Những câu hỏi liên quan
Phuong Thao Nguyen Thi
Xem chi tiết
Phuong Thao Nguyen Thi
Xem chi tiết
Chuong Du Hi
Xem chi tiết
✖_ℒãℴ ɠ¡ó_✖
20 tháng 2 2018 lúc 20:53

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …

Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ... sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Bình luận (0)
Minh Chương
20 tháng 2 2018 lúc 20:54

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …

Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ... sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Bình luận (0)
Bùi Nguyễn Đức Huy
20 tháng 2 2018 lúc 20:54

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …

Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ... sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Bình luận (0)
Chuong Du Hi
Xem chi tiết
Không Tên
8 tháng 2 2018 lúc 19:55

 Gia đình tôi là một gia đình vô cùng hạnh phúc và ấm áp.Tuy nhà tôi không mấy khi sum họp nhưng trái tim của mỗi thành viên trong gia đình luôn luôn có chỗ của từng người đặc biệt là vào ngày 30-đêm giao thừa. 
Gia đình tôi gồm có 6 người ba mẹ và 4 người con gái chúng tôi.Không khí, háo hức, ấm áp và vui tươi biết nhường nào!Ai ai cũng tất bật làm những việc mà chỉ có Tết mới có và không có chút mệt mỏi nào. Mẹ tôi đang cắm hoa cùng với chị cả tôi còn 2 người chị gái còn lại thì đang chuẩn bị bánh kẹo, hạt dưa, cheo những phong thư đỏ chói và những cành mai, cành đào sắc thắm đang nở rộ và hình như các cành mai, cành đào ấy cũng đang tươi cười do ngày mai là ngày mà chúng sẽ được người khác ngắm và khen chúng.Tôi thì chạy lăng xăng trong nhà ai nhờ việc gì thì làm việc ấy lúc thì cắm hoa với mẹ,lúc thì đi chuẩn bị kẹo,bánh với 2 chị còn lại, lúc thì ngồi xem ba gói giò,hay xem ba chuẩn bị pháo nhưng việc mà tôi thích nhất đó là ngắm mấy bộ quần áo mà tôi dự định là sẽ mặc vào ngày mai.Mùi hương thơm nhẹ lan tỏa kháp nhà, thơm thơm mùi chè, mùi xôi, mùi thịt gà luộc.Cảm xúc kì lạ, lâng lâng khó tả.Mọi người đã hoàn tất công việc và đợi đến 12h để ngắm pháo hoa nổ.11h58' đến 59' rồi cuối cùng cũng đến 60....một tiếng pháo nổ rồi đến 2 đến 3 rồi đến khi chẳng đếm nổi nữa nó nhiều vô kể và rất đẹp.Một lúc sau pháo hoa đã ngớt gia đình tôi vô nhà và ăn bữa tiệc tất niên,kết thúc năm cũ chào đón năm mới.Các món ăn mặn lẫn ngọt đã bày ra sẵn và không ai cưỡng nổi mùi thơm từ chè chuối,từ bánh cuốn, từ bánh chưng.Cả nhà ăn xong rồi dọn dẹp chuẩn bị đi ngủ.Tâm trạng náo nức khiến gia đình chúng tôi khó mà ngủ ai ai cũng rôm rả nói những chuyện của ngày mai. 
Tết đã tới rồi.Gia đình chúng tôi rất hạnh và tôi chúc cho mọi gia đình cũng đều hạnh phúc như gia đình chúng tôi.Chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe,an lành và gặp thật nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống.HAPPY NEW YEAH 

Bình luận (0)
Chuong Du Hi
8 tháng 2 2018 lúc 20:57

To rat cam on vi cau tra loi cua ban

Bình luận (0)
tran dinh viet
Xem chi tiết
$Mr.VôDanh$
25 tháng 2 2019 lúc 19:10

Ngọc Diễm thân mến! Mấy tháng nay mình như quên béng cậu đi rồi hay sao ấy. Mình chưa viết thư cho cậu, đừng giận mình nhé ! Chả là mình đang vùi đầu vào bài vở chuẩn bị cho kì thi chất lượng giữa kì đây mà. Diễm ơi, cậu có nghe vạn vật đang chuyển mình rộn rã đón mùa xuân mới đấy không? Lòng mình cũng đang náo nức, bồn chồn đến lạ. Và vì thế mình không thể không tâm sự với cậu được. Đó là lí do mà trang thư này đến với cậu. Năm mới sắp đến rồi phải không Diễm. Mình nhớ rất rõ, năm ngoái cũng vào thời điểm này, Diễm với mình đang cùng nhau đi sưu tầm những loài hoa đẹp để về trồng chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Chúng mình đã chọn được rất nhiều loài hoa phải không? Nào là hồng nhung Đà Lạt, huệ trắng, lay ơn, cẩm chướng… đưa về trồng. Vườn hoa đứa nào cũng rực rỡ hương sắc trong những ngày xuân về Tết đến Thế mà giờ này, cậu ở mãi tít đâu đâu trên Thành phố Hồ Chí Minh, còn mình thì lẻ loi một mình vun xới vườn hoa… Buồn và nhớ cậu đến vô cùng. Thế nào, cô “tiểu thơ đài các” có khỏe không? Tết này, Diễm định đi đâu, đã có kế hoạch gì chưa? Mình nói thực với Diễm, không phải bức thư này đến với Diễm không chỉ là lời chúc mừng sức khỏe đầu năm mới không thôi. Nó thay mình thực hiện một “sứ mạng” vô cùng quan trọng mà mình ấp ủ bấy lâu nay. Đó là việc mời Diễm về Bến Tre vui Tết cùng mình ba ngày thôi. Không biết Diễm có dám rời thành phố để về miệt vườn sông nước này cùng người bạn gái chèo thuyền du xuân trong vườn cây vài héc ta của nhà mình không? Vườn nhà mình như Diễm biết đấy khá phong phú các loại trái cây, phải không nào? Mận hồng đào, sa-bô-chê, bưởi xanh, măng cụt, chôm chôm… thứ nào cũng có. Về với mình nghe Diễm! Giờ thì chưa nhận được sự hồi âm của cậu nhưng mình tin là Diễm sẽ không phụ lòng mình. Sang năm mình sẽ lên với Diễm. Anh trai mình đang học đại học năm thứ hai trên ấy. Mấy lần anh nói đưa mình đi chơi Suối Tiên, hồ Kỳ Hòa, chợ Bến Thành mà mình chưa chịu đi đây. Trong năm học thì đâu có thời gian, chỉ có những ngày lễ hội, Tết nhất mới có thời gian phải không Diễm? Thôi, hãy ráng sắp xếp về với mình nghe. Minh dừng bút đây. Chúc cậu học giỏi, luôn xinh xắn và dễ thương.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
25 tháng 2 2019 lúc 19:09

Hà nội, ngày 23 tháng 11 năm 2017

Lan thân mến,

Nhận được thư của cậu nên tớ rất vui. Cậu có khỏe không? Việc học như thế nào rồi? Tây ngây bây giờ chắc thời tiết khắc nghiệt lắm nhỉ: ban ngày trời nóng như mùa hè, tối lại trở lạnh như mùa đông. Cậu cố gắng ăn uống, giữ gìn sức khỏe nếu không dễ bị cảm lắm đấy.

Chỗ mình bây giờ sang đông rồi, thời tiết hôm nào cũng lạnh. Vì thế, cứ đi ra ngoài là tớ lại bao mình lại như chú gấu vậy.

Mùa đông mang đến những cơn gió lạnh buốt, thi thoảng có một vài cơn mưa làm nhiệt độ lạnh giảm thêm. Hà nội ngày đông lạnh lắm nên tớ chỉ muốn cuộc mình vào chiếc chăn ấm thôi. Bầu trời lúc nào cũng âm u nhưng nhiều lúc mặt trời xuất hiện lại làm cho mọi người vui vẻ hẳn.

Hôm qua tớ cố gắng dậy sớm, đi dạo quanh khu phố gần chỗ tớ ở, nhưng buổi sáng mùa đông rét buốt và yên ả đến lạ thường. Khu chợ tấp nập bây giờ chỉ lác đác vài gian hàng nhỏ. Những khó hoa cũng ủ rũ say sưa trong giấc ngủ dưới đông trông rất nhợt nhạt, không có sức sống. Tiếng chim chào buổi sáng mùa hè nay cũng không còn, tiếng chó sủa đầu ngõ dường như biết mất. Mọi người, mọi vật đang chìm trong giấc ngủ đêm đông, tham lam hơi ấm chiếc giường nhỏ mang đến. Mùa đông đến và mấy ai dậy vào giờ này. Bầu trời đã sáng nhưng chỉ vài tia nắng rất yết ớt rọi xuống chào đón tớ. Dù vậy nhưng tớ cũng cảm thấy rất háo hức.

Trên những chiếc lá còn sót lại là vài giọt sương mai, trông chúng rất đẹp nhưng tớ chẳng dám động vào vì tớ sợ lạnh lắm. Dạo một vòng quanh khu phố mà tớ cảm thấy như ngồi trong phòng điều hòa ngày đông, lạnh như buổi tối ở Tây Nguyên vậy. Sau đấy tớ lại quay trở về nhà để chuẩn bị cho một buổi học mới.

Còn Tây Nguyên như thế nào vậy Lan? Tớ nhớ Lan lắm nên hãy mau trả lời thư cho tớ nhé. Nếu cậu có thể ra Hà Nội chơi và những ngày đông này, tớ sẽ dẫn cậu đi ăn khoai lang nướng, bắp rang bơ và những bát phở nóng hổi đấy.

Cảm ơn vì đọc bức thư của tớ nhé. Chúc Lan và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

Bạn thân,

Mai.

Bình luận (1)
tran dinh viet
Xem chi tiết
cô gái lạnh lùng
Xem chi tiết
uzumaki naruto
15 tháng 3 2019 lúc 20:09

chỉ được 3 t.i.c.k là giới hạn rồi mà

Bình luận (0)
Nguyễn Hoài
15 tháng 3 2019 lúc 20:10

thử tít mình đi rồi mình làm cho

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Quỳnh Chi
15 tháng 3 2019 lúc 20:11

Tết đến xuân về, điều kiện thích hợp cho trăm hoa khoe sắc, nhà nhà, người người chơi hoa. Nếu như ở miền Nam, những đoá hoa mai rực vàng trong nắng tô điểm phố phường thì ở miền Bắc, trong cái se lạnh của mưa phùn lớt phớt bay, những đóa hoa đào tươi tắn làm ấm lòng người, mang hương xuân tỏa đến mọi ngóc ngách phố phường. Người miền Bắc ai mà không thích, không yêu hoa đào?

Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem

Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.


Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp. 

Bình luận (0)
Ngoc Yen Phuong Nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
27 tháng 1 2018 lúc 16:40

Thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam những cảnh đẹp, nguồn khoáng sản phong phú,… nhưng Việt Nam luôn phải chịu những thiên tai khắc nghiệt, đặc biệt là đồng bào miền Trung. Cơn bão số 2 vừa qua, để lại cảnh quê tan hoang, xơ xác và lấy đi tính mạng rất nhiều người.

Làng quê trươc lúc bão đến yên ả đến lạ thường. Những cơn gió nhẹ nhẹ đung đưa chiếc lá trên cây. Bầu trời trong xanh lấp ló ông mặt trời vàng đỏ của chiều tà. Nhưng ai cũng biết rằng, đó là một dấu hiệu cho một cơn thịnh nộ chuẩn bị ập đến. Mọi người vội vội vàng vàng cùng nhau chống bão lũ. Từng bao cát lớn, hòn đá lớn giúp bảo vệ con đê của làng. Từng sợi dây thừng to dùng để cố định những cành cây lớn tuổi. Trên bầu trời trong xanh ấy là những đàn chim kéo nhau thành hội thành đàn bay về phượng tây – nơi có những khu rừng rập rạp.

Chỉ vài tiếng sau, bầu trời trở nên u tối. Những đám may nối đuôi nhau từ biển thổi vào. Mây đen giăng kín cả bầu trời che đi ông mặt trời vàng đỏ, phủ một màu tối cho làng quê. Gió đến, bắt đầu gào rít làm cho cây cối nghiêng ngả, bụi cát bay phủ cả không gian. Mọi người í ới gọi nhau thúc dục trở về nhà, chỉ còn lại bác trưởng thôn, bác bí thư và những anh thanh niên cường tráng đi xem xét trong cơn bão.

Bất chợt cơn mưa rào nặng hạt đổ xuống. Cái lạnh vì gió rồi vì mưa mà lại càng lạnh hơn. Mưa xối xả trên sân nhà, mái ngói. Mưa rơi xuống cành cây, ngọn lá không phải dội sạch đi lớp bụi mà dường như làm chúng đứt lìa khỏi sự sống. Trợt mưa như xả nước, kéo dài ngày đêm. Rồi cơn lũ dâng cao, làm cánh đồng trải thảm xanh giờ đây bị ngập trong màu nước trắng xóa. Nước mưa đục ngầu tràn qua những rãnh cống, kênh rạch cuốn đi hết những thứ nó gặp trên đường chảy.

Gió lại dần to lên, gió dật từng cơn, vỗ vào cánh cửa của mỗi nhà như muốn vào thăm hỏi nhưng lại không được sự cho phép của chủ nhà. Những cành cây yếu ớt, những mái ngói không đủ vững chãi đã ngã mình trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

Nhìn cảnh nước ngập tràn khắp nơi, cây cối tan hoang, xơ xác ngoài kia mà lòng người như lửa đốt. Ấy vậy mà cơn bão vẫn chưa dừng lại. Nó luồn những ngọn gió qua từng khẽ mái, xả những trật mưa ồ ạt tiếp nối xuống ngôi làng nhỏ làm cho khung cảnh xơ xác trở nên sợ hãi hơn.

Bão đi rồi để lại thiệt hại nặng nề cho người dân. Nhiều ngôi nhà bị tóc mái, bay loảng choảng. Hàng loạt ngôi nhà bị sạt móng, ngã vách. Có những ngôi nhà chỉ còn là đống gạch vụ, mặc dù nó là nơi mà mọi người phải làm từ lâu lắm mới có được. Tài sản bị bão lũ cướp đi, mạng người cũng không tránh khỏi. Trường học, bênh viện, nhà máy đều bị hư hại, khủng khiếp vô cùng đến mấy ngày liền.

Cơn bão lũ qua đi, làng mạc, phố phường nơi đây một màu đơn điệu, quang cảnh thật lặng lẽ trầm buồn, mọi người nhìn cảnh mất mát mà nát cả lòng, thất vọng tràn trề.

Mùa lũ đến với quê tôi thật khủng khiếp, nó tàn phá làng mạc, trường học, tài sản của dân. Đã nhiều năm nay nhân dân miền trung phải hững chịu những đợt bão lũ lạ thường. Và tôi luôn tự nhắn nhủ rằng, cố gắng học tập để mai sau xây dựng quê hương mình phát triển hơn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
27 tháng 1 2018 lúc 16:40

Dàn ý:

1. Mở bài

Cơn bão số 2 mùa hè năm nay đã làm thiệt hại cho quê hương của tôi
Được tự mình chứng kiến
2. Thân bài

Khung cảnh làng quê trước lúc bão đến:

Yên ả đến lạ thường
Gió nhẹ nhàng thổi như những chiều mùa xuân
Mọi người bận rộn với những hoạt động chống bão

Khung cảnh khi trận bão đến:

Thiên nhiên:
Mây ùn ùn kéo đến, bầu trời tối sầm lại
Gió nổi lên kéo theo những lá, cành cây khô và cả bụi đường.
Mưa ào ào đổ xuống
Con người:
Mọi người gọi nhau rồi vội vàng trở về nhà.
Bác trường thôn, bác bí thư cùng một vài anh thanh niên đang đi khảo sát dưới cơn bão.

Thiệt hại:

Rất nhiều cây cối, cột điện bị đổ.
Làng quê ngập trong lũ lụt.
Một số mái nhà bị bão cuốn đi.
3. Kết bài :

Phải tuân theo những quy luật của thiên nhiên.

Cảm xúc của em trước cơn bão ấy.

Bình luận (0)
Thảo Phương
27 tháng 1 2018 lúc 16:41
Mở bài:

+ Cảm nhận của em về tác hại của bão lụt.

+ Giới thiệu đối tượng định tả: cơn bão lụt em từng chứng kiến ở quê hay xem trên truyền hình.

Thân bài:

+ Khái quát những nét chung về cơn bão: mức độ to hay nhỏ, tính chất nguy hại nhiều hay ít, kéo dài trong bao lâu…

+ Tả cảnh trước cơn bão: bầu trời mấy hôm âm u, xám xịt; mây đen vần vũ đầy trời…

+ Tả cảnh trong cơn bão:

– Gió thốc ào ào, cây cối ngả nghiêng, rũ rượi

– Mưa ào ạt trút nước xối xả, bầu trời chuyển qua màu trắng đục… Mưa suốt cả một tuần không dứt…Sấm,sét…

– Nước dâng lên cao, cuồn cuộn chảy cuốn phăng mọi thứ nó gặp và nhấn chìm đồng ruộng, những ngôi nhà thấp,…

– Nhà cửa, cây cối, đồng ruộng, mùa màng,… bị nước lũ tàn phá, nhấn chìm.

– Con người: vật lộn chống lại sức mạnh của dòng nước (dầm mưa để đắp đê, chuyển người già và trẻ em đến nơi an toàn, chuyển đồ đạc lên chỗ cao, phát hàng cứu trợ…).

+ Tả cảnh sau cơn lũ:

– Cây cối nhà cửa tiêu điều, tan tác, xác xơ…

– Con người đang ra sức khắc phục lại những hậu quả do cơn lũ để lại.

Kết bài:

,+ Cảm nghĩ của em về cơn bão lũ đó: bàng hoàng, kinh sợ…

+ Thái độ và hành động để hạn chế những cơn bão lũ.

Bình luận (0)
BUI MINH ANH
Xem chi tiết
Lãng Quân
13 tháng 6 2018 lúc 10:33

Tôi là một mầm non xanh mơn mởn vào trải qua mùa xuân lạnh giá.Bỏ lớp áo của mình ra , tôi  thấy cả một khung cảnh như trong chuyện cổ tích vậy! Ôi , trông mới thơ mộng làm sao !.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm trồi nảy lộc ,mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian. Ôi , đẹp quá , mùa xuân thật là đẹp.

Bình luận (0)
๖ۣۜSao Băng彡★
13 tháng 6 2018 lúc 10:33

Dịch là: Em hãy tượng tưởng mình là một chồi non và tả lại cảnh sắc mùa xuân

Đúng ko bn??

Bình luận (0)
Trần yến nhi
13 tháng 6 2018 lúc 10:29

có thể viết dấu đc ko bn

Bình luận (0)