Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Phương Nhi
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
16 tháng 12 2019 lúc 17:12

2, Tham khảo :

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.

Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Mai Hiên
Xem chi tiết
Absolute
16 tháng 2 2021 lúc 21:47

*Thuận lợi:

-Đất phù sa màu mỡ,khí hậu,thủy văn thuận lợi cho thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.

-Thời tiết mùa đông rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh.

-Nhiều khoáng sản có giá trị: Sét,cao lanh,đá nâu,than nâu,......

-Tài nguyên biển được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng,đánh bắt thủy sản,du lịch.

*Khó khăn:

-Thời tiết diễn biến thất thường,hay có bão lụt,ít tài nguyên khoáng sản.

Shrimp Ngáo
Xem chi tiết
Đỗ Uyên
3 tháng 1 2021 lúc 19:00

Thuận lợi: 

-Địa hình cao nguyên xếp tầng, đất đỏ bazan : thuận lợi cho phát triển chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với quy mô lớn.

-Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ: thích hợp chăn nuôi gia súc (bò và heo).

-Rừng chiếm diện tích lớn, có nhiều loại gỗ quý, lâm sản có giá trị cao.

- Khí hậu cạn xích đạo (có 2 mùa chính, là mùa khô và mùa mưa) + địa hình cao ➞ mùa khô mát mẻ, mùa đông hơi se lạnh: phát triển du lịch (Đà Lạt), có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, trồng được nhiều loại cây (đặc biệt là cây công nghiệp).

-Khoáng sản: Boxit có trữ lượng lớn: phát triển công nghiệp khai khoáng.

Khó khăn:

-Không giáp với biển: hàng hóa xuất-nhập khẩu bị hạn chế.

-Đất đai dễ bị xói mòn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa.

- Mùa khô kéo dài, gây hạn hán và thiếu nước, dễ gây cháy rừng.

- Dân cư thưa, trình độ dân trí thấp: Thiếu nhân lực và lao động kĩ thuật cao. 

    ➞ Đời sống nhân dân còn nhiều khổ cực, tỉ lệ đói nghèo cao.

CHÚC BẠN THI TỐT!

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 3 2017 lúc 2:19

- Địa hình cao về phía đông, thấp về phía tây. Dòng sông Ê-nit-xây chia LB Nga thành hai phần rõ rệt:

      + Phần phía Tây: đại bộ phận là đồng bằng (đồng bằng Đông Âu và Tây Xi-bia) và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen nhiều đồi thấp, đất màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính. Đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến hành được ở dải đất miền Nam. Đồng bằng này tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Dải núi U-ran giàu khoáng sản (than, dầu, quặng sắt, kim loại màu..).

      + Phần phía đông: phần lớn là núi và cao nguyên; có nguồn khoáng sản (than đá, dầu mỏ, kim cương, vàng, sắt, kẽm, thiếc, vônfram), lâm sản và trữ năng thuỷ điện lớn.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú.

- Diện tích rừng đứng đầu thế giới (886 triệu ha), chủ yếu là rừng lá kim.

- Nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt (tưới nước, thuỷ điện,...). Nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.

- Hơn 80% lãnh thổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới, phần phía tây có khí hậu ôn hoà hơn phía đông, phía bắc có khí hậu cực lạnh giá, chỉ có 4% diện tích lãnh thổ (ở phía nam) có khí hậu cận nhiệt.

- Khó khăn : Địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, tài nguyên phong phú nhưng phân bố chủ yếu ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
1 tháng 4 2017 lúc 9:13

Thuận lợi :
- Có nhiều đồng bằng rộng lớn như đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi – bia thuận lợi để phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
- Có loại đất tốt như đất đen là loại đất tốt nhất cho phát triển trồng trọt.
- Khí hậu : đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.
- Sông ngòi : có nhiều song và hồ lớn có giá trị về nhiều mặt : thủy điện, giao thông, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp,…
- Tài nguyên rừng : có diện tích rừng lớn nhất thế giới, chủ yếu là rừng tai ga.
- Khoáng sản : là một trong những quốc gia giàu khoáng sản nhất thế giới, trong đó có nhiều loại khoáng sản trữ lượng hàng đầu thế giới.
Khó khăn :
Địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, tài nguyên phong phú nhưng phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi hoặc giá lạnh.

Trường Xuân
Xem chi tiết
Lê Duy Hưng
3 tháng 1 2023 lúc 13:55

- Dựa trên điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế: Về nông nghiệp: Trồng lúa mì, bông, chà là, chăn nuôi cừu => Bởi vì ở đây có khí hậu khô khan, có nhiều các cao nguyên. Về công nghiệp: Khai thác và chế biến dầu mỏ => Bởi vì ở đây là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
26 tháng 8 2023 lúc 10:38

- Địa hình: Tây Nam Á có các dạng địa hình: núi, sơn nguyên và đồng bằng.

+ Địa hình núi, sơn nguyên: bao gồm: dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn nguyên I-ran, sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên A-ráp. Giữa các dãy núi là các thung lũng.

+ Địa hình đồng bằng: bao gồm: đồng bằng Lưỡng Hà do sông Ti-grơ và Ơ-phrát bối đắp là đồng bằng lớn nhất của khu vực, các đồng bằng nhỏ ở ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải,...

- Đất: ở Tây Nam Á có nhiều loại đất khác nhau, như:

+ Đất nâu đỏ Xa-van, phân bố chủ yếu ở vùng núi, sơn nguyên;

+ Đất phù sa, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng.

+ Vùng hoang mạc, đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

- Khí hậu: Tây Nam Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới, với kiểu khí hậu lục địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hè, khô lạnh vào mùa đông.

+ Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam: vùng phía bắc có khí hậu cận nhiệt: ven Địa Trung Hải có lượng mưa trung bình năm khoảng 500 mm, càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm. Vùng phía nam có khí hậu nhiệt đới, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa và giữa ngày và đêm lớn, lượng mưa trung bình dao động từ 100 - 300 mm/năm.

+ Ở các khu vực miền núi, sơn nguyên khí hậu phân hóa theo độ cao.

- Sông, hồ:

+ Mạng lưới sông ngòi thưa thớt và phần lớn bắt nguồn từ vùng núi và sơn nguyên ở phía bắc. Hai con sông lớn nhất khu vực là: Ti-grơ và Ơ-phrát; các con sông khác thường ít nước.

+ Các hồ lớn và có giá trị là: hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ), hồ Ga-li-lê (Ixraen), Biển Chết.

+ Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các quốc gia Tây Nam Á.

- Khoáng sản:

+ Khu vực Tây Nam Á sở hữu trên 50% trữ lượng Dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Pécxích.

+ Ngoài ra, Tây Nam Á còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,....

- Sinh vật:

+ Sinh vật của khu vực Tây Nam Á nghèo nàn: hoang mạc và bán hoang mạc là cảnh quan điển hình của khu vực này nên thực vật chủ yếu là cây bụi gai, động vật phần lớn là các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ; khu vực ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.

+ Tây Nam Á có một số khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen và có giá trị phát triển du lịch như: Ein Adat (Ixraen), Khu bảo tồn sa mạc Đubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất)....

- Biển:

+ Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp nhiều biển, gồm: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, biển Aráp.

+ Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng.

+ Ngoài ra, một số vùng biển có thể phát triển ngành thuỷ sản và du lịch biển.

Trường Xuân
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:32

Tham khảo!

- Địa hình và đất: Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Trên lục địa, địa hình thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình khác nhau.

+ Miền đông: địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Loại đất chủ yếu ở vùng này là: đất feralit và đất phù sa.

+ Miền Tây: là nơi tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ; cao nguyên; bồn địa và hoang mạc. Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Loại đất phổ biến là: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn.

- Khí hậu

+ Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt.

+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều đông - tây, bắc - nam và theo độ cao: miền Đông có khí hậu gió mùa; miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt; Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.

- Sông, hồ

+ Trung Quốc có hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Các sông lớn nhất là: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang…. Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông.

- Một số hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương.... là những hồ chứa nước ngọt quan trọng; bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng có các hồ nước mặn, như: Thanh Hải, Nam-so,...

- Sinh vật:

+ Hệ thực vật đa dạng phong phú và phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây.

▪ Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở khu vực khí hậu gió mùa miền Đông, từ nam lên bắc là rừng nhiệt đới, rừng lá rộng và rừng lá kim.

▪ Miền Tây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên, riêng vùng phía nam của cao nguyên Tây Tạng có rừng lá kim phát triển trong các thung lũng.

+ Hệ động vật cũng rất phong phú, trong đó có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm, có giá trị lớn về nguồn gen, như gấu trúc, bò lắc (bò Tây Tạng), cá sấu,...

- Khoáng sản: Trung Quốc có gần 150 loại khoáng sản; nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: khoáng sản năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt), khoáng sản kim loại (sắt, man-gan, đồng, thiếc, bô-xít, đất hiếm…), khoáng sản phi kim loại (phốt pho, lưu huỳnh, muối mỏ…)

- Biển: Trung Quốc giàu tài nguyên biển:

+ Trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên lớn, các mỏ dầu lớn nằm ở vùng bờ biển và thềm lục địa của Hoàng Hải, các mỏ khí tự nhiên lớn nằm ở biển Hoa Đông và gần đảo Hải Nam.

+ Các vùng biển có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

+ Ven biển có nhiều vũng vịnh

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:54

Tham khảo!

- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng (là nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương) nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước.