Những câu hỏi liên quan
LƯƠNG XUÂN TRƯỜNG
Xem chi tiết
LƯƠNG XUÂN TRƯỜNG
Xem chi tiết
Đinh huyền
Xem chi tiết
Đinh huyền
11 tháng 4 2021 lúc 12:47

Mọi người giúp mik nhé

Quỳnhh Amh
Xem chi tiết
Nguyễn
29 tháng 11 2021 lúc 16:00

TK

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương với tác phẩm Bánh trôi nước cho ta thấy được thân phận rẻ rúng, lênh đênh của người phụ nữ thời phong kiến, giọng thơ sâu sắc, mỉa mai với cuộc sống đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

 

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

 

Bảy nổi ba chìm với nước non

 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

 

Chỉ câu đầu tiên đã làm ta liên tưởng đến chiếc bánh trôi nước. Hình ảnh nhà thơ lồng ghép vào màu sắc và hình dáng của chiếc bánh trôi nước với làn da trắng tròn của người phụ nữ Việt Nam xưa, họ đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người con gái nhưng phải chịu nhiều sóng gió, lênh đênh.

 

“Bảy nổi ba chìm với nước non.”

 

Cuộc sống của họ như chiếc bánh trôi bập bềnh trong nước không biết trôi về đâu, câu thơ của tác giả rất chân thật, hàm súc chất chứa nỗi niềm riêng tư của người phụ nữ. Người phụ nữ xưa họ luôn thiệt thòi với số phận nghiệt ngã cuộc sống do người khác sắp đặt, họ luôn phải tuân thủ quy tắc, điều lệ xã hội phong kiến áp đặt lên mình.

 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 

Chiếc bánh trôi nước có được đẹp hay không đều do người nặn bánh quyết định tất cả. Nhà thơ khéo léo sử dụng chiếc bánh trôi nước nhằm nói về thân phận người phụ nữ hạnh phúc hay đau khổ đều do người khác quyết định. Người khác đó là những nam giới thời xưa, họ với những quan niệm lạc hậu của xã hội phong kiến “Trọng nam khinh nữ” áp đăt gây đau khổ cho mọi người phụ nữ. Tuy nhiên câu thơ cuối phảng phất lên vẻ đẹp của người phụ nữ:

 

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

 

Hình ảnh chiếc bánh lại xuất hiện, tác giả đã lồng ghép hình ảnh nhân bánh đỏ nhằm nói lên nét đẹp của nhân phẩm phụ nữ luôn thủy chung, sắc son.Tác giả vừa miêu tả được bánh trôi nước đồng thời nói về phụ nữ đẹp người đẹp nết, điều này đã thể hiện được tài năng xuất chúng của một nữ thi sĩ được người đời ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”. Với các từ “mặc dầu”, “mà”, nhà thơ đã diễn tả được thái độ bất khuất, can trường của người phụ nữ khi phải phản kháng với quan niệm cổ hũ chế độ phong kiến vừa giữ gìn phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình.

 

Tác giả sử dụng thể thơ Đường kết hợp với biện pháp ẩn dụ khi đồng thời miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước phác họa về hình ảnh người phụ nữ số phận bấp bênh, trôi nổi, lệ thuộc song vẫn ánh lên được sự tự hào về phẩm chất tốt đẹp của họ trong bất kì hoàn cảnh nào.

 

 

Trần Vy Uyên
29 tháng 11 2021 lúc 16:05

Bánh trôi nước

Mở đầu bài thơ, tác giả dùng câu giới thiệu về chiếc bánh trôi, cũng là giới thiệu về vẻ bề ngoài, vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

