Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
h.uyeefb
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 9 2018 lúc 3:08

Mở bài: giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

- Dẫn dắt vấn đề, câu nói “bếp lửa sưởi ấm một đời” vào, đưa ra nhận định

Thân bài

a. Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ

- Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” có thật gợi nhớ tới bếp lửa “ấp iu” bà từng nhóm, đánh thức dòng hồi tưởng của người cháu

- Gợi lên hình ảnh nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn mà hai bà cháu trải qua

- Bằng giọng kể nhỏ nhẹ, tâm tình, làm người cháu miên man trong cảm xúc nhớ bà

⇒ Người cháu cảm thấy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà

b. Những suy nghĩ về người bà và hình ảnh bếp lửa

- Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống

- Hình ảnh người bà : người thắp lửa, giữa lửa, truyền niềm tin, sức sống tới các thế hệ

- Suy ngẫm về người bà và hình ảnh bếp lửa: bếp lửa kì lạ và thiêng liêng

c. Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa

- Khoảng cách về không gian, thời gian và ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà không làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà

- Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn những tình cảm kính trọng, biết ơn, nỗi nhớ thương da diết

Kết bài

Khẳng định bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt toàn bài. Bếp lửa là tình yêu thương, sự chăm sóc tần tảo của bà khiến cho người cháu dù xa vẫn nhớ thương về bà

Vũ Việt Thành
Xem chi tiết
Ngọc Trần
Xem chi tiết
Rhider
23 tháng 11 2021 lúc 19:56

Tham khảo

Có một thời gian khổ mà ta không thể nào quên. Có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
..............................................
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa

Đây là phần đầu bài thơ Bếp lửa nói lên những kỉ niệm sâu sắc tuổi thơ với bao tình thương nhớ bà của đứa cháu đi xa.

Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà. Bếp lửa "chờn vờn sương sớm" gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa "ấp iu nồng đượm" đã được nhen nhóm bằng sự nâng niu, ôm ấp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà "biết mấy nắng mưa", trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ "một bếp lửa" kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Khổ thơ thứ hai nói về kỉ niệm tuổi thơ, kỷ niệm buồn khó quên: "năm đói mòn đói mỏi", "khô rạc ngựa gầy", "khói hun nhèm mắt cháu", "sống mũi còn cay". Bằng Việt sinh năm 1941, năm nhà thơ lên 4 tuổi, là cuối năm 1944 đầu năm 1945, nạn chết đói kinh khủng đã xảy ra, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Đó là kỉ niệm về "mùi khói", về "khói hun", một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước Cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thực cảm động:

 

Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

"Nghĩ lại đến giờ" đó là năm 1963, đã 19 năm trôi qua, mà đứa cháu vẫn cảm thấy "sống mũi còn cay!". Kỉ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy!

Khổ thơ thứ ba nói về việc nhóm lửa suốt một thời gian dài 8 năm của hai bà cháu. Có tiếng chim tu hú kêu gọi mùa lúa chín trên những cánh đồng quê. Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thân yêu đã trở thành kỉ niệm. "Tu hú kêu...", "khi tu hú kêu...", "tiếng tu hú...", cái âm thanh đồng quê thân thuộc ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần càng trở nên tha thiết bồi hồi. Đó là tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình (bếp lửa), về quê hương (tiếng chim tu hú) yêu thương. Cháu thầm hỏi bà hay tự hỏi lòng mình về một thời xa vắng:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

"Cháu cùng bà nhóm lửa", nhóm lửa của sự sống, nhóm ngọn lửa của tình thương. Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh "Mẹ cùng cha bận công tác không về", cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà. Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa. Ngôn từ đã hội tụ tất cả tình thương của bà dành cho cháu. Một tình thương ấp ủ, chở che:

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Hay nhất, hàm súc nhất là từ ngữ: "cháu ở cùng bà", "bà bảo", "bà dạy", "bà chăm". Vai trò người bà trong mỗi gia đình Việt Nam thật vô cùng to lớn. Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn "khó nhọc" vất vả "nhóm bếp lửa". Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết tha chim tu hú "kêu chi hoài". Câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Cảm xúc cứ trào lên:

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

 

Năm chữ "nghĩ thương bà khó nhọc" nói lên lòng biết ơn bà của đứa cháu đã và đang mang nặng trong trái tim mình tình thương của bà dành cho.

Đoạn thơ đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ và dào dạt cảm xúc. Cháu thương nhớ và biết ơn bà không bao giờ quên. Bằng thể thơ tự do 8 từ (có xen 7 từ), tác giả đã tạo nên một giọng thơ thiết tha, chất thơ trong sáng truyền cảm, hình tượng đẹp. Bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là ba hình tượng hòa quyện trong tâm hồn đứa cháu xa quê, ở đây, tình thương nhớ bà gắn liền với tình yêu quê hương. Câu thơ của Bằng Việt có một sức lay, sức gợi ghê gớm!

thị thanh loc trần
Xem chi tiết
qwerty
22 tháng 3 2017 lúc 19:05

I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỷ niệm và mơ ước của tuổi trẻ.
- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1913 khi tác giả còn là sinh viên đang du học tại Liên Xô.
- Chủ đề: Bài thơ gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu sâu sắc, thấm thía.
II. Thân bài:
1. Những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu:
a) Dòng hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp: Bếp lửa.
- Bếp lửa “chờn vờn sương sớm”.
- Bếp lửa “ấp iu”.
( Điệp từ “một bếp lửa” + từ láy “chờn vờn, ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, lung linh của bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình người Việt Nam.
b) Từ đó, bài thơ gợi lại những kỷ niệm tuổi ấu thơ bên người bà:
- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn:
“Đói mòn đói mỏi”
“Bố đi đánh xe...”
“Mẹ cùng cha công tác bận không về...”
- Tuổi thơ luôn được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:
+ “Bà hay kể chuyện...”
+ “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe”.
+ “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
+ “Bà dặn cháu đinh ninh...”.
( Bà là sự kết hợp cao quý của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.
- Kỷ niệm tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa và bà.
- Bếp lửa và tình bà cháu gợi lên nỗi nhớ khắc khoải tiếng chim tu hú.
( Trong dòng hồi tưởng về quá khứ, người cháu thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và biết ơn bà sâu nặng...
2) Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa:
a) Suy ngẫm về cuộc đời bà:
- Bà tần tảo, giàu đức hi sinh:
“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa.............
.................
Nhóm......................tuổi thơ”
( Điệp từ nhóm + từ “nhóm” nhiều nghĩa ( diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà:
+ Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, toả sáng trong mỗi gia đình.
+ Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui, niềm tin trong lòng người cháu.
- Từ “Bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
( Điệp ngữ + chuyển đổi hình ảnh ( liên tưởng tự nhiên từ bếp lửa bà nhen ( ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin.
( Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống,

Nguyễn Thị Thu Huyền
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
11 tháng 4 2020 lúc 8:49

* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

  Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

  + Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

  + Thời gian: hoàng hôn

=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn

=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.

-  Biện pháp tu từ nhân hóa:

  + Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa”  gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

  + Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».

- “Lại”:

  + Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

  + Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.

-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

  + Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.

  + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

Khách vãng lai đã xóa
Cô Nguyễn Vân
11 tháng 4 2020 lúc 8:50

Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.

- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.

+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.

+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.

b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.

- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.

- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.

Khách vãng lai đã xóa
Park Ji Hoon
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 2 2019 lúc 13:48

Mở bài: Cảm nhận chung nhất về bài thơ và tình cảm bà cháu đằng sau hình ảnh bếp lửa.

Thân bài:

- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà, về những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình bà cháu

- Bếp lửa đời:

+ Là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam

+ Gợi sức sống, tình cảm gia đình và sự bình yên, no ấm.

- Bếp lửa trong thơ Bằng Việt:

+ Hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà khiến cho người đọc liên tưởng đến mối quan hệ kì lạ, thiêng liêng.

+ Nỗi nhớ về bếp lửa được gợi nhớ bằng nhiều giác quan, bằng trí tưởng tượng: thị giác, cảm giác, khứu giác, xúc giác…Mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã được tái hiện chân thật, rõ ràng từ một thời kí ức xa xôi.

+ Bếp lửa gắn với bà: hình ảnh bếp lửa ấp iu…chính là sự hóa thân của tình cảm bà dành cho cháu…Nếu bếp lửa củi rơm gắn với cảm nhận về mùi khói, với dư vị sống mũi còn cay, thì bà gắn với tuổi thơ cháu vừa như người chăm sóc vừa như một người bạn lớn….(dẫn chứng)

+ Những kí ức tuổi thơ ùa về trong tâm tưởng cháu… Nhớ về bếp lửa, nhắc về bếp lửa là nhắc về bà với những công việc xoay quanh bếp lửa, và tình cảm của một người bà đôn hậu, tần tảo.…(dẫn chứng)

+ Qua dòng hồi tưởng hình ảnh bếp lửa không còn là bếp lửa bình thường mà là một hình ảnh biểu tượng cứ trở đi trở lại trong bài thơ, trong tâm trí cháu với sự hòa quyện tuyệt vời giữa cái ấm áp của bếp lửa đời và bếp lửa lòng người. ( dẫn chứng)

+ Từ bếp lửa, tình cảm của bà đã được hình tượng hóa trở thành ngọn lửa, là một hành trình từ cái đơn sơ giản dị đến những cái thiêng liêng cao cả, từ cái thực đến cái linh hồn….Bếp lửa trong kí ức tuổi thơ chính là hiện hữu của một tình yêu nồng nàn, đượm đà mà bà dành cho cháu.

+ Trong tình cảm của bà có tình yêu quê hương, đất nước của những người xa quê, nhớ bà là nhớ quê hương đất nước.

Kết bài:

- Hành trình từ bếp lửa đời đến bếp lửa trong thơ Bằng Việt là hành trình của tình yêu, nỗi nhớ, sự biết ơn và sức sống mãnh liệt.

- Bếp lửa trong dòng hồi tưởng nhưng sẽ rực sáng với ngọn lửa tình yêu và niềm tin mãnh liệt, không bao giờ vụt tắt.

Vũ Mai
Xem chi tiết
ph@m tLJấn tLJ
1 tháng 3 2022 lúc 15:52

tham khảo :
Tìm hiểu văn bản: Bếp lửa - Bằng Việt | Ngữ văn 9

Tạ Tuấn Anh
1 tháng 3 2022 lúc 15:55

 

THam khảo:

- Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tom-tat-noi-dung-chinh-lap-dan-y-phan-tich-bo-cuc-bep-lua-bang-viet-van-9-a80990.html#ixzz7MGuarkhL

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 9 2019 lúc 6:30

Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài “Nói với con” của Y Phương.