Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
trần nguyễn hải đăng
Xem chi tiết
Hội Pháp Sư
28 tháng 8 2016 lúc 9:17

Đền Gióng còn gọi là đền Sóc thờ Thánh Gióng, tức Phù Đổng Thiên Vương được dựng trên núi Vệ Linh, Sóc Sơn, xưa thuộc địa phận hương Bình Lỗ, nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn – ngoại thành Hà Nội. Phía bắc đền Gióng là các xã Nam Sơn, Hồng Kỳ. Phía nam là xã Tiên Dược và huyện lỵ Sóc Sơn. Phía tây có sân bay quốc tế Nội Bài. Phía đông giáp xã Tân Minh và quốc lộ số 3.

Tục truyền núi Sóc Sơn là cái rốn tích tụ lại mọi linh khí của hệ thống núi Tam Đảo. Hệ Tam Đảo có khoảng 99 ngọn núi, xếp thành 3 đỉnh lớn nổi lên như 3 hòn đảo nên được gọi là núi Tam Đảo. Đỉnh giữa của núi Tam Đảo là đỉnh Thạch Bàn cao 1388 m, bên trên có tảng đá Chợ Tiên, bên dưới có các thác chảy thành Thác Bạc quanh co. Còn hai đỉnh nữa là đỉnh Phù Nghĩa và đỉnh Thiên Thị cũng đều cao xấp xỉ 1400 m. Núi Tam đảo có chỗ cao tận mây trời, rồi chạy dài như bức tường thành theo hướng tây bắc – đông nam, đến cuối dãy thì hạ thấp xuống còn khoảng 600 m chỗ Đèo Nhe và hạ thấp 300 m chỗ Kẽm Dõm rồi lặn dần và hoà vào đồng bằng vùng huyện Sóc Sơn.

 

 Căn cứ vào tấm bia đá ghi sự tích ở đền thì sau khi đánh thắng giặc Ân, vua Hùng sai dựng đền thờ để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng. Vua phong sắc ghi hiệu thần là Đổng Thiên Vương. Ngôi đền được dựng vào nơi có vết chân ngựa sắt, tức là ngôi đền Thượng ngày nay. Cũng theo văn bia, Đền Thượng là ngôi đền thờ Thánh Gióng đầu tiên, dựng trên ngọn núi Ninh Sóc thuộc sơn phận làng Vệ Linh. Tiếp đó dân lại dựng thêm ngôi đền nữa gọi là đền Mã, đó là nơi xưa có cây đa tục truyền Thánh Gióng đã cởi áo sắt khoác vào đó. Ngôi đền này đến nay đã bị giặc phá mất tích.

 

Đến thế kỷ 10 có vị cao tăng là Ngô Chân Lưu được nhân dân cả nước biết tiếng, lại được vua Lê Đại Hành coi như tâm phúc. Sư quê ở làng Cát Lị, quận Thường Lạc, tức làng Hương Gia, thuộc tổng Ninh Bắc, huyện Kim Anh thời Nguyễn. Sư hành đạo ở chùa Khai Quốc, mỗi lần về quê Cát Lị thường sang làng Vệ Linh thăm bạn, ngoạn cảnh muốn dựng am thờ Phật trên núi Sóc. Theo ý sư, dân làng đã tạc tượng thần, sửa sang lại ngôi đền chính là đền Thượng. Bên cạnh đền lại dựng chùa Đại Bi và am cho Khuông Việt trụ trì. Có lẽ đây là lần trùng tu đầu tiên ngôi đền Thượng thờ Thánh Gióng. Đến năm Canh Thìn (980) trong cuộc kháng chiến chống Tống, để cô kết thêm lòng dân vua Lê Đại Hành đã sai Khuông Việt thiền sư tới núi Vệ Linh cầu đảo Thánh Gióng giúp vua đánh giặc. Sau khi thắng trận trở về vua Lê có ghé thăm dân làng, đổi tên làng Vệ Linh làm hương Bình Lỗ, tế tạ thần và phong thêm hiệu thần là Sóc Sơn Đổng Thiên Vương, Đà Giang hiển thánh, phù thánh giá đại vương, thượng đẳng sơn thần. (Nghĩa là: Ông Đổng Thiên Vương là thần thiêng ở núi Sóc, đã có phép thánh hiện hình lên ở Đà Giang Dịch giúp xa giá vua Lê đốc thúc quân sĩ đánh giặc, được phong thêm tước hiệu đại vương, bậc thượng đẳng thần). Như vậy duệ hiệu Thánh Gióng đến thời Lê Đại Hành đã được gia phong thêm nhiều mỹ tự, dài tới 18 chữ. Bởi vậy trên trán pho tượng đồng phải viết tắt ba chữ Thánh – Thần – Vương cho vừa khung trán và dễ làm khuôn đúc.