“Thân em…” là mô típ câu mở đầu của nhiều câu ca dao thời xưa nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hồ Xuân Hương giới thiệu bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn”, mượn hình ảnh mộc mạc từ chiếc bánh trôi để nói lên vẻ đẹp thời trẻ trung, son sắc của người phụ nữ. Họ đẹp, đẹp từ hình thức “tròn” đến nhân phẩm “trắng”. Chỉ qua một câu thơ đầu, tác giả đã cho ta thấy được giá trị thực sự của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Đây là quy trình nấu bánh trôi nước. Khi nấu, bánh trôi chìm nổi rất nhiều chứ không nằm im một chỗ. Ở đây, tác giả thật tài tình trong cách ví von. Câu trước là sắc đẹp, nhân phẩm. Đến câu thứ hai lại nói ngay về cuộc đời “bảy nổi ba chìm”. Một câu tục ngữ được sử dụng hợp lý, rất hay để nói về số phận long đong, lận đận của họ. Trong xã hội cũ, người phụ nữ không có gì cả, họ thậm chí còn không được quyết định số phận củ mình, chỉ biết sống vì người khác, vì chồng, vì con. Cuộc sống của họ long đong, chìm nổi y như bánh trôi nước vậy.

Câu thơ thứ ba:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Ở đây, Hồ Xuân Hương sử dụng biện pháp đảo ngữ rát tài tình, để từ “rắn nát” lên đầu câu nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có thế nào thì họ vẫn phải cam chịu, họ cũng sẽ không được phản kháng, chống cự. Đó là một đạo lý trong xã hội cũ nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Câu thơ cuối tạo sự lắng đọng trong tâm trí người đọc. Dù phải cam chịu, sự bất công luôn hiện hữu, nhưng những người phụ nữ vẫn luôn đẹp, đẹp từ tính cách cho đến tâm hồn, một nét đẹp đậm chất người phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy tự hào nói lên tấm lòng son sắc của biết bao thế hệ phụ nữ Việt, và cũng là hồi chuông cảnh titnh những người đàn ông phải biết trân trọng những giá trị quý báu mà mình có được.

“Bánh trôi nước” là một bài thơ sâu sắc của Hồ Xuân Hương. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được sự lên án sâu sắc của tác giả đối với xã hội cổ hủ xưa. Đồng thời cũng nói lên sự cảm thông, niềm tự hào với những đức tính quý báu của người phụ nữ Việt.

Qua đèo ngang

“Qua Đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi Qua Đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, bài thơ không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

“Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân "bước đến" rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn "bóng xế tà". Hình ảnh "bóng xế tà" lấy ý từ thành ngữ "chiều ta bóng xế" gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ "chen" cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cùng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có "tiều vài chú" kết hợp với từ láy "lom khom" dưới núi. Cảnh vật thì "lác đác" "chợ mấy nhà". Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ từ điển tích xưa về vua Thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu "cuốc cuốc". Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:

“Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên "một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

"Qua Đèo Ngang" là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Bạn đến chơi nhà 

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật với bố cục đề, thực, luận, kết. Nhưng với cái nét độc đáo, phóng khoáng bài thơ lại giống như một câu chuyện tự bạch của tác giả dành cho người bạn thân nhất của mình – Dương Khuê.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng:

Đã bấy lâu nay Bác đến nhà

“Đã bấy lâu nay” ám chỉ răng một khoảng thời gian đã khá lâu hai người không được gặp nhau, đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác- tôi”; cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả, thấy được niềm vui vỡ òa của nhà thơ khi sau bao tháng ngày đợi chờ nay đã được gặp lại người bạn thân thiết.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được dãi bày chân thành:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”

Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vĩ về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy: cá có gà có nhưng ao sâu quá không bắt được cá; vườn rộng rào lại răng quá thưa đôi bạn già như chúng ta nào thể bắt được một chú gà làm thịt bây giờ? Không mâm cao cỗ đầy cũng chẳng thể có cơm gà cá gỡ đãi bạn. Vậy liệu rằng nhà thơ sẽ dùng gì để đãi bạn?

“Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Không rượu không thịt ấy thế mà đến rau dưa lá vườn cũng không thể tiếp khách được vì những lí do khách quan: cải thì chưa ra cây; cá mới nhú nụ; bầu còn non mà mướp lại chưa thành quả;…Mức độ của những thiếu thốn dường như đang được tác giả đẩy đến tột cùng, từ những thứ cao sang đến những món bình dị đều không đủ để tiếp đãi bạn hiền.

Và rồi đỉnh điểm nhất là khi:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” –tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cũ đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, trân chính, đích thực.

người bán muối cho thần...
29 tháng 11 2021 lúc 16:11

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lại một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật đáng trân quý biết bao nhiêu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ.

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách. Nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả những lễ nghi tầm thường.

Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta”

Âm điệu bỗng dưng thay đổi, trở nên thân mật và ngọt ngào. “Ta với ta” thể hiện tình cảm bạn bè chân thành và nồng thắm.

Như vậy, bài thơ “Bác đến chơi nhà” là một lời bày tỏ chân tình của tác giả. Qua bài thơ người đọc thấy được rằng tình bạn thật là cao cả, đáng quý.

winxflora
Xem chi tiết
Lê Văn Quân
9 tháng 12 2017 lúc 21:01

 Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhỏ rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bản hoà âm sôi động

Cris DevilGamer
9 tháng 12 2017 lúc 20:34

bn lên mạng kiếm thì có chứ j

Dễ Thương Lắm
9 tháng 12 2017 lúc 20:42

Tiếng trống trường vang lên thế là ra chơi rồi từ các lớp tiếng cười vui của học sinh vì đã đến giờ ra chơi,nhũng bạn học sinh nam hiếu động chạy nhanh ra cửa lớp đi chơi.Em và bạn Linh cùng dắt tay nhau ra sân trường đi dạo nhìn chiếc sân trường như đang mỉm cười ôm lấy chúng em cùng vui chơi.Những bạn lá rơi xuống như một cơn mưa lá vậy.Mấy đám con gái chạy ra vui đùa và nhặt lá để chơi.Ôi chao!Trông bầu trời thật đẹp những chị mây kéo tới đủng đỉnh làm duyên,mấy chú chim vui đùa trên bầu trời.Trông sân trường như một bức tranh đẹp trông thật vui nhộn với tiếng nô đùa của các bạn học sinh.Thế là một giờ ra chơi đã kết thúc  em rất vui vì đã có một giờ ra chơi vui vẻ!!!!!!!!!!

Tên gì cho ngầu
Xem chi tiết
Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung. 
Khách vãng lai đã xóa
Tên gì cho ngầu
12 tháng 3 2020 lúc 19:09

bn ơi đoạn văn NGẮN (3->5 câu thui )

Khách vãng lai đã xóa
Quỳnh Chi
12 tháng 3 2020 lúc 19:20

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết  vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng  một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

k cho mik nha !

Hok tốt nha !

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Đức Hòa
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
23 tháng 12 2021 lúc 14:49

rồi kêu làm cái gì với cái đề v:<

Đỗ Tuệ Lâm
24 tháng 12 2021 lúc 10:45

" Bạn đến chơi nhà" của nhà thơ Nguyễn Khuyến là bài thơ mang đến một tính huống dở khóc dở cười nhưng lại chứa đựng một ý nghĩa vô cùng sâu xa, được tác giả sáng tác chỉ với 8 câu thơ với lời thơ đơn giản, mộc mạc nhưng lại rất tinh tế. Nói về một tình bạn đẹp giữa ông và người bạn thân tên Dương Khuê. Bài thơ như một câu chuyện tự bộc bạch hết nỗi niềm và tình cảm dành cho tình bạn tri kỷ. Với câu thơ đầu tiên, tác giả như vỡ oà những cảm xúc vui mừng rỡ sau thời gian dài mới được gặp lại bạn thân:

" Đã bấy lâu nay Bác đến nhà"

Tác giả sử dụng cụm từ “đã bấy lâu nay” ngụ ý rằng đã từ rất lâu rồi tôi và bạn mới được gặp lại nhau, đồng thời thể hiện một tình cảm dạt dào, tha thiết dành cho người bạn xa cách thời gian dài.Cho ta thấy tác giả rất vui mừng khi mình sống ẩn dật nhưng vẫn có bạn đến thăm (tình bạn giàu tinh thần đẹp đẽ). Và bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng cách xưng hô qua danh từ “bác” thể hiện một sự thân thiết, ân cần và gần gũi. Ngỡ như tình bạn đẹp ấy sẽ được tiếp đón bằng những món ăn ngon. Vậy mà, một tình huống dở khóc dở cười xuất hiện:

" Trẻ thời đi vắng chợ thời xa"

Bạn đến chơi tôi rất muốn tiếp đãi bạn bằng những món ăn cao sang thế nhưng trẻ con thì không có để sai khiến, chợ thì ở quá xa, tuổi tôi đã lớn cũng chẳng thể đi đâu xa được. Lúc này , tác giả nảy ra sáng kiến cơm nhà lá vườn của tác giả cứu vớt được tình huống lúc bấy giờ, thế nhưng:

"Ao sâu nước cả khôn chài 

 Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà"

Những món ăn ở vườn nhà cũng chẳng khá hơn khi muốn đãi bạn món cá thì ao lại quá sâu không bắt được, có gà nhưng “vườn rộng, rào thì thưa” không dễ để bắt gà. Vậy nhà thơ sẽ dùng cái gì để tiếp đón bạn quý đây?

" Cải chửa ra cây, cà mới nụ

 Bầu vừa rụng rốn, mướp đươm hoa"

Thôi thì đành tiếp bạn những món rau dân giã, thế nhưng ra đến vườn thì cải thì chưa ra cây, cà thì mới chớm nụ, bầu và mướp thì chưa thành quả. Tình huống dưỡng như đã trở nên khó xử hơn.

Thế là chỉ còn lựa chọn cuối cùng:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Vì không có những món ăn dù dân giã hay cao sang để tiếp đãi bạn, chỉ có sự chân thành, vui vẻ qua những câu chuyện tâm tư. Thoạt mới nhìn vào bài thơ cứ ngỡ tác giả đang than vãn với người bạn của mình về sự nghèo khổ, khốn khó, thế nhưng ý nghĩa sâu xa có ai biết. Tác giả sử dụng phép lặp “không” như muốn khẳng định về tình bạn gắn bó keo sơn, chẳng vì vật chất mới chơi cùng với nhau. Tình bạn tri kỷ chỉ cần nhìn thấy nhau hạnh phúc, khỏe mạnh là đủ vui rồi, cũng đủ để trường tồn mãi với thời gian.

Câu thơ cuối như lời giãi bày:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Danh từ “Bác” một lần nữa lại xuất hiện như một sự trân trọng, yêu thương. Đồng thời thể hiện sự biết ơn đối với người bạn thân đã lặn lội đường xá xa xôi đến chơi với tác giả. Cụm từ “ta với ta” ám chỉ tôi với bạn. Đến đây cả hai như cùng chung một nỗi niềm, một sự cảm thông, trân quý lẫn nhau. Chẳng cần mâm đầy món cao sang, chỉ cần tôi và bác được gặp nhau cũng đủ thân tình. Chắc chắn đây là một tình bạn đáng để học hỏi, tri kỷ và đáng quý. Một tình bạn chân thành, không vụ lợi. Câu thơ cuối như làm sáng cả bài thơ, thật ấm áp làm sao.Bài thơ khép lại mang một ý nghĩa rằng tình bạn chỉ đơn giản xuất phát từ trái tim, sự chân thành, không vụ lợi, phi vật chất đó mới chính là tình bạn đẹp. Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với luật lệ nghiêm ngặt nhưng vẫn toát lên sự dí dỏm, vui tươi, lạc quan trong từng câu thơ. Cùng với tác sử dụng nghệ thuật phép lặp “không” nhằm khẳng định một tình bạn keo sơn, bền chặt chẳng cần mâm cao cỗ đầy nhưng cả hai vẫn vui vẻ trò chuyện, tương thông lẫn nhau. Bài thơ như muốn truyền tải một ý nghĩa cao đẹp về tình bạn đích thực, em thấy rất nghưỡng mộ tình bạn này bởi thời xưa mấy người có được tình bạn cao đẹp này. Mong rằng qua bài thơ này, chúng ta học được thế nào là tình bạn đẹp, học tập theo tác giả để có 1 tình bạn như vậy, không lừa dối, không khinh thường cũng không quan tâm tiền tài vật chất.

Trịnh Đức Hòa
Xem chi tiết
Nhung Còn Nhỏ
Xem chi tiết
Nhung Còn Nhỏ
7 tháng 1 2022 lúc 4:44

Ai giúp mik đc không ạ:'((

ZURI
7 tháng 1 2022 lúc 4:49

undefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefined