Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Cuong Nguyen
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 2 2017 lúc 2:45

a. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.

- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

- Thất bại là mẹ của thành công.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.

hương gaing
Xem chi tiết
Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
9 tháng 2 2022 lúc 19:47

Tham khảo:

Câu 1 :

`-` Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. 

`-` Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.

`-` Luận chứng là bằng chứng đã được kiểm chứng là đáng tin cậy đưa ra lí luận.

`-` Lập luận là mạch sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết và hợp lí.

Câu 2 :

Hệ thống luận điểm, luận cứ của bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta":
+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”
+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Lý lẽ :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”)
Dẫn chứng: “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ”
+ Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

qwewe
Xem chi tiết

a) Bài văn nêu lên luận điểm: “Không sợ sai lầm” được khẳng định trong câu văn cuối: "Không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình".

    Những câu văn mang luận điểm này: 

- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

- Nếu bạn không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất; nhưng nó đem đến bài học cho đời.

- Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ:

- Sợ thất bại, trốn tránh thực tế: không bao giờ có thể tự lập được. 

- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.

- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! 

- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. 

- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? 

- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. 

- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. 

- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. 

- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. 

- Có người phạm sai lầm thì chán nản. 

- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.

- Sai lầm có hai mặt: tổn thất là bài học kinh nghiệm.

- Tiếp tục tiến vào tương lai và hành động, dù có gặp thất bại vì thất bại mẹ của thành công. 

- Phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm.

=> Những luận cứ trên hiển nhiên có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống con người.

Khách vãng lai đã xóa
qwewe
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
11 tháng 4 2020 lúc 8:47

a. - Bài văn nêu luận điểm: không sợ sai lầm.

- Các câu mang luận điểm:

+ Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

+ Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

+ Thất bại là mẹ của thành công.

+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. – Các luận cứ:

Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai làm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

=> Những luận cứ hiển nhiên giàu ý nghĩa thuyết phục.

c. Để lập luận chứng minh, bài Đừng sợ vấp ngã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng, còn bài Không sợ sai lầm sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.

Khách vãng lai đã xóa
lam
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Nhi
6 tháng 4 2020 lúc 9:53

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

Theo định nghĩa sách giáo khoa, luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.

Lập luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng. - Nêu rõ luận điểm của mình : tán thành hay phản đối. - Nêu ra lý lẽ dẫn chứng và tổ chức lý lẽ, dc hợp lý (luận chứng).

Bố cục văn bản nghị luận có ba phần:

- Mở bài: nêu vấn đề có ý nghĩ đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát)

- Thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ)

- Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm.

Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới( cần được chứng minh) là đáng tin cậy

Khách vãng lai đã xóa
Lộ Tư Triệu
Xem chi tiết
✟şin❖
24 tháng 3 2020 lúc 16:04

1. Khái niệm:

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

Khách vãng lai đã xóa
✟şin❖
24 tháng 3 2020 lúc 16:04

Gõ google là ra!!!haha

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngà
24 tháng 3 2020 lúc 20:59

gọi cj google cái j cx có

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Nhật Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
5 tháng 4 2020 lúc 13:10

***Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ sau:
- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.
- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? - Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.
- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.
- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.
- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả.
- Có người phạm sai lầm thì chán nản.
- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.
- Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác đế tiến lên.  ***Như vậy, với các luận cứ trên ta nhận thấy: Đây là những luận cứ rất có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống của con người.

chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa