so sánh sự phát triển kinh tế thời tiền lê-lý-trần
(giúp mình vs)
Nêu những nét chính về sự phát triển kinh tế,văn hóa của nc ta vào :
Ngô đinh tiền lê,lý trần,lê sơ,xvi-xviii,đầu xix
giúp vs ạ mai e thi r
Biểu hiện của sự phát triển kinh tế thời Lý,Trần, Lê và ý nghĩa sự phát triển kinh tế với sự phát triển xã hội?
Tham khảo:
Biểu hiện của sự phát triển kinh tế thời Lý,Trần, Lê là :
* Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp dân gian:
+ Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển.
+ Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
+ Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất (mỏ vàng, bạc, đồng,…) ngày càng phát triển.
+ Các làng nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương),…
- Thủ công nghiệp nhà nước:
+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.
+ Đầu thế kỉ XV, chế tạo được súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu.
* Thương nghiệp:
- Nội thương:
+ Các chợ làng, chợ chùa, chợ huyện mọc lên ở nhiều nơi.
+ Giao lưu buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, thủ công ngày càng nhộn nhịp.
+ Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn là trung tâm buôn bán và làng nghề thủ công.
- Ngoại thương:
+ Giao lưu buôn bán với nước ngoài phát triển, chủ yếu là với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
+ Nhiều bến cảng được xây dựng và hoạt động tấp nập như: Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Thị Nại (Bình Định),…
+ Ở vùng biên giới Việt - Trung hình thành nhiều điểm trao đổi hàng hóa. Các mặt hàng trao đổi phong phú: lụa là, giấy bút, hương liệu, vàng ngọc,…
+ Tuy nhiên, vào thời Lê sơ, nhà nước không chủ trương phát triển ngoại thương. Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.
=> Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
Phân tích biểu hiện phát triển kinh tế nước ta thời Lý Trần Lê
Trình bày tóm tắt sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ
- Qua các thời kì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ nhìn chung giáo dục phát triển.
- Thời Lý, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành (1075)
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và nhân tài cho cả nước.
- Thời Lê sơ quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia Tiến sĩ. Hàng loạt trí thức được đào tạo góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
Tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý. Trần, Hồ, Lê sơ:
- Thời Đinh, Tiền Lê :
+ Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.
+ Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đã đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.
- Thời Lý, Trần, Hồ :
+ Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức đế phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử đã được các triều đại coi trọng.
+ Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long. Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.
+ Dưới triều Trần, giáo dục ngày càng mở rộng. Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).
+ Dưới triều Hồ đã ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.
- Thời Lê sơ : phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).
+ Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.
+ Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.
+ Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.
+ Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.
- Tác dụng : Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.
Câu1: Em hãy cho biết tình hình kinh tế thủ công nghiệp nước ta dưới các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ? Nhận xét của em về sự phát triển thủ công nghiệp.
Câu2: Em hãy cho biết tình hình kinh tế thương nghiệp nước ta dưới các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ? Tại sao nội thương nước t thế kỉ X-XV phát triển?
Câu 1: cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ ba có gì khác và giống so vs hai lần trước?
Câu 2: Nhà Trần đã làm j để phục hồi và phát triển kinh tế . Tác dụng của nó đối vs sự phát triển đất nước thời Trần?
Câu 3: Tổ chức quân đội của nhà Trần như thế nào? Phương sách xâu dựng nhà Trần có j khác và giống nhau so vs thời Lý?
CÂU 1: Giống nhau là:
Tránh thế giặc mạnh lúc đầu.
Chủ động vừa đánh giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng,chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc.
Thực hiện "vườn không nhà trống"
Cả ba cách trên.
Khác nhau:
Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương .
Chủ động bố trí trận địa bãi cọc ở sông Bạch Đằng.
CÂU 2:
Nông nghiệp: Chú trọng việc khai hoang, xây đắp đê điều, nạo vét kênh mương,...- Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống: đồ gốm, đúc đồng, chế tạo vũ khí, làm giấy....- Thương nghiệp: Chợ mọc lên ở nhiều nơi, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long thành có 61 phố phường. Việc buôn bán với nước ngoài phát triển nhất là ở cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)=> Nông nghiệp được phục hồi, thủ công nghiệp được phát triển, thương nghiệp được mở rộng việc giao thương trong nước và nước ngoài.CÂU 3:giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"CÂU 1: Giống nhau là:
Tránh thế giặc mạnh lúc đầu.
Chủ động vừa đánh giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng,chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc.
Thực hiện "vườn không nhà trống"
Cả ba cách trên.
Khác nhau:
Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương .
Chủ động bố trí trận địa bãi cọc ở sông Bạch Đằng.
CÂU 2:
Nông nghiệp: Chú trọng việc khai hoang, xây đắp đê điều, nạo vét kênh mương,...- Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống: đồ gốm, đúc đồng, chế tạo vũ khí, làm giấy....- Thương nghiệp: Chợ mọc lên ở nhiều nơi, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long thành có 61 phố phường. Việc buôn bán với nước ngoài phát triển nhất là ở cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)=> Nông nghiệp được phục hồi, thủ công nghiệp được phát triển, thương nghiệp được mở rộng việc giao thương trong nước và nước ngoài.CÂU 3:giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
_khác nhau:
+quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông
MÌNH BIẾT CÓ BẰNG NÀY THÔI ,MONG CÁC BẠN GÓP Ý THÊM
GIÚP MÌNH VỚI MỌI NGƯỜI ƠI!!!!
1. Giai cấp vô sản và vô sản ở châu Âu được hình thành như thế nào?
2. Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý.
3. Văn hoá thời Lý có gì đổi mới so với thời Đinh-Tiền Lê? Vì sao có sự đổi mới đó?
GIÚP MÌNH NHANH NHA MỌI NGƯỜI!!!! THANKS
sự phát triển kinh tế,văn hóa thời ngô-đinh-tiền lê như thế nào
Là bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
- Nông nghiệp phát triển
- Nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng , rèn sắt, làm giấy, dệt vải ,làm đồ gốm phát triển.
- Tại kinh đô Hoa Lư, lập 1 số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ khéo, đúc vũ khí, dúc tiền ,may áo mũ cho vua.Kinh đô được xây dựng thêm, các chùa phát triển
Nguyên nhân kinh tế thời Đinh Tiền Lê có bước phát triển : do đất nước đã giành độc lập, thợ giỏi không bị bắt sang Trung Quốc , nhân dân chăm chỉ, có kinh nghiệm lao động .
-Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ, nông nghiệp, thủ công nghiệp bước đầu phát triển