Đến thời vua Lý Nhân Tông, thần lại giúp thắng Tống lần thứ hai. Vua Lý gia phong thêm 2 chữ Xung Thiên và duệ hiệu thần có đến 20 chữ.

Theo tài liệu địa phương và lời kể của các cụ già thì đền đã được trùng tu qua mười ba lần, các lần trùng tu lớn nhất, quy mô nhất, khang trang nhất là lần trùng tu năm Canh Thân (1920), năm Thân Dậu (1921) và năm 1992. Cũng từ đợt trùng tu này đền mới có thêm công trình Nhà bia cứa khối văn bia tám mặt. Nhà hành lễ và tiếp khách từ xưa đã có nhưng sơ sài thì nay đã khang trang hơn.

QUANG CẢNH ĐỀN SÓC

Trên đỉnh Sóc Sơn có vết chân to của ông Đùng, giẫm lõm đá, sâu hơn tấc, có dấu vết chân ngựa sắt của Thánh Gióng khi ngài cởi áo giáp sắt để bay lên Trời. Huyền tích, di tích vẫn còn. Đền miếu đã bao lần tu tạo, đến nay vẫn quanh năm hương khói.

Trước đền có núi Độc Tôn, núi Đại Thính, núi Hòn Ngọc và có các con suối, các cụ thường gọi là Suối Xe. Bên phải đền có núi Vây Rồng, bên trái đền có núi Đá Đen. Phía sau đền là núi Thanh Lãm.

Khu di tích đền miếu Sóc Sơn gồm có 6 công trình kiến tạo, mỗi công trình có một giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật riêng biệt. Đó là: Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Trình (Đền Hạ), Chùa Đại Bi, Chùa Non và khu nhà bia (nơi có lăng bia đá 8 mặt). Quần thể di tích này trải từ chân núi lên đỉnh núi Vệ Linh, nằm trong địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trước khi lên thăm các di tích trên ngọn núi này, du khách hãy ghé thăm các di tích nằm ở khu vực chân núi gồm : đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng được bố trí rất gần nhau. Tâm điểm của tập hợp các di tích này là đền Thượng – nơi thờ Đức Thánh Gióng với quy mô đồ sộ, kiến trúc theo kiểu chuôi vồ, bên ngoài ngôi đền gồm năm gian hai trái, bên trong là hậu cung. Cách bài trí trong đền, cách sắp xếp đồ thờ, khí tự … tạo ra sự linh thiêng của nơi thờ cúng thần linh. Ngôi đền có cách bài trí sắp xếp mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.

Di tích đền Thượng có nhiều tình tiết phức tạp và có niên đại xưa nhất. Theo tục truyền nơi đó vào buổi bình minh của lịch sử người Việt cổ đã tôn thờ một tảng đá có vết chân người cực to gọi là ông Đùng. Trong tiếng Việt cổ thì Đùng là to, là lớn. Từ hòn đá thời ban đầu xuất hiện một ngôi miếu nhỏ, rồi đến lớn. Đó là quá trình Thánh Gióng với sự tích phá giặc Ân kỳ vỹ được đồng nhất với ông Đùng có sức bạt núi, lấp sông, dẹp tắt bão, ngăn sóng biển.

Đền Hạ thờ sơn thần thổ địa (các vị thần cai quản núi Sóc). Bên phải đền lùi về phía sau, trên lưng chừng núi có tấm bia 8 mặt kể chuyện Thánh Gióng có niên đại Dương Đức thứ nhất (1672).

Đền Mẫu thờ bà mẹ sinh ra Thánh Gióng. Còn một ngôi chùa có tên là Đại Bi, vị thiền sư nổi tiếng đời Đinh – Lê là Khuông Việt đã tu tại đây. Đền Mẫu và chùa Đại Bi mới được tu sửa lại năm 1999.

Rời đền Thượng và các di tích ở phía dưới chân núi, những bậc thang phủ đầy rêu phong sẽ đưa chân du khách lên đến chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự) nằm ở độ cao hơn 110m so với chân núi. Ở độ cao ấy không gian của chùa trở nên khoáng đạt xua tan đi biết bao mệt mỏi sau một quãng đường leo núi. Du khách như muốn hít căng tràn lồng ngực bầu không khí trong lành, tinh khiết ấy, đắm mình vào tiếng chuông chùa ngân vang, trầm lắng và cái hư ảo, huyền thoại của không gian đầy khói sương. Ngôi chùa này còn là nơi toạ lạc của pho tượng Phật tổ Như Laibằng đồng đúc liền khối lớn nhất tại Việt Nam. Tượng nặng 30 tấn, cao 6,50m. Nếu tính cả chân bệ đá thì chiều cao lên đến hơn 8 m được khởi công từ ngày Mồng 8 tháng Tư năm Tân Tỵ (2001) để đến ngày Mồng 8 tháng Tám năm Nhâm Ngọ được rước từ cơ sở đúc đồng huyện Ý Yên – Nam Định về Sóc Sơn, an tọa tại chùa Non Nước. Tượng đúc đồng liền khối nặng hàng chục tấn đòi hỏi kỹ thuật rất cao.

Rời chùa Non Nước, du khách tiếp tục leo lên những bậc đá để lên tận đỉnh của ngọn núi Vệ Linh cao chót vót là dấu tích nơi Thánh Gióng ngồi nghỉ, cởi áo giáp sắt, ngắm nhìn non sông đất nước lần cuối rồi từ từ bay về trời. Bài ca Hội Gióng có câu:

Nhớ xưa thứ sáu đời Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Gươm thần, ngựa sắt ra oai trận liền
Giặc Ân khi đã dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời.

Đứng ở đây du khách sẽ cảm nhận được hết vẻ đẹp về hình thế địa lý, vẻ đẹp thiên nhiên của ngọn núi có rất nhiều thông và cây cổ thụ trong khu vực thắng cảnh. Đây cũng chính là nơi đặt tượng đài Thánh Gióng với tư thế Thánh Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời. Tượng cao 9,9m, rộng 13,5m trọng lượng hơn 60 tấn, được đúc bằng đồng mô tả hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời từ trên đỉnh núi. Giáo hội Phật giáo Việt nam tổ chức làm lễ khánh thành tượng đài vào tháng 10 năm 2010 đúng dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đứng ở đây nhìn ra xa ngút tầm mắt là một khoảng không gian bao la với bát ngát ruộng đồng, rừng cây xanh mướt. Và quan trọng hơn là du khách đã vượt qua một quãng đường leo núi thật là dài và gian nan để được hiểu thêm, cảm nhận sâu hơn về truyền thống hào hùng của dân tộc.

Trên đường xuống núi du khách có thể dừng chân ghé thăm Học viện Phật giáo Việt Nam với các khu quảng trường, tượng đài, đại giảng đường, thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ, ký túc xá, sân vận động… Du khách có thể dừng chân vào thăm Thiền viện, xin gặp các vị Thiền sư, Hòa thượng thỉnh giáo triết lý của đạo Phật mà tỏ ngộ, giải thoát được những vướng bận của đời thường.

