trình bày trận đánh THEMOPYLAE ai trình bày đc t thank
1. Trình bày diễn biến trận Lam Sơn 1418 - 1427( nêu rõ thời gian, trận đánh tiêu biểu và kết quả)
2. Trình bày bộ máy nhà nước trung ương thời Lê Sơ
b1,
diễn biến:
Từ năm 1424 đến cuối năm 1426, đội quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và dành được nhiều thắng lợi. Trong đó, tiêu biểu có các cuộc khởi nghĩa sau:
* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng và thắng lợi , sau đó hạ thành Trà Lân
- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng
* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá
=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc.
- Nghĩa quân chia làm 3 đạo. Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.
- Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
THAM KHẢO:
b1 kq:
nghĩa quân đã giành chiến thắng nhiều trận, buộc quân Minh phải rút vào thành Đông Quan để cố thủ.
Trong trận đánh của triều đại nhà Ngô, Đinh Tiền Lê, Lý, em thích trận đánh nào nhất? Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận đánh đó.
nhanh nha mk cần gấp đó!!
Trong trận đánh của triều đại nhà Ngô, Đinh Tiền Lê, Lý, em thích trận đánh nào nhất? Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận đánh đó.
nhanh nha mk cần gấp đó!
Em thích trận đánh ở triều đại nhà Ngô. (trận chiến Bạch Đằng giang)
nguyên nhân: năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại quyền từ chủ cho người Việt ở Tĩnh hải quân,từ xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hạ để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.Kiều Công Tiễn sợ hãi bèn sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh hải quân lần thứ 2.Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh hải quân không còn tướng giỏi,bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" và "Giao chỉ vương" thống lĩnh thủy quân cuộc chiến từ đây mà bắt đầu.
Diễn biến:Vào một ngày cuối mùa đông năm 938,trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi nuốt sống liền hùng hổ tiến vào.Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu,quân Nam Hán đuổi theo.Đợi đến khi thủy triều xuống,ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh.Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết.Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội.
Kết quả:Quân ta thắng lớn
Ý nghĩa:Đánh dấu sự chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam,nối lại quốc thống cho dân tộc.
HOK TỐT
Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau:
a, Trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)?
b, Tại sao nói trận Tốt Động - Chúc Động là trận đánh có ý nghĩa chiến lược trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 2: Trình bày tình hình thương nghiệp Đàng Ngoài thế kỉ XVII -XVIII?
Câu 3: So sánh nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài so với Đàng Trong từ thế kỉ XVI-XVIII ?
Tham khảo:
1)
a)
* Diễn biến:
- Tháng 11-1426, đạo quân của Vương Thông tiến về Cao Bộ.
- Quân ta bố trí mai phục ở Tốt Động và Chúc Động.
- Khi quân Minh lọt vào trận địa, quân ta xông ra từ mọi phía tấn công quân địch.
b)
- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch.
- Đập tan kế hoạch tấn công của Vương Thông, làm thất bại bước đầu âm mưu của chúng.
- Tạo điều kiện vây hãm Đông Quan, giải phóng nhiều châu huyện.
Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau:
a, Trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)?
b, Tại sao nói trận Tốt Động - Chúc Động là trận đánh có ý nghĩa chiến lược trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 2: Trình bày tình hình thương nghiệp Đàng Ngoài thế kỉ XVII -XVIII?
Câu 3: So sánh nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài so với Đàng Trong từ thế kỉ XVI-XVIII ?
Tham khảo:
1) a) * Diễn biến:
- Tháng 11-1426, đạo quân của Vương Thông tiến về Cao Bộ.
- Quân ta bố trí mai phục ở Tốt Động và Chúc Động.
- Khi quân Minh lọt vào trận địa, quân ta xông ra từ mọi phía tấn công quân địch.
b)- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch.
- Đập tan kế hoạch tấn công của Vương Thông, làm thất bại bước đầu âm mưu của chúng.
- Tạo điều kiện vây hãm Đông Quan, giải phóng nhiều châu huyện
3)– Đàng ngoài:
+Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng.
+ Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.
+Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.
=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống Nông dân đói khổ.
– Đàng trong:
+Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.
– Năm1698 đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên. Lập thôn xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.
=>Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định.
1.Trận đánh trên sông Bạch Đằng là một trận đánh như thế nào?
2.Trình bày diễn biến trên sông Bạc Đằng năm 938 và ý nghĩa?
refer
Trận Bạch Đằng (chữ Hán: 白藤江之戰) năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Tĩnh Hải quân (vào thời đó, Việt Nam chưa có quốc hiệu chính thức) do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả là người Việt giành thắng lợi lớn nhờ kế sách cắm cọc nhọn dưới lòng sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Ý nghĩa :
- Đây là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
- Tiếp tục củng cố và giữ vững nền độc lập.
- Mở ra thời kì phát triển đất nước.
trình bày hoàn cảnh diễn biến kết quả 1 trận đánh chống giặc ngoại xâm
Em hãy trình bày trận đánh trên sông Như Nguyệt do Lý Thường Kiệt chỉ huy chống quân Tống xâm lược.
Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công. Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
ý nghĩa lịch sử của trận đánh ở Vân Đồn ( 1287 của nhà Trần)
( Trình bày ngắn gọn)
Nói đến thắng lợi lần thứ ba của quân dân ta trong lịch sử ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông, ta thường nghĩ ngay đến trận đại thắng trên sông Bạch Đằng mùa xuân 1288. Đây là chiến thắng vĩ đại, khiến cho không chỉ vua tôi nhà Nguyên thời đó là Hốt Tất Liệt, mà cả nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc sau này phải khiếp sợ...
“Đến nay nước sông tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi...” (Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu)
Nhưng để có trận thắng oai hùng ấy, không thể không kể đến một trận đánh khác trước đó mấy tháng của quân dân vùng Hải Đông (tên gọi cũ của vùng biển Quảng Ninh ngày nay) dưới sự chỉ huy của tướng quân Trần Khánh Dư ở Vân Đồn - Cửa Lục. Nếu coi trận đại thắng Bạch Đằng là cú “nốc ao” hạ gục đối thủ thì trận thuỷ chiến tại vùng biển Vân Đồn - Cửa Lục chính là cú đánh mang ý nghĩa then chốt, làm sụp đổ hoàn toàn nhuệ khí của kẻ địch...
Theo các tài liệu lịch sử còn ghi lại, vào cuối tháng 11 năm Đinh Hợi, 1287, binh thuyền của tướng Nguyên là Ô Mã Nhi bắt đầu xuất phát, theo đường biển vào nước ta. Và ngày 28-11 âm lịch (tức ngày 2-1-1288), đoàn thuyền binh này đã bị quân ta phục đánh tại cửa Vạn Ninh (Móng Cái). Mặc dù bị tổn thất khá lớn trong trận thuỷ chiến này, song đạo binh của Ô Mã Nhi vẫn tiếp tục tiến quân, hướng về Vân Đồn để vào An Bang. Tại đây, tướng quân Trần Khánh Dư đã có một trận giao chiến với địch nhưng vẫn không chặn được bước tiến của chúng. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông sai quan trung sứ đến trách hỏi, bắt ông phải về kinh chịu tội. Trần Khánh Dư đã trả lời quan trung sứ rằng: “- Lấy quân luật mà xử, tôi xin chịu tội; nhưng xin hoãn vài ba ngày để tôi lập công chuộc tội rồi sẽ chịu búa rìu cũng chưa muộn!”...
Trần Khánh Dư đoán chắc như vậy là bởi theo nhiều nguồn tin, ông biết theo sau đạo binh của Ô Mã Nhi còn có đoàn thuyền lương của địch cũng đang tiến vào Vân Đồn. Và ngay lập tức, một trận địa phục kích địch được tổ chức tại các vị trí hiểm yếu ở khu vực biển Vân Hải - Cửa Lục. Theo kế hoạch, quân ta đợi giặc tiến vào vùng Vân Hải, sẽ cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử giặc tiến sâu vào Cửa Lục rồi phục binh đổ ra tiêu diệt...
Đúng như dự tính, mấy ngày sau, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ theo gió đông bắc, nặng nề tiến vào trận địa của quân ta. Theo lệnh của Trần Khánh Dư, một số thuyền chiến quân ta xông ra đón đánh. Bọn địch kháng cự nhưng không ngờ có phục binh nên vẫn cố sức tiến lên. Đến Cửa Lục, chúng tiếp tục bị quân ta đón đánh quyết liệt. Lúc này các thuyền chiến mai phục của ta mới xông ra, nhằm các thuyền chở đầy lương thảo nặng nề của địch mà đánh tới. Quân địch bị thua tan tác, số bị bắt, số bị chết đuối chìm xuống biển sâu. Chủ tướng Trương Văn Hổ chỉ kịp dùng một chiếc thuyền nhỏ chạy tháo thân về Quỳnh Châu (đảo Hải Nam - Trung Quốc bây giờ). Quân ta đại thắng, bắt được quân lương, khí giới của giặc nhiều không kể xiết...
Thảm bại tại Vân Đồn - Cửa Lục thật ê chề với quân tướng nhà Nguyên. Sử nhà Nguyên khi nhắc đến đạo binh của Ô Mã Nhi trong lần này cũng không thể che giấu, phải chép rằng:“Đến biển Lục Thuỷ, thuyền giặc thêm nhiều, liệu chừng không địch nổi, mà thuyền lại nặng, không thể đi nhanh được, bèn đổ thóc xuống biển rồi ra Quỳnh Châu...”.
Còn về phía quân ta, có thể nói chiến thắng Vân Đồn-Cửa Lục thực sự rất quan trọng, làm chấn động đến toàn bộ quân địch trên mọi chiến trường trong cả nước. Đòn đánh “vào dạ dày” này khiến binh sĩ Nguyên Mông rã rời, thực sự suy yếu, chỉ còn mong sớm rút lui về nước, mặc dù số quân chưa bị hao tổn bao nhiêu
Trình bày trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền.
cuối năm 938 Lưu Hoàng Thảo chỉ huy quân kéo vào cửa biển Bạch Đằng Ngô Quyền cho quân ra khiêu chiến giữa giặc vào cửa biển Bạch Đằng khi thủy triều lên và tấn công giặc quyết liệt khi thủy triều xuống kết quả quân Nam Hán thua ta trận chiến Bạch Đằng Thắng Lợi Vẻ Vang
Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng khi nước triều đang lên.
- Lưu Hoằng Tháo hào hứng dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.
- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
TK.í2Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền được thể hiện qua những điểm dưới đây: - Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc. - Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu