Những câu hỏi liên quan
lạc diệp vô tâm
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Anh
23 tháng 1 2019 lúc 17:15

???

Bình luận (0)
Thảo Chi ~
25 tháng 1 2019 lúc 13:17

1.Trường Sơn Đông,Trường Sơn Tây,bên nắng đốt ,bên mưa phùn

2. Hồng Bàng là tổ nước ta.Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang.

3.Cháy nhà mới ra mặt chuột.

4.Trâu chậm uống nước đục.

5. Ếch ngồi đáy giếng.

6. Xấu đều còn hơn tốt lỏi

7.Mùa xuân là tết trồng cây.

8. Theo đómăn tàn.

9.Mặt xa cách lòng.( mk đoán vậy )

10. Mèo lại hoàn mèo.

Bình luận (0)
CHANNANGAMI
Xem chi tiết
Trần Mạnh
28 tháng 2 2021 lúc 6:51

Xuân Diệu là một trong những tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ mới tại Việt Nam. Thơ của ông luôn dạt dào tình cảm, khiến độc giả và các nhà đánh giá hết lời ngợi khen. Ông để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm tuyệt vời, trong đó phải kể đến bài thơ “Vội vàng” trí từ tập “Thơ thơ”. Tác phẩm viết về nét đẹp nhân sinh, quan niệm sống tích cực từ thi nhân. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn về điều này khi đến với khổ thứ 2 của bài thơ.

Ở khổ thơ thứ nhất của Vội vàng, Xuân Diệu cho độc giả thấy được bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp với cỏ hoa, ong bướm, đồng nội, yến anh và một tình yêu cháy bỏng. Nhưng đến khổ thứ 2, người đọc sẽ cảm nhận thấy tác giả thể hiện sự khắc khoải khi thời gian vẫn trôi qua một cách nhanh chóng.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Độc giả như chìm đắm trong từng vần thơ tinh tế của Xuân Diệu, nhận ra rằng thời gian trôi qua vội vã để lại sự tiếc nuối và lo sợ. Tác giả sử dụng các cặp từ “đương tới” – “đương qua”, “còn non” – sẽ già” để biểu thị trạng thái đối lập của thời gian. Trước cảnh xuân tuyệt vời với cỏ hoa, ong bướm, hương sắc quyến rũ của mùa xuân, tác giả cũng tận hưởng cùng thưởng thức đấy thôi, nhưng trong lòng vẫn có một nỗi lo sợ. Sợ rằng mọi thứ sẽ bị thời gian lấy đi, không thể níu giữ được mùa xuân, thanh xuân, tuổi trẻ và cả đời người. Chúng không thể nào quay lại, vậy nên con người cần phải trân trọng từng giây từng phút của cuộc đời, phải vội vàng nếu không sẽ lỡ mất thanh xuân.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”

Mỗi ngày, mỗi tháng trôi qua đời người thêm phần ngắn lại, và khi không còn cảm nhận được mà xuân cũng là lúc đời người không còn nữa, vĩnh viễn rời xa cuộc đời. Dù biết lòng người rộng lớn, còn bao nhiêu ước mơ, hoài bão, sự khát sao ở đấy, nhưng biết làm khi mà lượng thời gian dành cho mình là hữu hạn, không thể kéo dài thời trẻ của dân gian. Cảm nhận được sự thật về thời gian vội vã, nhà thơ càng bất an lo lắng, nghẹn ngào:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Vũ trụ thì bao la, đất trời rộng lớn nhưng con người thì bé nhỏ, đời người hữu hạn làm sao có thể thay đổi được thời gian. Tác giả biết mùa xuân thì vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì không, thanh xuân đâu thể thắm lại, đâu còn dồi dào nhiệt huyết, sung sức như ngày còn trẻ. Nỗi bâng khuâng, tiếc nuối ấy như ngợp cả trời đất. Để rồi sự chi ly bao trùm lên cả khoảng không của không gian và sự vô tận của thời gian:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.”

Đó là quy luật bất biến của tạo hóa mà ai cũng phải nuối tiếc. Vị thời gian rớm màu chia phôi, khắp núi sông thầm than lên lời tiễn biệt, cơn gió của mùa xuân vốn nhẹ nhà dào dạt cũng phải thều thào trong tiếng nghẹn, khúc hát rộn ràng của những chú chim cũng đành phải ngừng lại. Có lẽ tất cả chúng đều sợ cái gọi là “Thời gian”, sợ nước mắt, sợ chia ly, sợ những héo úa phai tàn theo năm tháng.

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm

Đến cuối cùng, nếu cứ mãi chờ đợi, mãi hy vọng thì sẽ chẳng bao giờ làm được điều mình mơ ước. Từ cảm thán “ôi” phát lên một cách nhẹ nhàng nhưng cũng thật tha thiết, vừa thể hiện sự nuối tiếc nhưng đồng thời cũng như thúc giục mọi người phải hành động ngay. Hãy nhanh chạy đua với thời gian, với vũ trụ nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm” là lúc mà lá chưa ngả, mùa chia ly chưa đến. “Mau đi thôi!” chính là lời thức tỉnh những ai còn đang mơ hồ, chậm chạp hãy sống nhanh, sống vội vàng và sống có trách nhiệm để không bỏ lỡ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp, rực rỡ nhất.

Đoạn thơ không quá dài, nhưng qua bút pháp của Xuân Diệu đã cho chúng ta thấy một lẽ sống thật đẹp. Nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là những người trẻ cần phải suy nghĩ tích cực, cố gắn sức mỗi ngày, không ngừng học tập và làm việc có ý nghĩa để sống một cuộc đời trọn vẹn, không phải hối tiếc về bất cứ điều gì.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Châu Giang
Xem chi tiết
pham thi quynh trang
6 tháng 11 2016 lúc 20:41

Một con ếch đã sống lâu ngày trong một cái giếng.​​​Nó cứ nghĩ mình là chúa tể , còn bầu trời chỉ là cái vung.Đến khi trời mưa to, nước dâng lên tràn bờ,đưa ếch ra khỏi giếng , đi nghênh ngang khắp nơi , không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu giẫm bẹp.

Bình luận (1)
Phương Phương
30 tháng 10 2017 lúc 21:38

này ngu thế không biết nhấn vao lý thuyết à ?

hihahihaleuleu

Bình luận (0)
trần thị linh
1 tháng 11 2017 lúc 20:13

1) Tóm tắt truyện : Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xunh quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

2) Bố cục: 2 phần

Từ đầu:" như một vị chúa tể" Ếch khi ở trong giếng

Còn lại: Ếch khi ra khỏi giếng

3) a. Khi ếch ở trong giếng:
- Câu: “Cómột con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ”.
+ Không gian: nhỏ bé, không thay đổi.
+ Cùng các con vật như nhái, cua, ốc...
- Hàng ngày, ếch kêu ồm ộp.
- Các con vật rất hoảng sợ.
+ Ếch thấy mình to lớn như “vị chúa tể”.
+ Hoàn cảnh sống chật hẹp, đơn giản.

Ếch tưởng: bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai như một vị chúa tể.
+ Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn, nhưng huênh hoang.
- Nghệ thuật: Nhân hóa, hình ảnh gần gũi, quen thuộc gợi nhiều liên tưởng.
- Nội dung: Dù hoàn cảnh, môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ảo tưởng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.

b. Khi ếch ra khỏi giếng:
- Tình huống: mưa to, nước dềnh lên, tràn bờ, ếch ra ngoài.
- Không gian: rộng lớn
- Cử chỉ: đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời, chả thèm để ý đến xung quanh
+ Ếch không tự ý thức về mình.
+ Kiêu ngạo, chủ quan
- Kết cục: Ếch bị trâu giẫm bẹp

Nghệ thuật: Cách kể chuyện bất ngờ, hài hước, kín đáo. Nghệ thuật nhân hóa, sử dụng từ láy đặc tả (nghênh ngang, nhâng nháo).
- Nội dung: Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường xung quanh vì chủ quan kiêu ngạo thường phải trả giá đắt.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 7 2019 lúc 9:54

Hiện tượng không biến đổi hình thái của từ:

- Nụ tầm xuân (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động hái

- Nụ tầm xuân (2): chủ ngữ của động từ mở

- Bến (1): phụ ngữ cụm động từ nhớ

- Bến (2): chủ ngữ động từ đợi

- Trẻ (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng

- Trẻ (2): chủ ngữ của động từ đến

- Bống (1): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem

- Bống (2): bổ ngữ cho động từ thả

- Bống (3): Bổ ngữ động từ thả

- Bống (4) bổ ngữ động từ giấu

- Bống (5) chủ ngữ hành động ngoi lên

- Bống (6): chủ ngữ của câu

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 11 2017 lúc 18:18

Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Bình luận (0)
a duong
Xem chi tiết
Dương Khánh Thư
14 tháng 1 2017 lúc 12:25

+ Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội". + Những lí lẽ và dẫn chứng: - Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách... ) và có thói quen xấu; - Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa; - Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;

(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm, ... ) - Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Bình luận (1)
a duong
Xem chi tiết
lê thị nhàn
12 tháng 1 2017 lúc 20:44

1.

Tác giả đã đưa ra quan điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống.

2.

- Lí lẽ: Có thói quen tốt và thói quen xấu

+ Thế nào là thói quen tốt (Dẫn chứng: Dậy sớm, đúng hẹn,...)

+ Thế nào là thoi quen xấu ( Dẫn chứng: Mất trật tự, cáu giận, xả rác bừa bãi )

Bình luận (4)
lê thị nhàn
12 tháng 1 2017 lúc 20:54

3.

- Văn bản góp phần giải quyết các vấn đề trong thực tế vì vấn đề này rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sử, có văn hóa.

Bình luận (2)
a duong
Xem chi tiết
Sakura - Cô bé mang tên...
14 tháng 1 2017 lúc 15:11

Chào bạn , theo mình câu trả lời như sau ! Nếu có chỗ nào thiếu thì cho mình xin lỗi .

(1) Trong văn bản , tác giả đã đưa ra ý kiến , quan điểm là cần chống lại những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội .

(2) Để thuyết phục người đọc , tác giả đã đữa ra lí lẽ , dẫn chứng là :

- Lí lẽ : + Luôn dậy sớm , luôn đúng hẹn , giữ lời hứa , luôn đọc sách , .....

+ Hút thuốc lá , hay cáu giận , mất trật tự là thói quen xấu

+ Tạo đc thói quen tốt là rất khó . Nhưng nhiễm thói quen xấu là rất dễ

- Dẫn chứng : + Thói quen vứt rác bừa bãi

+ Ăn chuối xong cứ tiện tay vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa , ra đường ,...

+ Vứt rác xuống mương , vứt vỏ chai ra đường

Bình luận (0)
a duong
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
13 tháng 1 2017 lúc 19:19

Tác giả đưa ra ý kiến , quan điểm:

"Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội".

Để thuyết phục người đọc, tác giả đưa ra những lí lẽ dẫn chứng:

+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa; + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống; (Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm,...) - Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. Nhớ tick cho mk nha!ok


Bình luận (0)