Trong các công trình có tại đền miếu Sóc Sơn có nhiều tài liệu ghi bằng chữ Hán quý giá. Ví dụ ở đền còn văn bia và câu đối ca ngợi thần đã giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng giặc Tống. Hoặc ở đền Thượng có câu đối của Đại thi hào Nguyễn Du như sau:

Thiên giáng Thánh nhân bình Bắc lỗ
Địa lưu thần tích trấn Nam bang

Tạm dịch:

Trời sinh người Thánh trừ giặc Bắc
Đất giữ chuyện Thần trấn nước Nam.

Hay câu đối của Cao Bá Quát:

Phá tan đãn hiền tam tuế vãn
Đằng không do hận cửu thiên đê

Nghĩa là:

Đánh giặc lên ba hiềm đã muộn
Lên mây tầng chín giận chưa cao.

Khu di tích đền Sóc được nhà nước xếp hạng khu di tích lịch sử văn hoá vào năm 1962, được xây dựng từ thời Tiền Lê (năm 980), đến nay đã trải qua 13 lần trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên được kiểu dáng kiến trúc, quy mô và vị trí của các công trình. Trong thế kỷ XX, mặc dù đã phải trải qua hai cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ác liệt nhưng hầu như các di tích trong khu vực không bi ảnh hưởng. Khu di tích lịch sử đền Sóc vẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam, được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa cấp quốc gia. Hiện nay do sự phân cấp quản lý, tu tạo khá cụ thể và hiệu quả, quần thể di tích thực sự là một điểm đến đầy hấp dẫn đối với du khách xa gần khi đến thăm nơi ra đời những huyền thoại tuyệt đẹp về con người Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

trần nguyễn hải đăng
5 tháng 9 2016 lúc 12:48

cảm ơn bạn chân thànhhiuhiu

Love Muse
Xem chi tiết
sadsadasdas
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Linh
23 tháng 10 2017 lúc 21:27

Trong kho tầng truyện cổ tích Việt Nam, nhân vật em yêu thích nhất là em bé thông minh trong câu chuyện cùng tên. Mặc dù được sinh ra trong một gia đình nông dân bình thường nhưng em bé rất nhanh trí và khéo léo trong ứng xử. Em đã giải được những câu đố hóc búa và đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và sứ thần. Câu hỏi "xâu sợi chỉ qua ruột con ốc dài" làm tất cả các nhà thông thái, các ông trạng, triều thần và cả nhà vua đều bó tay, vậy mà, cậu bé có thể vừa vui chơi, vừa giải câu đố một cách dễ dàng bằng sự nhanh trí và kinh nghiệm dân gian của mình. Em rất khâm phục em bé thông minh. 

Bùi Thị lan Anh
23 tháng 10 2017 lúc 21:50

họ đều tốt đáng tin

sadsadasdas
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
23 tháng 10 2017 lúc 21:21

Những nhân vật ấy đều:thông minh;dũng cảm;tin người

Thế thôi 

ahihi

L_I_K_E nha

Lê Phương Anh
Xem chi tiết
Lưu Võ Tâm Như
2 tháng 10 2021 lúc 17:12
Tham khảo

Vè Thánh Gióng

Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
Ân sai hăm tám tướng cường ngũ nhung
Xâm cương cậy thế khỏe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh
Trời cho thánh tướng giáng sinh
Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay
Mới lên ba tuổi thơ ngây
Thấy vua cầu tướng ngày rày ra quân
Gọi sứ phán bảo ân cần
Gươm vàng, ngựa sắt đề quân tức thì
Thánh vương khi ấy ra uy
Nửa ngày sấm sét, tứ bề giặc tan
Áo thiêng gửi lại Linh san
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên
Miếu đền còn dấu cố viên
Sử xanh, bia đá tiếng truyền tự xưa

Cùng thể loại:

Giữa năm Đinh Dậu mới rồi
Sư ông chùa Lãng là người đảm đang
Viết tờ quyên giáo các làng
Lãng Đông, Năng Nhượng chuyển sang Trực Tầm
Chiều hôm còn ở Đồng Xâm
Rạng mai Đắc Chúng, tối tầm Dục Dương
Cùng với nghĩa sĩ bốn phương
Phất cờ thần tướng mở đường thiên binh
Phá dinh công sứ Thái Bình
Sa cơ ông đã bỏ mình vì dân.

e thấy nó cx liên quan đén Sóc Sơn nên em tag vào cho chị :)

Nguyễn Khoa Tú Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Khoa Tú Linh
19 tháng 1 2019 lúc 20:43

Mình ghi lộn tiếng việt 5 nha

Kiên Nguyễn Trung
22 tháng 2 2019 lúc 19:57

ngu bỏ mẹ

Nghĩa Phùng
7 tháng 4 2022 lúc 15:40

A)Núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, đánh thắng giặc Ân xâm lược.

b)Đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương Ngọc Hoa – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

Bùi Thị Quỳnh Hoa
Xem chi tiết
luyen hong dung
Xem chi tiết
Công Chúa Mắt Tím
25 tháng 2 2018 lúc 15:25

   

Chùa Bảo Minh - đền Bình An đã tồn tại hàng trăm năm, chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc qua các thời kỳ. Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác niên đại cụm di tích này, nhưng dấu ấn đậm nét nhất được ghi chép thành văn bằng việc tại khu vực chùa, đền từng là nơi trú quân của Lê Lợi (khi dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh), quân Quang Trung khi tiến ra Bắc dẹp loạn nhà Thanh nên nhiều công trình cũ vẫn còn. Theo đó, chùa Bình An – đền Bảo Minh được xem là cụm di tích được nhân dân tôn thờ. Tại chùa Bảo Minh thờ phật theo phái Đại thừa và thờ mẫu chúa Liễu Hạnh; đền Bình An thờ các vị: Huyền Thiên đại thánh Trấn Bắc chân vũ đế quân; Lê Quỳnh; Lý Nhật Quang.

๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
5 tháng 3 2018 lúc 19:39

Chùa Bảo Minh - đền Bình An đã tồn tại hàng trăm năm, chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc qua các thời kỳ. Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác niên đại cụm di tích này, nhưng dấu ấn đậm nét nhất được ghi chép thành văn bằng việc tại khu vực chùa, đền từng là nơi trú quân của Lê Lợi (khi dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh), quân Quang Trung khi tiến ra Bắc dẹp loạn nhà Thanh nên nhiều công trình cũ vẫn còn. Theo đó, chùa Bình An – đền Bảo Minh được xem là cụm di tích được nhân dân tôn thờ. Tại chùa Bảo Minh thờ phật theo phái Đại thừa và thờ mẫu chúa Liễu Hạnh; đền Bình An thờ các vị: Huyền Thiên đại thánh Trấn Bắc chân vũ đế quân; Lê Quỳnh; Lý Nhật Quang.

 cum di h chua bao minh - den binh an: diem den tam linh va nguon coi hinh anh 1

Cụm di tích lịch sử văn hóa chùa Bảo Minh – đền Bình An.

Hiện cụm di tích này còn lưu giữ lại được 2 chiếc chuông cổ (1 chiếc nặng 101kg và 1 chiếc nặng 25kg); 21 pho tượng cổ; hoành phi; câu đối và 15 sắc phong từ thời vua Tự Đức. Năm 1999, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân quyên góp sức người, sức của để trùng tu, xây dựng lại cụm di tích. Năm 2011, qua công tác xã hội hóa, ban quản lý chùa đã tu sửa lại một số hạng mục và giữ nguyên hiện trạng cho đến nay.

Trải qua bao thăng trầm biến cố và phát triển của lịch sử cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An vẫn mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa cùng với mãnh đất được nhiều thiên nhiên ưu đãi. Cứ vào mồng 7 tháng Giêng hàng năm diễn ra lễ hội do những người dân địa phương tổ chức. Lễ hội là nơi để thể hiện sự tích tụ, bảo tồn và phát huy văn hóa làng xã của vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, cũng là nơi cầu phong hòa vũ thuận, mùa màng tươi tốt, no ấm.

Những kiến trúc độc đáo giàu giá trị nghệ thuật và những giá trị lịch sử cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An đã trở thành một nét văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Từ nhiều đời nay, dân làng thường cắt cử những người có tâm đức để trông coi đền chùa. Chính quyền địa phương cũng hết sức quan tâm bảo vệ. Mỗi lần hư hỏng đều kịp thời tu sửa để đảm bảo nơi thờ tự và nơi chiêm bái của du khách thập phương đến.

Năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đến năm 2011, UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt, cho phép tu sửa chùa Bảo Minh, xây dựng lầu Quan âm, nhà tổ, chùa chính, cung thờ mẫu, lầu Cô Chín, nguồn vốn được huy động từ công tác xã hội hóa.

Cụm di tích lịch sử chùa Bảo Minh – đền Bình An thực sự là nơi ghi dấu về một địa chỉ từng chứng kiến các biến cố thời gian. Đây cũng là nơi để người dân thể hiện lòng thành kính tâm linh biết ơn các vị vua công thần, Thánh, Phật để mong cuộc sống ấm no, bình an.

Thầy Dương Quang Thịnh – Trưởng BQL di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An cho biết: Cụm di tích lịch sử chùa Bảo Minh – đền Bình An được xây dựng từ thời Hậu Lê, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử nên không còn được nguyên vẹn như xưa.

Nhờ những nỗ lực của ban quản lý cụm di tích cộng với những tấm lòng hảo tâm người con quê hương và du khách thập phương nên chùa đã được tu sửa lại, cơ sở vật chất cũng khang trang hơn. Tuy nhiên, do kinh phí có phần hạn hẹp nên cụm di tích vẫn chưa hoàn thiện. Hiện ban quản lý di tích vẫn đang tiếp tục kêu gọi nguồn kinh phí để xây dựng thêm một số hạng mục như: Cổng chùa, xây thêm một lầu chuông, nhà tăng, tu sửa lại khuôn viên để mỗi khi khách thập phương đến có chỗ để xe, nghỉ ngơi.

Ahwi
15 tháng 11 2018 lúc 22:10

heo sử cũ ghi lại, đền Bình An và chùa Bảo Minh đã từng tồn tại hàng trăm năm bên dòng Mai Giang và con đường thiên lý Bắc - Nam nên đã từng chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc qua các thời kỳ. Đến nay, chưa có sử sách nào ghi chính xác niên đại của cụm di tích này, nhưng dấu ấn đậm nét nhất được ghi chép thành văn bằng việc tại khu vực đền, chùa đã từng là nơi trú quân của Lê Lợi khi dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, quân của Quang Trung khi tiến ra Bắc dẹp loạn nhà Thanh nên nhiều công trình cũ vẫn còn như: giếng Kỵ, bến đò Cái (cầu Hoàng Mai sau này). Theo đó, đền Bình An và chùa Bảo Minh được xem là cụm di tích được nhân dân tôn thờ. Chùa Bảo Minh thờ Phật theo phái đại thừa và thờ Mẫu chúa Liễu Hạnh; đền Bình An thờ các vị: Huyền Thiên đại thánh Trấn Bắc Chân vũ Đế quân; Lê Quỳnh; Lý Nhật Quang.

Nghi thức sái tịnh chú nguyện rót đồng đúc chuông.

Tại đền Bình An và chùa Bảo Minh xưa còn có những lễ hội lớn vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Trong dịp này, nhân dân các vùng lân cận cùng về dâng hương, thành tâm tưởng nhớ tới các vị đại nhân, Thánh, Phật đã bảo vệ cho người dân trong một năm qua. Tại đây, vào ngày mồng 7 tháng Giêng hàng năm còn có đại lễ rước kiệu và tượng Đức thánh Huyền Thiên Trấn Bắc Vũ Đế vi hành khắp vùng để tưởng nhớ và biết ơn. Riêng phần hội thì tương đối phong phú và được tập luyện, chuẩn bị khá công phu như: Bơi chải, đua thuyền mang ý nghĩa cầu mong phong hòa, vũ thuận, mùa màng no ấm.

