PHẦN I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp, gần gũi với động vật và thiên nhiên […] Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời thơ ấu tươi đẹp. […] Khi đã hiểu được động vật, con người sẽ không phá rừng làm trang trại chỉ vì muốn có được thịt bò, không chặt cây chỉ vì muốn vót đũa. Khi hiểu được nỗi đau của động vật, chúng ta sẽ không lạm dụng và cướp đi môi trường sống của chúng. Nếu thực sự là chủ nhân của muôn loài, chúng ta phải thay đổi, phải bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất, để động vật cũng có quyền được sống giống như con người.
(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? – SGK Ngữ văn 6-tập 2- Cánh diều)
a. Theo tác giả, những loài động vật bé nhỏ có ý nghĩa như thế nào với tuổi thơ? (0,5 điểm)
b. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)
c. Em hiểu như thế nào về câu nói: “động vật cũng có quyền được sống như con người” ? (0.5 điểm)
d. Hãy nêu những việc làm cụ thể của em để góp phần thiết thực vào việc bảo vệ động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng hiện nay? (1,0 điểm)
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN:
Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu trình bày suy nghĩ của em về việc cần thiết phải bảo vệ môi trường. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu chủ đề và một dấu ngoặc kép. Gạch chân và chú thích rõ.
Câu 2: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ sau:
“Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha .
Cha là một dải ngân hà ,
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn .
Quê nghèo mưa nắng trào tuôn ,
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm .
Thương con cha ráng sức ngâm ,
Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa .”
( Trích nguồn: http://thegioicamxuc.vn)