Hãy tả 1 bài văn về chợ hoa đường phạm văn đồng ngày tết ở Quảng Ngãi.
Hãy viết bài văn tả cảnh chợ hoa ngày Tết.
Một số ý chính:
- Giới thiệu thời gian Tết, không khí Tết.
- Tình huống em ra chợ Tết:
+ Mẹ nhờ đi mua đồ Tết (đồ ăn, đồ trang trí,..)
+ Đi cùng với anh chị em, bạn bè.
- Trước chợ:
+ Không khí huyên náo, nhộn nhịp.
+ Người người mua bán.
+ Tiếng cười nói duyên dáng của những cô bán đồ.
+ Hương hoa tỏa nhẹ làm em cảm thấy dễ chịu, thoải mái và cảm nhận rõ hơn nét xuân về.
- Trong chợ:
+ Đông đúc, rất nhiều người.
+ Những sạp hàng bày biện những chậu hoa nào là cúc, mai, giấy, quýt,.. thơm xao xuyến.
+ ...
- Hoạt động của em:
+ Mua đồ những chậu hoa mẹ dặn.
+ Nói chuyện với cô bán quen thuộc.
+ ...
- Cảm nhận vẻ đẹp chợ hoa ngày Tết của em:
+ Em thực sự cảm nhận được không khí Tết hạnh phúc.
- Nguyện vọng vào năm mới của em?
Tham khảo:
Dù ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S vào mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người, nhà nhà lại cùng nhau đi chợ hoa để trang trí cho ngôi nhà của mình. Nó trở thành một thói quen của người Việt mọi người cùng xuống phố để chuẩn bị hương sắc cho một năm mới bằng những chậu quất, cây đào hay những đóa hoa đủ màu sắc.
Em thường cùng mẹ đi chợ hoa vào ngày 28 Tết. Chợ hoa vô cùng đông vui, tấp nập, ai cũng bận rộn tìm kiếm và lựa mua những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất. Chợ hoa như một xứ sở của các loài hoa với trăm ngàn màu sắc, hương thơm khác nhau. Những bông hoa hồng nào đỏ, nào vàng, nào cam kiêu hãnh khoe mình, trên cánh còn đọng lại vài giọt sương nhỏ li ti. Những đóa hoa ly trắng, ly hồng tỏa hương thơm thoang thoảng. Mọi người ai cũng ưa chuộng ly vì nó cắm ở lọ hay để chơi Tết cũng đều hợp. Những bông cúc đại đóa to bằng lòng bàn tay cũng thật đa dạng, phong phú với đủ màu sắc: vàng, trắng, xanh. Có cả những loại hoa cúc bông nhỏ xinh như chiếc cúc áo. Không thể thiếu những cành hoa lay ơn dài độ 1 mét, hoa nở dọc theo thân cây hình ống nhọn. Lá hoa lay ơn dài như lưỡi kiếm, vì thế nó còn có một tên gọi khác là hoa kiếm lan. Những bông hoa có màu trải dài từ đỏ, cam đến hồng, vàng, xanh nhạt và rất nhiều màu sắc nổi bật khác. Ở chợ còn có riêng một khu chuyên bán những cây đào, cây quất. Có cả đào bích lẫn đào phai, màu hồng của hoa đã trở thành một nét đặc trưng đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Theo sự tích xưa, hoa đào là hiện thân của hai vị thần tên Trà và Uất Lũy, thường bảo vệ người dân khỏi sự quấy rầy, phiền nhiễu của bọn ma quỷ. Những cây quất lá xanh mướt, quả căng, mọng, sai lúc lỉu trĩu cả cây. Cây quất thường tượng trưng cho sự thu hoạch bội thu và cũng là khởi đầu cho một năm mới tốt đẹp. Trên tay người đi chợ cầm đầy những bông hoa rực rỡ, xinh đẹp, đủ mọi màu sắc. Có người cũng đã chọn được cho mình một cành đào hay cây quất ưng ý. Đi kèm với những loài hoa, người ta còn bán cả những chậu hoa với đủ kiểu dáng, kích cỡ. Không khí xuân đang tràn ngập khắp mọi ngóc ngách, những bông hoa như rực rỡ hơn và nụ cười trên môi người đi chợ dường như cũng ấm áp, tươi vui lạ thường. Xuân về muôn hoa khoe sắc thắm, người người nô nức chảy hội du xuân, đã từ lâu làm nên một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Yêu hoa, du xuân thưởng hoa chính là khát khao muốn được hướng tâm hồn mình trong lành hơn với cái đẹp, cái thiện. những bông hoa làm ta dịu mát tâm hồn, thêm yêu cuộc sống. Và những phiên chợ hao lại như một điểm đến thú vị gắn kết tâm hồn yêu cái đẹp của con người.
Chợ hoa ngày Tết thật đẹp, lưu lại trong lòng người một cái gì đó gọi là dáng vẻ của ngày xuân, tràn ngập ấm áp và yêu thương.Nó để lại trong em ấn tượng về một mùa xuân tươi trẻ thật rộn ràng và náo nức. Đi chợ hoa cũng trở thành một nét đẹp rất riêng trong truyền thống văn hóa của người Việt.
Tả cảnh chợ hoa Phạm Văn Đồng ở Quảng Ngãi(làm giúp mik,cảm ơn)
viết bài văn tả cảnh chợ hoa ngày tết
Mùa đông se lạnh đã có hơi ấm của tháng Giêng. Trời bắt đầu lập xuân với một hai cơn gió nồm hây hẩy. Phố chợ nhộn nhịp bán hàng Tết. Áo quần, bánh mứt bày la liệt. Đến hai mươi lăm tháng Chạp, chợ hoa Tết rực rỡ sắc màu được bày ở vành đai công viên chào gọi mọi người.
Trên khoảng vỉa hè rộng của công viên, các chậu hoa đủ loại được xếp ngay ngắn đang phô sắc thắm. Hoa nối hoa, hoa bé làm nền cho hoa đoá to, đan dày như tấm thảm hoa. Chói lọi nhất có lẽ là hoa cúc. Màu vàng của hoa cúc chiếm một nửa thảm hoa. Nhưng đẹp, đắt giá và được nhiều người đến mua là hoa mai. Từng cây mai vàng lớn bé đủ loại được mặc cả giá bán. Khách mua và chủ hàng hoa trao đổi rộn ràng, sôi nổi. Cuối cùng thì hoa cúc được mua nhiều nhất. Từng chậu hoa cúc các loại: cúc pha lê, cúc đại đoá, cúc đồng tiền... xoè vô số cánh hoa vàng rực, đơm bông tròn chậu, lôi cuốn người mua hàng trả giá. Giá bán của hoa cúc vẫn rẻ hơn hoa mai nhiều nên các chậu cúc vơi đi rất nhanh. Những cành mai, cây mai đơm nụ, nở e ấp hàm tiếu với nụ hoa ngời xanh màu ngọc bích ngậm màu vàng mơ. Hoa mai đẹp lắm nhưng giá cũng khá đắt nên chỉ có số ít người mua. Bên cạnh những chậu hoa mai, hoa thược dược, quả quất, hoa chuỗi ngọc ngời sắc đỏ, vàng, tím níu chân khách xem hoa phải dừng lại ngắm nghía, lựa chọn. Những chậu chuỗi ngọc có quả bé bé màu cam kết dài như xâu chuỗi, hoa màu tím rũ đuôi dài như đuôi phụng thật diễm lệ. Những chậu quất thấp cao đủ loại, quả đơm chi chít từng chùm nom thật thích mắt. Hoa mã đình hồng, hoa tướng quân, hoa trạng nguyên, hoa phong lan... xếp thành hàng ngang khoe nụ, khoe sắc thật lộng lẫy. Chỉ mới bày bán nhưng sốhoa ở đây đã vơi đi khá nhiều. Ngày hôm sau, hoa lay ơn, hoa ly, hoa tuy-lip, hoa hồng... từng bó, từng chậu hoa của xứ cao nguyên sương mù Đà Lạt kiêu hãnh khoe sắc, toả hương, lôi cuốn tất cả mọi người. Chợ hoa vào ngày cận Tết lại càng đông vui, náo nức. Không chỉ có những loại hoa danh tiếng mới được ưa chuộng, chợ hoa còn bày bán rất nhiều hoa mào gà, hoa vạn thọ, cây trường sinh... các loại hoa mộc mạc, giản dị ấy được bày bán nhiều ở hai lối đi vào chợ hoa. Tiếng chào hỏi, mặc cả, kêu gọi í ới của khách và chủ hoa, tiếng còi, tiếng xe chạy hoà lẫn tạo nên một thứ âm thanh ầm ĩ, ồn ào suốt buổi chợ. Đến buổi tối, đèn màu bật lên, chợ hoa đẹp lung linh, quyến rũ người mua, người ngắm đông vui, chen chúc. Chợ hoa tấp nập kẻ đến, người đi đến tận nửa đêm mới vãn khách. Hoa cũng vơi đi khá nhiều. Chợ hoa vẫn đẹp, vẫn xinh, thoảng trong gió hương thơm ngọt dịu, mơn man chào gọi khách dạo chơi ngày Tết. Từng ngày, từng giờ, chợ hoa kéo ngày Tết lại gần, tưởng như các cánh hoa phô mọi nét đẹp lộng lẫy, sắc sảo của mình, thúc giục ngày mau hết để muôn hoa mừng đón Chúa Xuân.
Em rất yêu hoa, yêu cây cảnh và yêu thiên nhiên. Chợ hoa ngày Tết bao giờcũng có mãnh lực hấp dẫn em dạo chơi, ngắm nghía. Đâu phải chờ đợi đến ngày mùng một mới được thưởng thức Xuân. Với em, Xuân đã ngập tràn trong tâm hồn, trong từng buổi chợ, trong chợ hoa ngày Tết. Xuân bát ngát hương hoa, Xuân âu yếm chan hoà khắp nẻo, choáng ngợp, ngây ngất trong từng cánh hoa.
Bài làm
Chắc ai cũng thích cảnh đẹp của phiên chợ Tết. Riêng em, em thích đi chợ hoa Tết của Hà Nội ở khuôn viên trước Văn Miếu. Từ xa, em đã thấy một khoảng đất màu hồng rực rỡ, đến gần, bước vào chợ, đập vào mắt em đầu tiên là các cành hoa đào được bàn tay của người bán nâng niu. Các cô bán đào niềm nở mời chào khách. Các bông hoa đào nho nhỏ xinh xinh như đang cựa mình lay động trước ngọn gió xuân. Có cánh hoa đào hồng phớt còn đọng những giọt nước lấp lánh trên mình. Tuy trời ấm nhưng vẫn có những cánh hoa đào chỉ mới nở vài bông còn các nụ vẫn chúm chím như còn đợi xuân về. Thỉnh thoảng có người cầm một cành đào phai màu hồng nhạt làm cho khu bán hoa thêm màu, thêm sắc.
Bên cạnh khu bán đào là một khoảng riêng dành cho quất. Những cây quất nối đuôi nhau xếp thành một hàng thẳng tắp. Trên những tán lá xanh đậm là những chùm quất như ngắm người qua lại. Các bác bán quất với khuôn mặt rạng rỡ luôn luôn mời khách. Tiếng hỏi mua, tiếng mặc cả, cười nói tạo nên quang canh náo nhiệt của chợ hoa. ở một góc bên phải cua chợ là nơi bán các loại hoa 'khác. Năm nay, người ta ưa cắm hồng Đà Lạt nên loại hoa này bán được rất nhiều. Những đóa hồng đu màu sắc đo, hồng, vàng khoe sác trước cặp mắt thích thứ của khách hàng
Những nụ hỏng như nụ cười hé lộ nhan sắc của mình: Bông hồng nhung với chiếc áo vũ hội mịn màng, còn những bông hồng vàng thì khoác tấm áo màu óng ả như những bà chúa cùa loài hoa. Bơi vậy, các anh chị thanh niên thích thú đến nỗi không chú ý đến gì nữa. Trên tay họ ai cũng cầm một vài bông hồng Đà Lạt. Những bông hồng hãnh diện như đang thì thầm: “Chị thấy không, họ hàng nhà hồng chúng em rất vinh dự đã góp phần tô điểm thêm cho màu sắc của xuân”. Những bông thược- dược vàng óng ả, trắng nõn, rung rinh trên tay người bán hoa. Chúng cũng như những cô tiểu thư xinh đẹp với bộ áo xiêm lộng lẫy. Khách mua khó tính nhất cùng phải mỉm cười vừa ý với những bông hoa mà các cô bán hoa chọn cho họ. Lấp ló sau những đóa thược dược là màu tim tím cua violet dịu dàng, thanh lịch. Những họ hoa ngày tết cóđủ thược dược, lay ơn... dù rực rỡ mấy mà thiếu một cành violet cũng không thế’ tôn được vẻ đẹp muôn màu sắc của hoa.
Gần nơi bán hoa, ở một góc chợ bên trái là nơi bán tranh tết. Người ta xúm quanh những bức tranh vẽ dàn lợn âm dương nổi tiếng của làng Hồ và những bức họa vẽ câu đôi tết đủ màu sắc sặc sỡ.
Ngày tết, thứ hấp dẫn trẻ con nhất vẫn là bóng bay. Những quả bóng bay đù màu sắc xanh, đỏ, vàng, đang phấp phới trên không vẫy gọi các cô bé, cậu bé.Thế là mùa đào nữa đưa xuân đến với phố phường Hà Nội.
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.
Sau một mùa đông giá lạnh, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Nào dọn dẹp nhà cửa, nào mua sắm bánh kẹo, đồ ăn...nhưng dù bận rộn đến đâu, mọi người ở quê em vẫn dành dù chỉ là một chút thời gian ghé qua chợ hoa để có dịp chiêm ngưỡng sự lộng lẫy, sự rực rỡ của muôn loài các loài hoa.
Bước vào trong chợ, người ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở thần tiên chỉ dành cho cái đẹp. Muôn loài hoa cùng tụ họp về đây và làm nên một chợ hoa tuyệt đẹp chỉ có trong những ngày Tết
Có ai mà đếm được xem có biết bao nhiêu loài hoa. Nào là hoa hồng, nhưng hoa hồng còn có hoa hồng đỏ, hồng vàng, hồng trắng; hoa cúc cũng có hoa cúc vàng và cúc trắng, cúc loại to, cúc loại nhỏ, rồi hoa lưu li tím, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa layơn...và tất nhiên không thể thiếu một loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc, đó chính là hoa đào, có hẳn một chỗ rộng để dành cho các hàng hoa đào, chỗ dành cho loài hoa này cũng đa dạng lắm, có một chậu cây đào to, cũng chỉ có những chậu nhỏ tùy thuộc vào ý thích của mọi người mà sẽ chọn xem mua loại nào. Cành nào, cây nào cũng lắm hoa nhiều nụ rất đẹp. Vì là miền bắc nên chợ không có hoa mai – loài hoa đặc trưng của ngày Tết mà chỉ miền Nam mới phổ biến.
Không chỉ có hoa thật mà đây cũng là thế giới của các loại hoa giả: Hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa...Những cành tầm xuân được làm bằng lụa trông giống y như hoa thật vậy, rồi đến những bát hoa nhựa mà người ta hay mua về để trong tủ kính, và cả những bình hoa bằng giấy lụa màu được làm từ những người thợ khéo tay cũng về đây tề tựu đông đủ.
Gọi là chợ hoa nhưng chợ còn bán cả cây cảnh nữa điển hình là cây quất. Những cây quất sai trĩu trịt với những quả quất căng mọng vỏ màu vàng cam xen lẫn những quả màu xanh len lỏi trong lá trông thật thích mắt, không chỉ có thế còn có cây bồng bồng, cây tài lộc là những cây không thể thiếu trên bàn thờ.
Chợ hoa không chỉ bán hoa và còn bán cả lọ hoa, bình hoa với muôn dáng muôn hình, bình to, bình nhỏ.
Năm nay thay vì mẹ đi chợ mua hoa thì em với bố đi. Em thì đi chọn hoa tươi còn bố thì đi xem đào và quất. Em mua và chọn những bông hoa cúc vàng to nhất, đẹp nhất để mẹ để lên bàn thờ và chọn một bó các loại hoa tươi như hoa hồng, lưu ly, cúc loại nhỏ...để cắm thành một lọ để ở bàn uống nước và tiếp khách. Mua hoa xong em đi tìm bố thì cũng thấy bố đã chọn xong một cây đào và một cây quất nhỏ vì nhà em cũng không được rộng lắm. Bố và em còn mua một bình hoa lụa rất đẹp về để tủ và hai cái lọ hoa nữa. Vì quá nhiều nên em phải đợi bố để cho bố chở hai cây đào và quất về trước rồi mới quay lại đón em. Về nhà mà em vẫn còn tiếc nuối vì không được ngắm các loài hoa thêm chút nữa và phải đợi đến tận Tết năm sau mới có.
Chợ hoa thật đẹp, nó như lưu lại trong lòng người một cái gì đó gọi là dáng vẻ của ngày xuân, tràn ngập ấm áp và yêu thương.
hãy viết một đoạn văn tả về khu chợ nhộn nhịp ở vùng quê(vùng núi) vào ngày tết
Tra gg ik bn nhanh hơn đoỡ phải hỏi
Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất.
Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế - những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyên cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắt. Kẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong những tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi người năm mới tốt lành.
Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa.
ko có đâu à nghen tui đang học đại học rùi nên cần một bài
Viết 1 bài văn miêu tả cảnh 1 phiên chợ hoa vào ngày Tết
Dung lượng tối thiểu : 2 mặt giấy
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.
Sau một mùa đông giá lạnh, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Nào dọn dẹp nhà cửa, nào mua sắm bánh kẹo, đồ ăn...nhưng dù bận rộn đến đâu, mọi người ở quê em vẫn dành dù chỉ là một chút thời gian ghé qua chợ hoa để có dịp chiêm ngưỡng sự lộng lẫy, sự rực rỡ của muôn loài các loài hoa.
Bước vào trong chợ, người ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở thần tiên chỉ dành cho cái đẹp. Muôn loài hoa cùng tụ họp về đây và làm nên một chợ hoa tuyệt đẹp chỉ có trong những ngày Tết.
Có ai mà đếm được xem có biết bao nhiêu loài hoa. Nào là hoa hồng, nhưng hoa hồng còn có hoa hồng đỏ, hồng vàng, hồng trắng; hoa cúc cũng có hoa cúc vàng và cúc trắng, cúc loại to, cúc loại nhỏ, rồi hoa lưu li tím, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa layơn...và tất nhiên không thể thiếu một loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc, đó chính là hoa đào, có hẳn một chỗ rộng để dành cho các hàng hoa đào, chỗ dành cho loài hoa này cũng đa dạng lắm, có một chậu cây đào to, cũng chỉ có những chậu nhỏ tùy thuộc vào ý thích của mọi người mà sẽ chọn xem mua loại nào. Cành nào, cây nào cũng lắm hoa nhiều nụ rất đẹp. Vì là miền bắc nên chợ không có hoa mai – loài hoa đặc trưng của ngày Tết mà chỉ miền Nam mới phổ biến.
Không chỉ có hoa thật mà đây cũng là thế giới của các loại hoa giả: Hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa...Những cành tầm xuân được làm bằng lụa trông giống y như hoa thật vậy, rồi đến những bát hoa nhựa mà người ta hay mua về để trong tủ kính, và cả những bình hoa bằng giấy lụa màu được làm từ những người thợ khéo tay cũng về đây tề tựu đông đủ.
Gọi là chợ hoa nhưng chợ còn bán cả cây cảnh nữa điển hình là cây quất. Những cây quất sai trĩu trịt với những quả quất căng mọng vỏ màu vàng cam xen lẫn những quả màu xanh len lỏi trong lá trông thật thích mắt, không chỉ có thế còn có cây bồng bồng, cây tài lộc là những cây không thể thiếu trên bàn thờ.
Chợ hoa không chỉ bán hoa và còn bán cả lọ hoa, bình hoa với muôn dáng muôn hình, bình to, bình nhỏ.
Năm nay thay vì mẹ đi chợ mua hoa thì em với bố đi. Em thì đi chọn hoa tươi còn bố thì đi xem đào và quất. Em mua và chọn những bông hoa cúc vàng to nhất, đẹp nhất để mẹ để lên bàn thờ và chọn một bó các loại hoa tươi như hoa hồng, lưu ly, cúc loại nhỏ...để cắm thành một lọ để ở bàn uống nước và tiếp khách. Mua hoa xong em đi tìm bố thì cũng thấy bố đã chọn xong một cây đào và một cây quất nhỏ vì nhà em cũng không được rộng lắm. Bố và em còn mua một bình hoa lụa rất đẹp về để tủ và hai cái lọ hoa nữa. Vì quá nhiều nên em phải đợi bố để cho bố chở hai cây đào và quất về trước rồi mới quay lại đón em. Về nhà mà em vẫn còn tiếc nuối vì không được ngắm các loài hoa thêm chút nữa và phải đợi đến tận Tết năm sau mới có.
Chợ hoa thật đẹp, nó như lưu lại trong lòng người một cái gì đó gọi là dáng vẻ của ngày xuân, tràn ngập ấm áp và yêu thương.
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.
Sau một mùa đông giá lạnh, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Nào dọn dẹp nhà cửa, nào mua sắm bánh kẹo, đồ ăn…nhưng dù bận rộn đến đâu, mọi người ở quê em vẫn dành dù chỉ là một chút thời gian ghé qua chợ hoa để có dịp chiêm ngưỡng sự lộng lẫy, sự rực rỡ của muôn loài các loài hoa. Bước vào trong chợ, người ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở thần tiên chỉ dành cho cái đẹp. Muôn loài hoa cùng tụ họp về đây và làm nên một chợ hoa tuyệt đẹp chỉ có trong những ngày Tết.
Có ai mà đếm được xem có biết bao nhiêu loài hoa. Nào là hoa hồng, nhưng hoa hồng còn có hoa hồng đỏ, hồng vàng, hồng trắng; hoa cúc cũng có hoa cúc vàng và cúc trắng, cúc loại to, cúc loại nhỏ, rồi hoa lưu li tím, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa lay-ơn…và tất nhiên không thể thiếu một loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc, đó chính là hoa đào, có hẳn một chỗ rộng để dành cho các hàng hoa đào, chỗ dành cho loài hoa này cũng đa dạng lắm, có một chậu cây đào to, cũng chỉ có những chậu nhỏ tùy thuộc vào ý thích của mọi người mà sẽ chọn xem mua loại nào. Cành nào, cây nào cũng lắm hoa nhiều nụ rất đẹp. Vì là miền bắc nên chợ không có hoa mai – loài hoa đặc trưng của ngày Tết mà chỉ miền Nam mới phổ biến. Không chỉ có hoa thật mà đây cũng là thế giới của các loại hoa giả: hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa…Những cành tầm xuân được làm bằng lụa trông giống y như hoa thật vậy, rồi đến những bát hoa nhựa mà người ta hay mua về để trong tủ kính, và cả những bình hoa bằng giấy lụa màu được làm từ những người thợ khéo tay cũng về đây tề tựu đông đủ.
Gọi là chợ hoa nhưng chợ còn bán cả cây cảnh nữa điển hình là cây quất. Những cây quất sai trĩu trịt với những quả quất căng mọng vỏ màu vàng cam xen lẫn những quả màu xanh len lỏi trong lá trông thật thích mắt, không chỉ có thế còn có cây bồng bồng, cây tài lộc là những cây không thể thiếu trên bàn thờ. Chợ hoa không chỉ bán hoa và còn bán cả lọ hoa, bình hoa với muôn dáng muôn hình, bình to, bình nhỏ. Năm nay thay vì mẹ đi chợ mua hoa thì em với bố đi. Em thì đi chọn hoa tươi còn bố thì đi xem đào và quất. Em mua và chọn những bông hoa cúc vàng to nhất, đẹp nhất để mẹ để lên bàn thờ và chọn một bó các loại hoa tươi như hoa hồng, lưu ly, cúc loại nhỏ…để cắm thành một lọ để ở bàn uống nước và tiếp khách.Mua hoa xong em đi tìm bố thì cũng thấy bố đã chọn xong một cây đào và một cây quất nhỏ vì nhà em cũng không được rộng lắm. Bố và em còn mua một bình hoa lụa rất đẹp về để tủ và hai cái lọ hoa nữa. Vì quá nhiều nên em phải đợi bố để cho bố chở hai cây đào và quất về trước rồi mới quay lại đón em. Về nhà mà em vẫn còn tiếc nuối vì không được ngắm các loài hoa thêm chút nữa và phải đợi đến tận Tết năm sau mới có.
Chợ hoa thật đẹp, nó như lưu lại trong lòng người một cái gì đó gọi là dáng vẻ của ngày xuân, tràn ngập ấm áp và yêu thương.
Bài tập 1 :Lập dự án theo nhóm để giới thiệu với bạn bè/du khách về lịch sử Quảng Ngãi từ thời cổ đại đến năm 1858. Các chủ đề lựa chọn: Giá trị văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi, Quảng Ngãi thời phong kiến, cư dân Quảng Ngãi với việc bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Dịp Tết Nguyên Đán nào cũng vậy,chợ hoa Tết thật đông vui , rực rỡ. Em hãy viết bài văn tả lại cảnh đó.
Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.
Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo.
Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết.
Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.
Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.
Sau một mùa đông giá lạnh, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Nào dọn dẹp nhà cửa, nào mua sắm bánh kẹo, đồ ăn…nhưng dù bận rộn đến đâu, mọi người ở quê em vẫn dành dù chỉ là một chút thời gian ghé qua chợ hoa để có dịp chiêm ngưỡng sự lộng lẫy, sự rực rỡ của muôn loài các loài hoa. Bước vào trong chợ, người ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở thần tiên chỉ dành cho cái đẹp. Muôn loài hoa cùng tụ họp về đây và làm nên một chợ hoa tuyệt đẹp chỉ có trong những ngày Tết.
Có ai mà đếm được xem có biết bao nhiêu loài hoa. Nào là hoa hồng, nhưng hoa hồng còn có hoa hồng đỏ, hồng vàng, hồng trắng; hoa cúc cũng có hoa cúc vàng và cúc trắng, cúc loại to, cúc loại nhỏ, rồi hoa lưu li tím, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa lay-ơn…và tất nhiên không thể thiếu một loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc, đó chính là hoa đào, có hẳn một chỗ rộng để dành cho các hàng hoa đào, chỗ dành cho loài hoa này cũng đa dạng lắm, có một chậu cây đào to, cũng chỉ có những chậu nhỏ tùy thuộc vào ý thích của mọi người mà sẽ chọn xem mua loại nào. Cành nào, cây nào cũng lắm hoa nhiều nụ rất đẹp. Vì là miền bắc nên chợ không có hoa mai – loài hoa đặc trưng của ngày Tết mà chỉ miền Nam mới phổ biến. Không chỉ có hoa thật mà đây cũng là thế giới của các loại hoa giả: hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa…Những cành tầm xuân được làm bằng lụa trông giống y như hoa thật vậy, rồi đến những bát hoa nhựa mà người ta hay mua về để trong tủ kính, và cả những bình hoa bằng giấy lụa màu được làm từ những người thợ khéo tay cũng về đây tề tựu đông đủ.
Bài tập đọc "Chợ Tết" của Đoàn Văn Cừ đã phác hoạ bức tranh như thế nào?
A Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở miền trung du hùng vĩ, tráng lệ, yên tĩnh, buồn tẻ.
B. Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở đồng bằng Bắc Bộ giàu màu sắc, sinh động.
C. Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở vùng biển đảo giàu màu sắc và vô cùng sinh động.
D. Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động.
Viết bài văn thuyết minh về chợ hoa ngày Tết
* Các bạn giúp mik 22h phải nộp r *
Refer
Thấm thoát thế mà tháng chạp lại về. Năm nọ cứ gối tiếp qua năm kia, ngày tháng trôi đi nhanh quá. Một cái Tết nữa lại đến…Từ khi hết Noel, qua Tết dương lịch, không khí Tết đã len lỏi đâu đây. Các công sở đã râm ran chuyện thưởng Tết, phố phường Hà Nội trang hoàng hơn. Xa hơn nữa, khu vực ngoại thành, các làng hoa, cây cảnh chờ đợi mùa Tết đến để mang sản phẩm đem bán.
Còn ở các vùng quê phải chờ đến tận ngoài rằm tháng chạp… nhưng thực sự chỉ bắt đầu từ ngày 23 âm lịch, khi ông Công, ông Táo cưỡi cá chép về chầu trời. Có lẽ đông đúc vào ngày 28 đến 30 Tết âm lịch. Giáp Tết, người nông dân vẫn ra đồng, vẫn chăm nom bờ bãi, bón cây, tỉa củ, mang những sản phẩm mình làm đem ra chợ bán, kiếm một chút lấy tiền tiêu Tết.
Không khí Tết ở chợ quê khác hẳn chợ thành phố. Giữa muôn trùng hàng hóa của thời đại công nghiệp rượu bia, bánh kẹo, đồ hộp, những sản phẩm của người nông dân làm ra không thể thiếu, góp phần làm nên sự độc đáo của chợ quê. Những đôi quang gánh, nhiều khi chỉ là vài củ su hào, mấy mớ mùi thơm hay những nải chuối xanh, quả cau, quả bưởi… đều được người nông dân mang ra chợ.
Chợ ngày tết đông đúc, nhiều người qua lại, ướt lép nhép, nhưng vẫn tấp nập đông vui. Một thành phần không thể thiếu ở chợ quê ngày Tết đó là rất nhiều em bé được mẹ cho theo đi chợ. Đối với trẻ em ở các miền quê, đi chợ Tết là được ăn quà thỏa thích. Đi chợ để mua những cái bánh tẻ, bánh rán, cái kẹo bông… hay những quả bóng bay thổi để đỏ chót mồm hay để mua những bộ quần áo mới bằng những đồng tiền tiết kiệm được dành dụm cả năm…
Như thế là đã quá đủ đối với các em… Nhiều em nhỏ được mẹ cho đi chợ, được đặt ngồi một bên thúng để mẹ gánh cho cân, bên kia là một ít sản phẩm mang đi bán hay những em bé được ông bà cho đi chợ. Có khi cả 3, 4 đứa ngồi trên một cái xe đạp, trên tay cầm những quả bóng mà mặt mũi thì hớn hở vô cùng…
Chợ Tết quê cũng không thể thiếu hoa tươi, cây cảnh, hoa hồng, hoa cúc, rồi thược dược, đào, quất và cả mai vàng… Cũng những hạt hướng dương, kẹo lạc, hoa quả… nhưng có một cái gì đó đặc chất quê. Những con đường đất, những gian chợ nhỏ, người nông dân ra chợ vẫn chấn lấm tay bùn. Sản phẩm bán ra lại rẻ nếu so với đi chợ ngoài thành phố.
Người thành phố vẫn bảo nhau, bây giờ đi chợ đắt đỏ, đi chợ cứ như mất cắp, nhất là Tết đến, cái gì cũng phải mua sắm tốn kém. Ở quê, người nông dân tự tay mang sản phẩm của mình làm ra đi bán, có khi chỉ rẻ một nửa mà vừa tươi, vừa ngon. Chẳng hạn rau cũng cắt từ ruộng, hoa cũng tự tay trồng... Làm cho người ta có một cảm giác rất yên tâm và thoải mái.
Lâu lắm mới được đi chợ Tết. Nhìn hình ảnh các em nhỏ, lòng chợt lại nhớ cái thuở xưa, như lại thấy hình ảnh của mình ngày thơ bé. Ngày ấy áo quần còn thiếu thốn, trời thì rét mà ăn mặc phong phanh, thế mà cả 4, 5 anh em dắt díu nhau đi chợ Tết. Đi chợ chỉ để được ăn quà cho thoải mái, rồi mua quả bóng bay, thổi to lên và treo đầy nhà. Còn các bà các mẹ, cắt gánh rau khoai lang đi bán, nải chuối xanh trong vườn quả cong quả thẳng, ghép đôi lại hai nải mới thành nải chuối thờ tổ tiên ngày Tết.
Ai có gì cũng mang ra chợ bán để lấy tiền sắm Tết. Trời rét, mưa phùn, chợ quê se sắt, các bà các mẹ quàng áo tấm ám mưa, gánh gồng ra chợ… đổi lấy khi thì bó lá rong, khi thì gói hương trầm hay chỉ đôi ba lạng chè, gói thuốc… Cứ sắm Tết dần đến chiều 30 thì trong nhà cũng đã có đủ nồi bánh chưng, cân giò lụa… hay trên bàn thờ cũng đủ hương nến thờ cũng tổ tiên.
Bao nhiêu năm đã qua đi, hình ảnh những cái Tết quê không thể phai mờ trong tâm trí. Tuổi thơ gắn bó với gia đình, với bà, với mẹ… Giờ đây, khi đã lớn khôn nhưng mỗi khi tết, xuân về, cái cảm giác nao nao vẫn quay trở lại. Mong ước được trở về với tuổi thơ, lại được đi chợ Tết, mặc dù ngày ấy còn thiếu thốn biết bao…
tham khảo
Hương hoa ngào ngạt lan tỏa khắp không gian khiến người ta như bị mê hoặc. Và từ lúc nào, bước chân đã tự đưa tôi đến với phiên chợ hoa nơi làng quê thân thuộc. Phiên chợ hoa, lại vào những ngày giáp tết xuân về, càng làm lòng người xốn xang và chờ mong đến lạ kì.
Phiên chợ hoa thường được tổ chức vào ngày 28 đến 30 tháng Chạp hằng năm, khi nhà nhà đang rộn ràng sắm sửa mọi thứ cho mình, cho căn nhà như là một sự chào đón nồng nhiệt nhất mời ông thần tài và hạnh phúc gõ cửa. Buổi chợ hoa, ngay từ những buổi đầu tiên đã luôn rất đông đúc và tấp nập người qua kẻ lại. Từ đầu cổng chợ có thể thấy rất nhiều những chiếc xe đang xếp hàng thẳng đứng trò chuyện với hàng liễu bên bờ sống. Những tia nắng mùa xuân đã chịu xuất hiện sau những ngày đông dài trốn tìm, đang vui tươi nhảy nhót trên vai những bà, những mẹ đang rộn ràng đi chợ, trên cành lá và vắt vẻo trên vòm cây xanh. Những cơn gió thì nhẹ nhàng vuốt má những em nhỏ theo chân mẹ, để đưa làn hương hoa lan tỏa khắp không gian, còn vương trên vạn vật.
Bước vào đến trung tâm chợ hoa là cả một rừng hoa tuyệt đẹp đang thi nhau khoe sắc. Nào là hoa li, hoa lay ơn, hoa cúc đại đóa; rồi những bông hoa hồng, … Ở phía bên này, những bông hoa li hồng pha đang chúm chím cuộn mình trong những chiếc lưới nhỏ xinh. Có lẽ nó cũng đã rất nóng lòng nhìn ngắm cuộc đời nhưng vẫn phải cố gắng đợi, đợi vào một ngày tết đẹp trời để khoe sắc. Một số bông không đợi được, từ tư hé mở. Những cánh hoa giương ra hứng lấy ánh mặt trời trong lành. Phía bên kia, những bông hoa lay ơn vươn cao, cánh hoa màu đỏ thắm tự tin khoe sắc trên nền tươi xanh của lá. Bên cạnh đó, những bông hoa hồng, hoa cúc đại đóa cũng không chịu kém cạnh với đầy đủ những sắc màu: hồng đỏ, hồng xanh, hồng vàng và cúc trắng, cúc vàng trăm cánh. Là sức sống của mùa xuân làm nên sắc tươi của hoa hay chính sự tươi thắm của những cánh hoa đã vẽ lên bầu trời mùa xuân, gọi én về? Và còn ở góc kia, những bông hoa đào phai, đào rừng đầy hoang dã, những cánh hoa quất trắng sáng cùng sắc cam của quất cũng thu hút rất nhiều người đến xem. Những bông hoa mỗi loài mỗi sắc, cùng phô sắc để có thể tìm ra được người xứng đáng nhất cho chiếc vương miện loài hoa của mùa xuân.
Và ở đó, còn có những bông hoa khác, cũng rực rỡ và tràn đầy sức sống. Những bông hoa nở trên mặt mỗi người, từ trên môi, bắt đầu bởi mỗi nụ cười. Những người bán nở những nụ cười rất tươi mời chào khách, họ chào nhau, hỏi thăm nhau. Những người đi xem hoa thì nhộn nhịp, háo hức như đi chẩy hội. Họ xem hoa, họ ngắm hoa, họ gửi lời hỏi thăm mỗi khi gặp những người quen trên đường. Thỉnh thoảng vang lên những lời đôi co trả giá, rồi vẫn kết thúc trong sự hài lòng của người mua và niềm nở của người bán. Họ trao đi lộc và để nhận lại một chút may mắn và hương sắc cho gia đình. Vì thế, người đến thì háo hức, mong chờ, người về thì vui vẻ, thoải mái. Không khí xuân mới trong lành và thoải mái làm sao. Những hạt mưa phùn lất phất nhẹ nhàng hôn lên những cánh hoa e lệ làm nên chuyện tình mùa xuân muôn thuở.
Thấy hoa nở chính là khi xuân về. Những bông hoa không chỉ là vẻ đẹp của tự nhiên mà còn là linh hồn của tạo vật, là sự bình an và ấm no trong cuộc sống và lòng người. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngắm nhìn và cảm nhận điều đó chứ?
Tham khảo
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” . Mỗi khi đến Tết cổ truyền thì hình ảnh về chiếc bánh chưng lại không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt.
Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh chưng. Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện ở đời vua Hùng thứ 16 do con trai vua là Lang Liêu làm ra để làm lễ tiên vương. Nhờ loại bánh này mà vua cha đã truyền ngôi cho chàng và thứ bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất được nhà vua đặt tên là “ bánh chưng”. Để tạo ra một chiếc bánh chưng thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Bao gồm: thịt lợn ( thường là thịt ba chỉ), gạo nếp ( ngon nhất là nếp thầu dầu), đỗ xanh, lá dong, lạt và các gia vị như hạt tiêu, hành, thảo quả, muối đường. Những nguyên liệu ấy vừa quen thuộc, vừa gần gũi với chúng ta mà cũng vô cùng ý nghĩa bởi trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Tiếp theo ta cần biết cách sơ chế nguyên liệu cho hợp lý. Lá dong mua hoặc cắt từ vườn về rồi rửa sạch sau đó dùng khăn lau khô, cắt bớt phần cuống cho vừa với khuôn bánh. Lá gói bánh phải là lá dong tươi, lá to bản và không bị rách, có màu xanh mướt. Những lá bé hơn hoặc bị rách thường làm lá độn. Gạo nếp để gọi bánh thường là gạo thu hoạch vào vụ mùa bởi gạo mùa này có hạt to, tròn, thơm và dẻo hơn gạo vụ chiêm. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong thời gian từ 12 – 14 tiếng, sau đó vớt ra xóc lại với nước sạch rồi để cho ráo. Đỗ xanh cũng là nguyên liệu cần lựa chọn công phu. Người ta thường mua loại đỗ tiêu, hạt nhỏ, lòng vàng để gói bánh. Đỗ xanh được vỡ đôi ngâm với nước ấm 40 độ trong khoảng 2 giờ cho mềm và nở, sau đó vớt ra đãi sạch vỏ và để ráo nước. Người ta thường bung đỗ nên cho chin rồi nắm thành từng nắm cho tiện gói bánh. Thịt lợn mua về rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái thịt thành từng miếng khổ lớn rồi ướp với hành tím thái mỏng, muối tiêu, thảo quả để khoảng 2 tiếng cho ngấm. Người ta dùng thịt ba chỉ để gói bánh vì loại thịt này vừa có mỡ vừa có nạc sẽ khiến cho bánh có vị ngậy, béo. Khi ướp thì không nên dùng nước mắm vì sẽ nhanh bị ôi thiu. Để có lạt gói bánh, người ta mua ống giang về chẻ thành từng nan mỏng. Trước khi gói, nhiều người còn cầu kì ngâm lại với nước muối hoặc hấp lên cho mềm ra.