Tìm từ ngữ địa phương trong văn bản ''Làng'' - Kim Lân
Từ trích đoạn văn bản Làng của Kim Lân trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, hãy bày tỏ suy nghĩ của em về biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước trong một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.
Triển khai đoạn văn cần làm rõ:
- Về hình thức: Đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng nửa trang giấy thi).
- Về nội dung: Từ trích đoạn văn bản Làng của Kim Lân trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, bày tỏ suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước.
+ Suy nghĩ về nội dung được nói đến trong đoạn trích: truyện Làng, đó là tình yêu làng gắn với yêu nước. Khi cần, phải đặt tình yêu Tổ quốc lên trên.
+ Suy nghĩ về ý nghĩa được nói đến trong đoạn trích: Là một trong những tình cảm cao đẹp của con người, là truyền thống quí báu của dân tộc.
+ Suy nghĩ về bài học cho bản thân được rút ra từ đoạn trích:
Có những nhận thức đúng: Tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi thân thương nhất. Đặc biệt, được thử thách khi Tổ quốc có giặc ngoại xâm. Từ đó, biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương, biết ơn những con người làm nên lịch sử, biết trân trọng quá khứ gian lao và hào hùng, biết vui buồn cùng những thăng trầm trong quá khứ và có nhận thức đúng về trách nhiệm công dân trong hiện tại, cùng chung tay xây dựng tương lai,...
Có những hành động đúng: Thể hiện lòng biết ơn của mình, sống thủy chung cùng quá khứ, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống có ước mơ làm những việc tốt đẹp trong cuộc đời, dù nhỏ bé nhưng hữu ích, sống hòa nhập nhưng không hòa tan. Với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần xác định mục đích học tập, rèn luyện đúng đắn. (Lập thân, kiến quốc).
hãy đóng vai ông Hai trong văn bản làng của Kim Lân
Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản "Làng" của Kim Lân.
Ý nghĩa nhan đề: Tác phẩm viết về “ Làng chợ Dầu”- một địa điểm cụ thể., nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm là “ Làng”
- Nhan đề ngắn gọn sẽ gây ấn tượng với người đọc hơn. Đọc nhan đề độc giả sẽ tò mò hứng thú muốn tìm hiểu xem đó là làng gì ? làng đó như thế nào? ( Trong làm văn chương nghệ thuật kị nhất là lộ ý)
- “Làng” là danh từ chung, không phải “làng chợ Dầu” -> mang đến ý nghĩa khái quát -> gợi tình cảm yêu làng của người nông dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc. Ở đây, Kim Lân không đơn thuần chỉ nói về một ngôi làng, một con người riêng biệt nào cả. Làng chợ dầu là một trong rất nhiều ngôi làng như thế ở Việt Nam. Tình yêu làng của ông Hai cũng là tình cảm của rất nhiều những người nông dân khác với quê hương mình
- Từ đó, khái quát lên lòng yêu làng, rộng hơn là lòng yêu nước của con người Việt Nam.
( Nói như ý của văn hào E- ren- bua thì: Tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những cái bình dị nhất, đó là tình cảm gia đình, tình làng xóm như dòng nước đổ ra sông như sông đại trường giang Vôn ga đổ ra biển lớn.)
Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế “Làng” là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện nhằm ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết và những chuyển biến mới trong tình cảm của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Như vậy, nhan đề truyện ngắn “Làng” vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt đối với đất nước.
Trả lời :
Nhan đề của tác phẩm đã thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước củanông dân. Làng là nơi gần gũi gắn bó với người nông dân, bởi người ta không thể yêu nướcnếu không yêu làng và ý nghĩa như vậy nên nhan đề “Làng” của Kim Lân đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại diễn biến tâm trạng của ông Hai Trong văn bản “Làng” của Kim Lân
hãy đóng vai ông hai trong văn bản làng của kim lân ,kể diễn biến tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng theo giặc từ đó nêu ngắn gọn 1 vài cảm nghĩ và tình cảm yêu nước yêu làng của mỗi con người hiện nay
Dựa vào văn bản “Làng” của Kim Lân, viết đoạn văn (khoảng 12 - 14 câu) theo lối tổng- phân- hợp phân tích diễn diến tâm lí vô cùng tinh tế của nhân vật ông Hai khi nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đó có sử dụng câu cảm thán và phó từ. Gạch chân dưới câu cảm thán và phó từ.
Dựa vào văn bản “Làng” của Kim Lân, viết đoạn văn (khoảng 12 - 14 câu) theo lối tổng- phân- hợp phân tích diễn biến tâm lí vô cùng tinh tế của nhân vật ông Hai khi nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đó có sử dụng câu cảm thán và phó từ. Gạch chân dưới câu cảm thán và phó từ.
Có ý kiến cho răng chuyện ngắn làng của nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai phải lựa chọn giữa tình yêu làng yêu nc em hay viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu có sử dụng câu hỏi tu từ và thành phần khởi ngữ
Dựa vào truyện ngắn Làng của Kim Lân. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của mình về tinh yêu làng, yêu nước( trong đoạn văn có sử dụng dụng ít nhất 1 phương châm hội thoại, gạch chân câu văn có sử dụng phương châm hội thoại
Có thể tham khảo những ý sau để viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tình yêu làng, yêu nước.
- Mở đoạn: giới thiệu văn bản Làng của Kim Lân. Từ đó, dẫn dắt đến tình yêu làng, yêu nước.
- Thân đoạn:
+ Thế nào là tình yêu làng, yêu nước?
+ Tình yêu làng, yêu nước thể hiện qua những khía cạnh nào?
+ Làm gì để thể hiện được tình yêu làng, yêu nước?
- Kết đoạn: Khái quát lại những gì bản thân mình nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước.