Những câu hỏi liên quan
Trịnh Hà Phương
Xem chi tiết
Lê Đăng Duy
14 tháng 1 2022 lúc 17:48

Vị vua cuối cùng của nhà nguyễn là Vua Bảo Đại ( vị vua thứ 13 của thời Nguyễn ) 

Vị vua đầu là Gia Long

Vua tự đức là 

Tự Đức (chữ Hán: 嗣德 22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật  Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì (阮福時),  vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. ... Nhà Nguyễn sau thời Tự Đức chỉ còn  danh nghĩa, vua Nguyễn chỉ còn  bù nhìn, thực tế thì đã mất nước vào tay Pháp.

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Anh Thư
20 tháng 1 2022 lúc 11:07

Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là vua Bảo Đại, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là vua Gia Long, vua Tự Đức là vị vua thứ 4 của triều Nguyễn.

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Hà Phương
17 tháng 2 2022 lúc 12:19

Vua Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy hay còn được gọi là Nguyễn Phước Thụy

Lê Thị Quý Uyên
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 3 2022 lúc 18:45

C1 : Chiếu dời đô 

Lý Công Uẩn 

năm 1010 , Lý Công Uẩn vt bài chiếu dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La

C2: thuộc kiểu câu ghép

=> mục đích chứng minh sự dời đô là điều tốt cho dân , tốt cho đất nước và điều đó không có phạm pháp , không bất lợi cho ai cả.

Minh Phúc Võ
28 tháng 3 2022 lúc 18:27

C1 : Chiếu dời đô 

Lý Công Uẩn 

năm 1010 , Lý Công Uẩn vt bài chiếu dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La

C2: thuộc kiểu câu ghép

=> mục đích chứng minh sự dời đô là điều tốt cho dân , tốt cho đất nước và điều đó không có phạm pháp , không bất lợi cho ai cả.

(Chắc vậy)

Lê Thị Quý Uyên
Xem chi tiết
baonhi dong
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
19 tháng 4 2022 lúc 19:55

Câu 1:

Hai câu: 

 “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời?”

Câu 1:Thuộc kiểu câu trần thuật

=>SD để trình bày,miêu tả 

Câu 2:Thuộc kiểu câu hỏi nghi vấn 

=>SD để hỏi

 

Câu 2:ND:Chứng minh dân tộc ta luôn có ý chí , kiên cường xây dựng , phát triển đất nước lớn mạnh

Câu 3:

Tham khảo:
Tình cảm yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học dân tộc. Tình cảm đó được thể hiện mãnh liệt trong những lời tâm huyết của những nhà lãnh đạo đất nước từ xa xưa. Ta có thể kể đến những văn bản tiêu biểu như “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Chiếu dời đô ra đời khi Lí Thái Tổ mới lên ngôi. Nhà vua mong muốn đất nước có một kinh đô đàng hoàng to rộng đặng bề phát triển đất nước. Đó là lí do vì sao ông đã phê phán và chỉ ra việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa: “Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi”. Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh thì nó hợp với chiến lược phòng thủ. Nhưng đến đời Lí thì đất nước đặt ra nhu cầu phát triển, cho nên đô thành phải dời chuyển ra nơi có địa thế khác. Không chỉ cỏ lí lẽ, Lí Công Uẩn bày tỏ cả tấm lòng mình: “Trẫm rất đau xót về việc đó”. Tình cảm của một ông vua luôn hướng về vận mệnh, sự tồn vong của giang sơn xã tắc khiến người đọc cảm động.Có thể nói, tấm lòng yêu nước của các tác giả được thể hiện qua hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn” rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song đều tựu chung ở mong muốn đất nước an bình, phát triển trù phú. Tấm lòng đó chẳng những được thể hiện một cách cảm động qua hai văn bản mà còn được hai nhà lãnh đạo kì tài chứng minh bằng những đóng góp thực tiễn cho lịch sử phát triển hào hùng của dân tộc.

Nguyễn Huy Hải
Xem chi tiết
Siêu Trí Tuệ
28 tháng 9 2015 lúc 5:27

Ông lão nói : " Tôi muốn bị chém đầu ". Nhà vua sẽ cho rằng ông nói thật nên đem đi chém đầu ! Ông lão liền bảo : " Tôi chỉ nói dối nhà vua để ngài đem tôi đi chém đầu, chứ chẳng ai muốn chém đầu thật, ngài bị lừa rồi " !!!

Thế là \(\frac{1}{2}\)giang sơn thuộc về ông lão !

Nguyễn Đình Dũng
28 tháng 9 2015 lúc 0:32

Blog.Uhm.vN 

Trương Thị Minh Trang
28 tháng 9 2015 lúc 8:28

tôi muốn bị chém đầu ngay lập tức
 

Kiyoshi Satou
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 3 2022 lúc 14:26

C1:

- Lý Thái Tổ ( hay còn gọi là Lý Công Uẩn)
- hoàn cảnh sáng tác : năm 1010 , Lý Công Uẩn viết bài chiếu tỏ ý dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.

C2:

Đây là câu ghép

mục đích có ý nói rằng : việc Lí Công Uẩn dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật mà đó là điều tốt cho nước.

C3:
- Trong bài Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta.
- Tác giả nêu lên dẫn chứng về các lần dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư.
- Đưa ra những tác hại của việc không chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót: "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi".
- Đưa ra những thuận lợi của Đại La: "Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng; đất cao mà thoáng".
- Chỉ ra những lợi ích cho người dân: "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".
- Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn.
=> Từ đó, nhà vua chứng minh việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

Hùng Nguyễn
Xem chi tiết
trinhbaonam
Xem chi tiết