bùn đất vào chậu giặt. Tóm lại, mẹ có thể cuốn tất cả trừ một người lúc nào cũng say mèm là bố em.

Mẹ rất khéo tay. Luống rau mẹ cuốc chẳng cần gieo hạt nhưng đã mọc đầy những ngọn rau dền nhỏ sau vài hôm. Rau dền mẹ nấu có kèm vài ngọn rau sam ngon lắm! Ngoài canh rau, mẹ còn biết luộc trứng, luộc cả thịt. Món luộc của mẹ chẳng bao giờ bị mặn.

Mẹ chẳng bao giờ giúp chúng em học bài. Mẹ bảo: “Dạy học là việc của bố mày!” Nhưng hôm nào bố cũng “sáng đi, tối mịt mới về, nhiều hôm say lả miệng thì kêu la”. Những lần như vậy, mẹ không xem chương trình “Tấm lòng cha mẹ” để dạy các con ôn bài. Chữ mẹ ngửa trái như lúa non gặp bão. Môn toán mẹ dạy là tìm nửa chu vi tuổi mẹ, tìm nửa chu vi vận tốc. Tóm lại dạng toán gì cũng nửa chu vi. Mẹ tuyệt thật nhưng cô giáo không cho là đúng.

Những ngón tay mẹ xù xì mang dấu ấn năm tháng vật lộn kiếm ăn. Mẹ thường đưa tay lên lên bới mái đầu đã bạc lốm đốm. Mẹ than thở với các dì:  

“Tại ông ngoại không cho tao đi học. Nếu cho đi học chắc giờ thì tao đâu khổ thế này!



 

zZz Cool Kid_new zZz
Xem chi tiết
Do Khac Dinh
27 tháng 11 2018 lúc 21:49

TIN TỨC KHẨN
Hồi 22h: Theo tin đã đưa, ngày hôm nay mùng 9 tháng 5 năm 2007, trên đường phố Hà Nội xảy ra một vụ cướp rất là táo tợn. Nạn nhân là một thằng ăn xin bị giật mất một sợi dây chuyền bạch kim… bởi thằng cụt tay ngồi trên một chiếc xe máy do một thằng cụt chân đèo. Bên kia đường có một thằng mù nhìn thấy, kể cho thằng điếc nghe, thằng điếc bảo thằng câm gọi điện thoại cho Công An, đến giờ vẫn chưa bắt được thủ phạm…

Hok tốt

Tập-chơi-flo
27 tháng 11 2018 lúc 22:22

COI CHỪNG BỨC TƯỜNG…

Nhà nọ có hai vợ chồng, chẳng may bà vợ bị chết sớm, sau khi tang lễ được tiến hành tại nhà, những người phu khuân hòm khiêng quan tài đi ra nghĩa trang.

Trên đường đi, họ đã vô tình để quan tài đụng vào tường. Sau đó họ nghe thấy một tiếng rên yếu ớt phát ra từ trong quan tài, họ mở nó ra và nhận thấy bà vợ đã sống lại.

Bà vợ sống được thêm mười năm nữa rồi qua đời. Buổi lễ tang cũng diễn ra như lần trước và khi những phu khuân hòm đang chuẩn bị khiêng quan tài đi, ông chồng khóc thét lên:

- Coi chừng cái bức tường đó.

Trangg
27 tháng 11 2018 lúc 21:43

1. Trong một khu chợ người ta nghe một bà bán hàng bóp(ví) rao như sao: bóp đi, bóp đi, bóp trên 5 ngàn , bóp dưới 7 ngàn, bóp bên trái và bóp bên phải cùng giá , bóp da 7 ngàn, bóp lông 13 ngàn, bóp ngoài 3 ngàn, bóp trong 8 ngàn, bóp đi bóp đi... thấy vậy 1 thanh niên hỏi, ủa bóp ở đâu là rẽ nhất, bà ta trả lời: bóp tui rẽ nhất rồi! bóp đi bóp đi




2. Hôm wa em đốt nhà, mẹ đánh em gần chết. Hôm nay mẹ lên nương, một mình em đốt tiếp. Hương rừng thơm mùi khói, nước suối đen si si. Cả nhà em chết cháy, em án tù chung thân. Tù của em be bé, nằm ở giữa rừng xanh. Chú công an tre trẻ đập em rất dã man.Hương rừng tanh mùi máu, nước suối pha màu hồng.Tù của em trên gác, xác em ở Tây Nguyên la` la' la la` la




3. Một chàng trai gửi tin nhắn SMS cho cô gái mình đang để ý với nội dung như sau: “Em ơi! Khi em đọc tin nhắn này, em nợ anh cuộc hẹn. Xóa tin nhắn này, em nợ anh cuộc tình. Lưu tin là em nợ anh 1 nụ hôn. Trả lời anh, em nợ anh tất cả. Còn nếu em không trả lời... thì em đã yêu anh!”. Một lát sau anh chàng nhận lại tin từ 1 máy khác: “Tao là bạn trai nó đây, đọc tin này mày phải gặp tao tối nay. Xóa tin này mày sẽ ăn 100 cái đấm, lưu tin này mày ăn 200 cái đá, trả lời tao mày sẽ ăn tất cả. Không trả lời? Tối nay tao tới nhà mày


4. Bước tới nhà em, bóng xế tà. Đứng chờ năm phút, bố em ra. Lơ thơ phía trước, vài con chó. Lác đác đằng sau, chiếc chổi chà. Sợ quá anh chuồn, quên đôi dép. Ông già ngoác mỏ, đứng chửi cha. Phen này nhất quyết thuê cây kiếm. Trở về chém ổng đứt làm ba


5. Một cô gái mặc đồ tắm hai mảnh xuống hồ. Do vận động quá mạnh, mảnh dưới của cô tuột ra. Hoảng hồn, cô gái vội vơ một tấm biển đặt cạnh hồ che và định chạy vào trong. Nhưng khi cô cầm tấm biển, mọi người đều cười! Cô nhìn xuống tấm biển thì thấy dòng chữ:" Trơn trợt, cấm đùa giỡn!". Cô vội thay tấm biển khác. Trớ trêu thay! Mọi người càng cười lớn hơn. Lần này, tấm biển ghi:" Khu vực dành riêng cho nam giới". Mặt đỏ ửng, cô đổi tấm biển lần nữa. Tới lúc này, mọi người nhìn cô bằng ánh mắt kinh hãi. Cô thấy ngạc nhiên nên nhìn vào tấm biển. Trên tấm biển ghi:" Chỗ này sâu 1m8 "


6. Bộ Luật Tình Yêu Điều 9 : "Nếu ai vô tình hoặc cố tình gây thương nhớ cho người khác, để lại hậu quả làm tan nát trái tim người đó, thì phải chịu hình phạt chung sống trọn đời với người đó". Yêu là không hối tiếc - Có lỗ tai mà như điếc. Yêu phải biết cương quyết - Nồng nàn và kịch liệt. Yêu là phải chịu thiệt - Xài tiền không được tiếc. Yêu cho tới sức tàn lực kiệt - Cho tới khi tứ chi bại liệt. Miễn cái chi cần là không liệt - Yêu dzậy mới là yêu...thiệt! ^^!




7. Nhỏ Nhỏ, To To... Trong thành phố to to Có con đường nho nhỏ Trên con đường nho nhỏ Có ngôi nhà to to Trong ngôi nhà to to Có căn phòng nho nhỏ Trong căn phòng nho nhỏ Có cái giường to to. Trên cái giường to to, Có bà vợ nho nhỏ Bên bà vợ nho nhỏ Có ông chồng to to. Ông chồng tuy to to. Nhưng cặp mông nho nhỏ Trên cặp mông nho nhỏ Là cái quần to to. Trong cái quần to to, Có cái quần nho nhỏ Trong cái quần nho nhỏ, Có cái gì đó....lúc nhỏ lúc to




8. Mỗi câu cú của VN có thể hiểu nhiều nghĩa nếu ta đặt dấu chấm dấu phảy khác nhau VD: "Mỗi gia đình có 2 con, vợ chồng hạnh phúc" giờ ta chuyển dấu phảy sẽ thành "Mỗi gia đình có 2 con vợ, chồng hạnh phúc."




9. Nếu 1 ngày nào đó bạn cảm thấy buồn và muốn nhậu...hãy gọi cho tôi...tôi k hứa sẽ trả tiền nhậu cho bạn nhưng tôi hứa sẽ ngồi ăn mồi giùm bạn trong suốt buổi nhậu. Nếu 1 ngày nào đó bạn cảm thấy buồn và muốn uống cafe...hãy gọi cho tôi ...tôi k hứa sẽ trả tiền cafe cho bạn nhưng tôi hứa sẽ ngồi uống cafe cùng bạn...Còn nếu 1 ngày nào đó bạn gọi cho tôi mà k thấy tôi trả lời...hãy đến bên tôi...vì lúc đó chính tôi là người đang buồn và cần bạn rủ tôi đi nhậu hay uống cafe ...và bạn hứa sẽ trả tiền cho tôi nhe...^^ 




10. Các bạn ơi, hôm qua mình lượm được 1 chiếc ví, tuy ví đã cũ ko còn giá trị nhưng trong đó có 20 tờ 500.000 được buộc lại bằng sợ dây thun màu vàng và đỏ. Ngoài ra trong ví không có 1 thứ gì khác, vậy bạn nào đánh rơi ví và số tiền của mình trong đó thì liên hệ với mình để nhận lại 2 sợi dây thun vàng và đỏ nhé ....




11. Chiếc xe ma __Vào một ngày nọ, một người đàn ông tan ca về khuya -Ông ta leo lên một chiếc xe buýt và ngủ thiếp đi lúc nào không biết -Thời gian vẫn trôi đi, ông ta vẫn ngủ, xe buýt vẫn chạy -Chợt ông ta giật mình thức dậy và thấy xung quanh mình ko còn ai, đường phố thì cũng vắng tanh…Tài xế cũng biến đâu mất tiêu luôn... Nhưng một điều kì lạ đó là xe vẫn lăn bánh một cách chậm rãi. Ông ta hoảng hốt thét lên “Cứu tôi với!” Không ai trả lời. Bỗng có tiếng thét lên “Cứu gì thằng kia, xuống đẩy xe phụ tao coi”


12. Tại 1 chuyên mục Rao Vặt: "Nam, 25 tuổi, cao 1.8m, nặng 72 kg còn độc thân. Thành đạt, đẹp trai, khỏe mạnh, thông minh, sở hữu hai xe BMW, một thuyền buồm, biệt thự ở Hawaii, hai nhà mặt tiền khu trung tâm. Không mua. Không bán. Cũng ko cần tìm bạn gái. Chỉ muốn khoe vậy thôi".




13. Sau khi bệnh bò điên lan tràn khắp nơi, một nữ phóng viên được cử đi tìm hiểu lý do. Hỏi thăm một hồi, cô tìm đến được một trang trại nuôi bò sữa, nơi phát hiện ra ca bệnh bò điên đầu tiên. Cô hỏi người quản lý trang trại: “Ông chăm sóc lũ bò sữa này như thế nào?” “Hàng ngày chúng tôi cho ăn đúng giờ quy định, ngày vắt sữa 2 lần, mỗi năm cho chúng đi lấy giống 2 lần…” “Ôi, lạ nhỉ. Vậy thì tại sao chúng nó lại điên được?” “Thế tôi hỏi cô nhé: ngày nào tôi cũng vắt sữa cô 2 lần mà 1 năm mới cho đi chơi với bạn trai 2 lần thì cô có điên người lên không?




14. Trên một chuyến tàu vượt Đại Tây Dương. Một cô gái xinh đẹp viết trong nhật ký. Ngày thứ 1: Biển đẹp, con tàu rất lớn và thuyền trưởng cực kì đẹp trai. Ngày thứ 2: Thuyền trưởng đã tỏ tình, dọa sẽ làm đắm tàu nếu mình từ chối làm bạn với anh ấy đêm nay. Ngày thứ 3: Mình đã cứu con tàu cùng 1.300 hành khách!




15. Một cậu bé viết: "Thưa ông già Noel, ông gửi cho cháu một đứa em gái xinh xắn ông nhé!" Vài ngày sau, cậu nhận được thư trả lời của ông già Noel: "Được thôi. Cháu hãy gửi mẹ cháu đến cho ông nhé!"




16. Mẹ dặn con gái: "Đi về trễ cẩn thận nghe con. Lỡ có bị chặn đường làm bậy thì con phải bình tĩnh, vui vẻ vén váy lên, bảo nó tụt quần nó xuống rồi mới bỏ chạy, kiểu đó thì đố cha nó đuổi theo kịp con, nhớ chưa... diệu kế diệu kế




17. Một ngày mùa hè oi ả, sếp gọi nữ thư ký vào phòng riêng nói chuyện.- Ông kế toán trưởng luôn kêu ca với anh rằng em bao giờ cũng mặc váy quá ngắn, áo xẻ cổ quá sâu khiến ông ta không sao tập trung tư tưởng để làm việc được. - Vậy phải làm sao hả sếp? - Không thể để tình trạng này kéo dài như vậy được. Ngày mai, anh... anh... sẽ đuổi việc ông ta.




18. Đằng sau nụ cười là nước mắt.... Đằng sau nước mắt là niềm đau... Đằng sau tình đầu là tan vỡ.... Đằng sau nỗi nhớ là tình yêu... Đằng sau lời yêu là dối trá..... Đằng sau lạnh giá là khát khao.... Đằng sau chiêm bao là vỡ mộng.... Đằng sau biển rộng là bão giông... Đằng sau cảm thông là thương hại..... Đằng sau khép lại là mở ra... Đằng sau ta là quá khứ.... Đằng sau quá khứ là tương lai......đằng sau tương lai là… zzz mệt wa. Nói tóm lại… coi chừng sau lưng


19. Một đôi nam nữ đang nằm ngủ như hai đứa trẻ vô tội. Tới 3h sáng bỗng nghe tiếng động lớn vang lên từ phía ngoài. Người phụ nữ hoảng hốt nhảy ra khỏi giường và hét lớn với người đàn ông: " Chết rồi ! chồng em đấy ". Thế là thật nhanh chóng người đàn ông nhãy ra khỏi giường trong trạng thái trần truồng như nhộng và nhảy ra khỏi cửa sổ như một người điên. Anh ta rơi bịch xuống mặt đất , chạy qua 1 bụi gai rồi lao nhanh về phía xe hơi của mình. Một lát sau anh ta quay trở lại phòng và la lên với người phụ nữ: " Tôi là chồng cô đây , đồ hư hỏng!" Người phụ nữ hét lại: " Ờ thế sao anh lại bỏ chạy?..đồ lăng nhăng !"


20. Trời đã khuya, trên xa lộ vắng có một cô gái trẻ đẹp với mái tóc xõa dài đang vẫy gọi taxi, đặc biệt là trên người cô ta không còn một mảnh vải che thân. Sau khi lên taxi và đã đi được một đoạn đường dài, cô ta cảm thấy bực mình vì gã tài xế cứ nhìn cô qua kính chiếu hậu mãi mà không chịu nhìn đường lái xe. Cô gái hỏi với vẻ bực bội: - Bộ từ nhỏ đến lớn anh chưa thấy phụ nữ khỏa thân hay sao mà anh nhìn tôi dữ vậy? Gã tài xế bối rối trả lời: - À, cái đó thì tôi đã thấy nhiều, nhưng tôi đang tự hỏi là không biết cô cất tiền ở đâu để trả


21. Trong giờ Sinh học. Cô giáo: Tại sao ở lứa tuổi nhỏ, các bạn nữ thường có xu hướng cao hơn các bạn nam? Học sinh: Thưa cô, bởi vì con trai có 2 quả cân níu lại ạ. Cô giáo: (bực mình hỏi tiếp) Thế tại sao ở tuổi trưởng thành, con trai lại cao lớn hơn con gái? Học sinh: Bởi vì lúc ấy 2 quả cân của con gái mới lớn lên và nặng hơn 2 quả cân của con trai ạ.

Lập Hạ
Xem chi tiết
Trần Quốc Trung
15 tháng 12 2017 lúc 21:03

Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi...

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Tháng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính

trongnghia
15 tháng 12 2017 lúc 21:06

Bài văn đạt 7,5 điểm và lời phê “Bài viết của em nằm ngoài sức tưởng tượng của cô” đang được cư dân mạng share “điên đảo” trong hai ngày nay. Bài văn được đăng lại trên các trang giải trí và được bình luận là “giống một thứ thuốc giúp làm giảm stress”.

Bài văn có nội dung như sau:

"Đề bài:

Tưởng tượng 20 năm sau, một ngày em về thăm trường, viết thư cho 1 người bạn cùng học ngày ấy kể lại buổi thăm trường này.

Bài làm:

Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033

Khánh thân mến!

Chi Nguyễn
Xem chi tiết
Chi Nguyễn
2 tháng 11 2021 lúc 7:03

giúp mik đi trước sáng ngày mai cx đc

 

no name
19 tháng 12 2021 lúc 11:37

Người mẹ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Mẹ không chỉ có công ơn sinh thành, mà còn có công ơn dưỡng dục. Mẹ cũng chính là điểm tựa tinh thần to lớn của mỗi người. Nụ cười của mẹ đem đến nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.

Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi. Nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Dáng người của mẹ mảnh mai. Mái tóc đen nhánh, mềm mại và rất dài. Làn da đã rám nắng, nhưng trông càng khỏe khoắn. Mẹ có một khuôn mặt phúc hậu, ai nhìn cũng cảm thấy quý mến. Nhưng điểm thu hút nhất trên khuôn mặt của mẹ chính là nụ cười. Một nụ cười duyên dáng nhưng đã in hằn dấu vết của thời gian.

Trong hành trình gian nan của cuộc sống, người mẹ luôn đồng hành với mỗi người. Và nụ cười của mẹ giống như nguồn động lực to lớn để giúp chúng ta bước qua những chặng đường đó. Nụ cười của mẹ giống như là một nguồn động lực to lớn của em. Nụ cười tự hào khi em đạt được thành tích tốt trong học tập. Nụ cười hạnh phúc khi em giúp đỡ những công việc trong gia đình.

Còn nhớ kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường. Trước khi tôi bước vào lớp, mẹ đã mỉm cười động viện. Nụ cười đã tiếp thêm sự tự tin cho em trong hành trình đầu tiên của cuộc đời. Rồi đến khi dần trường thành, không ít lần em mắc lỗi khiến mẹ phải phiền lòng. Nhưng sau đó, mẹ lại mỉm cười ôm lấy em vào lòng. Mẹ cảm thấy hạnh phúc khi em đã nhận ra lỗi lầm của bản thân. Em nhận ra rằng không có người mẹ nào là không thể tha thứ lỗi lầm cho đứa con của mình. Có những khi em bị ốm, mẹ lo lắng thức bên cạnh chăm sóc em. Đôi bàn tay ấm áp của mẹ nắm chặt lấy tay em không rời. Khi em tỉnh lại, ánh mắt mẹ rạng rỡ hẳn lên, mẹ khẽ nói: “Con yêu của mẹ” cùng với một nụ cười ấm áp, động viên. Em càng lớn khôn, càng hiểu hơn những vất vả của mẹ. Bởi vậy mà em cố gắng học tập thật tốt, giúp đỡ mẹ công việc nhà. Hai mẹ con vừa làm việc vừa trò chuyện với nhau rất vui vẻ. Mẹ hỏi chuyện học hành, bài vở cho tới chuyện bạn bè. Không chỉ nụ cười của mẹ, mà còn nụ cười của em đã khiến gia đình thêm hạnh phúc.

Cơn gió mùa đông
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 9 2016 lúc 21:54

Ngày xửa ngày xưa vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai vợ chồng ao ước có một đứa con để an ủi tuổi già. Một hôm, bà vợ ra đồng trông thấy một vết chân to, bà liền đật chân vào ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng, bà sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng mừng lắm, nhưng lạ thay, chú bé đã ba tuổi mà vẫn như lúc mới lọt lòng, không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi, đạt đâu nằm đấy. 

Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, tàn bạo khiến ai ai cũng đểu câm giận. Nhưng thế giặc rất mạnh, triều đình không thể chống đỡ nổi bèn sai sứ giả đi tìm người tài ra cứu nước. Khi nghe tiếng loa của sứ giả, chú bé bỗng cất tiếng nói: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con". Nhìn thấy sứ giả, chú bé nói: "Ông tâu với nhà vua chuẩn bị cho tôi một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo giáp sắt. Tôi sẽ đánh tan quân giặc.". Dù rất ngạc nhiên nhưng sứ giả vẫn tâu với nhà vua chuẩn bị những thứ mà chú bé dặn. Và càng lạ lùng hơn, từ sau khi gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chả no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cuối cùng hai ồng bà đành chạy nhờ bà con lối xóm. Mọi người vui vẻ góp gạo nuôi chú vì ai cũng mong chú sớm ra đánh giặc cứu nước.

Giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Mọi người đều hoảng sợ. Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt đến. Chú bé đứng dậy, vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn khoẻ mạnh, uy nghi, hùng dũng. Tráng sĩ vỗ vào mông ngựa, ngựa hí lên mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa sáng rực cả góc trời. Tráng sĩ vung roi sắt, quân giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gãy. Tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật tới tấp vào quân giặc. Giặc tháo chạy tán loạn. Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đó, tráng sĩ cởi giáp sắt, cả người cả ngựa bay vút lên trời. Vua nhớ công ơn, phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Hiện nay, đền thờ vẫn còn ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Tháng tư hằng năm, làng mở hội rất to. Người ta còn nói rằng, những bụi tre ở huyện Gia Bình bị ngựa phun lửa vào nên mới có màu vàng óng như thế. Những ngọn lửa do ngựa phun ra cũng thiêu cháy một làng, về sau làng đó được gọi là làng Cháy. Những vết chân ngựa giờ trở thành những ao hồ liên tiếp.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì chính là biểu tượng về sức mạnh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước. Em vô cùng tự hào về những anh hùng dân tộc. Thật hạnh phúc khi chúng em được sống trong hoà bình. Chúng em sẽ cố gắng học tập tốt, ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

 


 

진하영
14 tháng 9 2016 lúc 18:37

 

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa. 
So Yummy
20 tháng 9 2018 lúc 6:34
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười. Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Nguyễn Đức Hiển
Xem chi tiết
MiNe
31 tháng 8 2020 lúc 8:16

Bài làm

Người ta bảo buồn cười => Ở đây ý nói là muốn cười

Buồn thì thường hiểu theo nghĩa là mặt cảm xúc của con người,buồn ở đây không có ý nghĩa là muốn vì cần thêm từ để mở rộng nghĩa

Càng nợ thì càng đần=> khi nợ nhiều thì càng cảm thấy bế tắc,càng muốn buôn xuôi

Càng chồng thì càng chất=> là khi bạn chồng thêm thì nó sẽ tăng thêm(càng chất) như cách bạn nợ chồng nợ chất ( tính lãi hàng tháng...)

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn trúc linh
Xem chi tiết
minh phượng
16 tháng 11 2018 lúc 15:41

Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất - thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.

Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần "thầy" giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi "thầy" nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.

Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn.

Nhưng năm lớp 12, bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quyết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng bạn có người thân chăm sóc, thầy cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.

Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đây thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí. Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thầy nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây.

Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.

Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy - thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế - thầy còn là một người bạn lớn.

♚ ~ ๖ۣۜTHE DEVIL ~♛(◣_◢)
16 tháng 11 2018 lúc 15:31

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, những người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh - cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm''.

minh phượng
16 tháng 11 2018 lúc 15:40

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

Chàng Trai 2_k_7
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
18 tháng 10 2018 lúc 13:57

Cho nhan đề truyện:"Một lần không vâng lời.Em hãy tưởng tượng để kể 1 câu chuyện theo nhan đề ấy.Em dự định sẽ kể việc gì,diễn biễn ra sao,nhân vật là ai?

MỘT LẦN KHÔNG VÂNG LỜI

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.

Em dự định sẽ kể sự việc gì? Trong đề bài đã rõ ràng rằng: "một lần ko vâng lời bố mẹ", cụ thể sự việc ấy là sự việc gì?
- Nhân vật gồm những ai? Bản thân em, bố mẹ, rồi có thêm nhân vật phụ họa nào nữa ko?
- Diễn biến ra sao? Hơn 10 tuổi đời, em có bao giờ ko vâng lời bị mẹ mắng chưa? Đơn giản là đi ra ngoài chơi dưới trời nắng trong khi mẹ gọi rản cổ mà ko chịu về, rồi về nhà chắc gì cũng bị mắng, đúng ko? Hoặc 1 lần lười đi học, ko chịu nghe lời khuyên bảo của ba mẹ để đi học chẳng hạn,...
Đầu tiên là nêu sự việc đó ra.
Lý do tại sao em ko vâng lời bố mẹ.
Em đã ko vâng lời như thế nào.
Lúc đó em ra sao? Bố mẹ ntn?
Kết quả của lần ko vâng lời đó.
...

Y-S Love SSBĐ
18 tháng 10 2018 lúc 11:23

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.

Hk tốt

Nguyễn Phạm Hồng Anh
18 tháng 10 2018 lúc 11:49

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời bố mẹ nữa.