Hiện cụm di tích này còn lưu giữ lại được 2 chiếc chuông cổ (1 chiếc nặng 101kg và 1 chiếc nặng 25kg); 21 pho tượng cổ; hoành phi; câu đối và 15 sắc phong từ thời vua Tự Đức. Năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Năm 2011, UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt, cho phép tu sửa chùa Bảo Minh, xây dựng lầu Quan âm, nhà tổ, Chính điện, cung thờ mẫu, lầu Cô Chín, nguồn vốn được huy động từ công tác xã hội hóa.

Lê Thị Thảo Vân
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
6 tháng 12 2018 lúc 20:38

I. Mở bài: giới thiệu về cái phích nước(bình thủy
Một vật dụng mà nhà nào cũng có để giữ nhiệt cho nước đó là acsi phích nước. phích nước có vai trò rất quan trọng trong mỗi gai đình, chúng ta cùng đi tìm hiểu về công dụng và thành phân của cái phích nước.

II. Thân bài: thuyết minh về cái phích nước(bình thủy
1. Nguồn gốc của phích nước:

- Phích nước được nhà vật lý học Sir James Dewar phát minh vào năm 1892
- Đây là sản phẩm dược cải tiến nhờ thùng chức nhiệt của Mewton
- Vào năm 1904, chiếc phích nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức
- Hiện nay phích nước có nhiều loại và kiểu dáng, mẫu mã khác nhau
2. Cấu tạo của phích nước:
- Vỏ phích nước được làm bằng nhựa và được trang trí nhiều màu sắc và hình thù khác nhau
- Thân phích được làm bằng nhựa
- Quai phích cho chất liệu cùng với vỏ phích, có một số phích có quai khác với vỏ phích
- Tay cầm được gắn vào cổ phích được làm bằng nhựa
- Nút phích được làm bằng chất liệu giữ nhiệt
- Ruột phích được làm bằng thủy tinh có tráng thủy sẽ giữ nhiệt độ cho nước.
3. Cách bảo quản phích nước:
- Cần rửa sạch phích khi lần đầu tiên sử dụng phích
- Khi mới mua về cần ngâm nước ấm trong phịchs 30 phút
- Chất giữ nhiệt trong phích rất độc nếu ruột phích bị vỡ chính vì thế ta nên cẩn thận

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phích nước
- Đây là một đồ vật có giá trị sử dụng cao của mỗi gia đình
- Hãy bảo quản phích nước cẩn thận

Đàm Tú Vi
7 tháng 12 2018 lúc 20:49

Mở bài

Phích nước là một đồ dùng thông dụng. Phích có thể giữ nhiệt từ 90 - 80 độ trong 1 ngày

Mỗi gia đình đều có ít nhất một cái phích nước

Thân bài

 Cấu tạo bên ngoài gồm: 

      +Vỏ phích được làm bằng sắt hoặc nhựa trang trí đẹp mắt có tác dụng bảo vệ ruột phích

      +Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa

      +Nắp phích được làm bằng bấc (li- e) hoặc bằng nhựa

      +Quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa

 Cấu tạo bên trong:

      + Ruột phích được cấu tạo bởi 2 lớp thủy tinh, ở giữa là lớp chân không. Lòng phích tráng bạc có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra ngoài.

      + Những chiếc phích tốt có thể giũ nước nóng cả ngày rất tiện dụng.

 Cách sử dụng: ruột phích là bộ phận quan trọng nhất cho nên khi mua phải chọn thật kĩ. Phích khi mới mua về không nên đổ nước soi vào ngay vì đang lạnh sẽ bị vỡ nứt. Muốn giữ nước nóng được lâu thì không nên đổ đầy nước mà phải chừa một khoảng trống để cách nhiệt

 Cách bảo quản: mỗi buổi sáng đổ hết nước cũ ra, tráng qua nước sach một lần cho hết cặn đọng trong lòng phích rồi mới rót nước sôi vào và đậy nắp thật chặt

 Nên để phích tránh xa tầm tay trẻ em để không gây nguy hiểm

 Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phích khác nhau, giá thành từ 200 đến 500 ngàn một chiếc

Kết bài

 Phích nước là vật dung quen thuộc và cần thiết cho mọi nhà