Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Huyền
Xem chi tiết
Quỳnh
26 tháng 10 2018 lúc 22:20

Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 ? - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

Tháng 7—1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 ? - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

Ph. Ma-gien-lan (1480 — 1521) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nhung-cuoc-phat-kien-dia-li-c85a11877.html#ixzz5V3DMKs8c

Tập-chơi-flo
27 tháng 10 2018 lúc 17:46

* Nguyên nhân : 
- Do sản xuất phát triển vì vậy mà con người cần có nhiều nguyên liệu.

* Điều kiện :

- Khoa học, kĩ thuật tiến bộ ( đóng tàu, làm la bàn,... )

* Ý nghĩa :

- Thu được rất nhiều nguyên liệu, của cái quý giá, vàng bạc,....

- Tìm ra đc những vùng đất mới.

- Mở rộng thị trường châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

- Thúc đẩy công thương nghiệp phát triển mạnh.

Hoàng Bảo Lâm
Xem chi tiết
shimakarinahino yuki
19 tháng 12 2018 lúc 19:04

niêu cơm tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
19 tháng 12 2018 lúc 19:05

Bài làm :

Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.

xKrakenYT
19 tháng 12 2018 lúc 19:05

– Nồi niêu cơm

Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.

Trân Khơi My
Xem chi tiết
nguyễn văn a
10 tháng 8 2019 lúc 11:32

Quê hương em không trù phú, giàu có nhưng luôn yên ả, thanh bình với những khung cảnh quen thuộc mà rực rỡ, tươi đẹp.Trời tờ mờ sáng. Màn sương giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm. Sương đọng lại trên những vòm lá xanh, long lanh như hạt ngọc. Trên trời từng vệt sao li ti vẫn tỏa sáng lấp lánh. Thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua lay động cả hàng tre đầu làng. Tiếng xào xạc, vi vu như tấu lên bản hòa ca ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Xa xa, vẫn thấy thấp thoáng ánh đèn vàng mờ ảo chưa tắt trong chiếc chòi nhỏ ven sông. Đâu đây đã nghe thấy tiếng gà gáy “Ò...ó…o” gọi mọi người thức dậy, chào đón một ngày mới. Bà em hay bảo, gà có tính hiếu thắng. Trong xóm, chỉ cần có một con cất tiếng gáy là tất cả các con còn lại đồng loạt gáy theo. Chúng cứ gân cổ lên mà gáy, vỗ cánh phành phạch để khoe chất giọng nội lực của mình. Người dân trên quê hương em vốn hay lam hay làm, cần cù, chịu khó, nên trời chưa sáng hẳn mà các bác, các cô, các dì đã thức dậy. Người vác cuốc ra đồng, người quẩy gánh hàng rong ra chợ bán. Tiếng cười nói rôm rả, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe kéo lộc cộc, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng. Nhịp sống cứ thế chậm trôi, làm nên bản sắc quê hương Việt Nam.

Đức Minh Nguyễn 2k7
Xem chi tiết
minh phượng
12 tháng 11 2018 lúc 19:49

Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ "Cá". Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì?

Trước hết, ta cần thấy rằng, nội dung tấm biển nhà hàng đã treo ban đầu "ở đây có bán cá tươi" bao gồm bốn yếu tố cơ bản: "ở đây" - chỉ địa điểm bán hàng; "có bán" - chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng; "cá" - chỉ mặt hàng đang kinh doanh; "tươi" - chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phãn biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn). Như vây, tuy nội dung tấm biển hơi dài nhưng khá đầy đủ và hoàn toàn có thể sử dụng được!

Nhưng rồi cũng lần lượt có bốn người góp ý về tấm biển.

Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi": Nhà này xưa nay quen bán cá ươn? Ý kiến này không thoả đáng bởi như  trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô). Hơn thế, chữ "tươi” còn nhằm khẳng định chất lượng của mặt hàng (không phái ươn) nên làm tăng sức hấp dẫn của mặt hàng là cá. Bởi thế, chữ tươi là cần thiết.

Người thứ hai hình phẩm hai chữ "ở đây": Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá. Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong "nghệ thuật quảng cáo”, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng. Chẳng hạn: Ai Đây rồi! đồ dùng học tập mình cần!

Người thứ ba thì bàn về hai chữ "có bán". Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua). Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (mời khách hãy đốn mua) hay ià mua cá (mang cá đến đổ hán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều. Ta hãy thử đọc lên và so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá.

Người cuối cùng bàn về chữ "cá". Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm cùa người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai hảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được(bán, cá,tươi). Tiếng cựời bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

Đức Minh Nguyễn 2k7
12 tháng 11 2018 lúc 19:46

Đừng ai chép mạng nha các bạn.

KAITO KID
12 tháng 11 2018 lúc 19:46

Người bán cá trong truyện treo biển là hoàn toàn bình thường để giới thiệu mặt hàng kinh doanh. Tấm biển lời thông báo tạo nên sự quan tâm chú ý của người qua đường. Tấm biển “Ớ đây có bán cá tươi” được nhiều người nhận xét và truyện mang lại tiếng cười từ chi tiết đó.

Bốn người góp ý về nội dung của tấm biển. Ông thì đề nghị bỏ chữ tươi, ông thứ hai đề nghị bỏ chữ ở đây, ông thứ ba đề nghị bỏ chữ có bán, ông thứ tư đề nghị bỏ chữ cá. Điều đáng cười là ở chỗ cách bắt bẻ chữ của họ trái với chức năng của tấm biển. Họ tách từng yếu tố ra khỏi nội dung tấm biển, việc tách chữ nghĩa khiến công dụng của tấm biển sẽ mất đi. Yếu tố gây cười đó là sự góp ý vô lý, bắt bẻ chữ nghĩa không có cơ sở.

minh phượng
Xem chi tiết
Trương Lan Anh
9 tháng 10 2018 lúc 18:31

Trong bài thơ, những chi tiết gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch:

            Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

            Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

            Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

Tuy tĩnh mịch, nhưng đêm trăng vẫn rất sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và những sự vật đưa tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: Công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

2. Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?

Trả lời:

Một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên trong đêm trăng sông Đà là:

            Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

            Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà

Hình ảnh rất đẹp này gợi lên cho thấy sự gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa vào dòng sông chẳng khác nào một dòng trăng lấp loáng trên sông.

3. Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa?

Trả lời:

Những câu thơ trong bài sử dụng biện pháp nhân hóa là:

          Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

          Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

          Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

          .................

          Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên

          Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.

Shirokimi_Sushie
9 tháng 10 2018 lúc 18:48

Chép mạng kìa Trương Lan Anh :))))

Cherry chan
Xem chi tiết
Hoàng hôn  ( Cool Team )
23 tháng 10 2019 lúc 21:08

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Khách vãng lai đã xóa

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
23 tháng 10 2019 lúc 21:10

Ý NGHĨA CHI TIẾT NIÊU CƠM THẦN:

- Khi quân 18 nước chư hầu kéo đến, Thạch Sanh gảy đàn cho nghe. Trước khi về, Thạch Sanh đem niêu cơm thiết đãi. Kì lạ làm sao, cứ xới hết lại đầy.

- Chi tiết niêu cơm thần trong câu truyện này mang rất nhiều ý nghĩa:

+ Thay vì đánh giặc, Thạch Sanh lại cho giặc ăn: thể hiện tư tưởng hòa bình, nhân nghĩa của dân ta.

+ Đồng thời phản ánh mơ ước của nhân dân ta về "phú quốc binh cường"

- dân giàu nước mạnh.

=> Đánh giặc không nhất thiết phải dùng đến vũ khí, sức mạnh về quân sự mà đôi khi chỉ là cái tâm, cái thiện của lòng người.

- Và như vậy, chi tiết niêu cơm thần đã thể hiện rõ ràng tư tưởng nhân đạo của nhân dân ta, góp phần làm hình tượng Thạch Sanh thêm đẹp đẽ hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Mai Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Bùi Thị Hải Châu
7 tháng 2 2017 lúc 18:29

In my freetime, I love to dance. When I was a little girl I danced all the time. My mother put me in dance school when I was 3 years old. My first dance dress was pink and it was love a ballet dress. Our dance group’s firts show was when we were 5 years old. We looked like pinguis. In 9 years we have had a lot of dance shows. I have danced for 9 years in the same dance company. But now everyone has joined other dance groups.

When I dance I forget everything else and I focus only on danceing. It was relaxing and it makes me happy. I like to take care of my body and dancing enhances your condition.

But now when I’m in High school I do not have time to dance. It’s so sad. I miss dancing . I hope that I have time to dance again day.

nguyen thanh thao
3 tháng 4 2016 lúc 20:12

bạn vào google dịch cho nhanhok

Trương Lê Khanh
3 tháng 4 2016 lúc 21:36

viết tiếng việt đi mình viết tiếng anh cho

đỗ thanh nga
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ BICH Loan
Xem chi tiết