Đề:Em hãy kể lại nội dung 1 câu chuyện dân gian ở quê hương em
Đề:Em hãy kể lại nội dung 1 câu chuyện dân gian ở quê hương em (trên \(\frac{1}{2}\)trang)
Bố thường nói: "Đứa con có mẹ, con người có quê" để dạy chúng tôi phải biết nhớ về cội nguồn. Và mỗi dịp nghỉ hè, bố đều cho chúng em về thăm quê.
Mỗi lần về quê, em rất vui. Quê em ở vùng biển nên khí hậu luôn trong lành. Quê em còn nghèo nhưng người dân nơi đây sống rất gần gũi và thân thiện. Mỗi lần được về quê, em được các bác chiều chuộng và yêu quý vô cùng. Em được theo các bác ra cánh đồng muối. Em rất thích nhìn những cánh đồng muối trắng xóa. Em chợt nhớ đến câu chuyện cổ tích "con yêu cha như thịt với muối". Em thấy muối tuy rất rẻ nhưng lại rất quý. Ngồi trong túp lều nhìn các bác làm muối, em thấy được sự vất vả, khó nhọc để làm ra được những hạt muối trắng. Bố em bảo: "Mỗi hạt muối được kết tinh từ vị mặn của nước biển và vị chát của mồ hôi người làm muối". Có những hôm em được các anh chị cho ra biển chơi. Đứng trước biển rộng mênh mông em thấy thật thích thú. Em không thích tắm vì sợ uống nước, mà nước biển thì mặn chát, chẳng khác gì khi súc miệng nước muối vào buổi tối. Em không thích tắm biển mà chỉ thích lội nước ở ven bờ, chỉ thò chân xuống, cho nước biển ngập bàn chân. Em thích đùa nghịch trên cát hơn. Đặc biệt là công việc xây lâu đài cát thì thú vị vô cùng. Em thích xây những lâu đài thật cao, thật đẹp. Em còn đi nhặt những vỏ ốc trên biển về trang trí cho lâu đài của mình. Vậy mà chỉ một đợt thủy triều dâng lên, sóng xô vào bờ, cuốn theo cả lâu đài cát của em. Những khi như vậy, em lại khóc vì tiếc Công, các anh chị lại thi nhau dỗ dành. Về quê, em còn có dịp được ngắm mặt trời lặn và cảnh mặt trời mọc trên biển, đón chào một ngày mới. Chỉ có ở quê, trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, em mới có thể được ngắm trăng và sao, những buổi đêm, em thường năm ra hè, đầu gối lên bà và nghe bà kể chuyện. Vừa nghe bà kể, vừa ngắm nhìn hàng vạn ngôi sao đang sáng lấp lánh trên nền trời. Gió thổi qua hàng cau rì rào. Khung cảnh thanh bình này không bao giờ có ở thành phố. Thành phố tuy đông vui, nhộn nhịp nhưng lúc nào cũng ồn ào bởi âm thanh của xe cộ, của những phương tiện hiện đại. Cuộc sống ở quê thật thú vị. Em biết thêm nhiều điều lý thú và bổ ích qua những lần ra đồng muối, những lần ra biển chơi hay những trò chơi dân gian như thả diều, đá bóng trên những bãi cỏ rộng mênh mông.
Bao giờ cũng vậy, cứ đến ngày phải về Hà Nội là em lại khóc. Em không muốn về, chỉ muốn ở quê chơi với ông, với bà, với các bác, các anh chị và các bạn. Dù mọi người có dỗ thế nào, em vẫn cứ khóc và bao giờ cũng nói xong tiếng nấc: "Hè năm sau, nhất định cháu sẽ lại về quê". Mỗi một lần về quê, em lại khám phá ra bao điều lý thú.
1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1
2Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất
3 những truyện dân gian của quê hương em có gì giống và có gì khác với truyện dân gian đã học trong sách Ngữ Văn 6 tập 1
4ngoài các câu chuyện dân gian quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian( chọi gà ,chọi trâu, chơi đu ,đấu vật, hội thi bánh giầy ,hội quận hội hát quan họ nào độc đáo nhất)
5tập kể lại một truyện dân gian Hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em thích
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Em hãy kể lại toàn bộ câu chuyện dựa theo nội dung truyện đã đọc.
HƯỚNG DẪN KỂ
Trong quang cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, xuất hiện giữa sân trường một chú bộ đội. Đó là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp con trai mình để chào thầy giáo cũ.
Gặp thầy giáo, chú bỏ mũ ra, kính cẩn chào thầy. Thầy ngạc nhiên, chưa kịp nhận ra thì chú nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm xưa trèo cửa sổ bị thầy phạt đây ạ.
- À, Khánh… Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hôm ấy thầy có phạt em đâu.
- Vâng. Thầy không phạt nhưng thầy buồn. Thầy nói: “Trước khi làm việc gì cần phải nghĩ chứ ! Em về đi, thầy không phạt em đâu”.
Vào lớp, Dũng theo dáng bố và nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
Dựa vào tranh minh họa, hãy kể lại câu chuyện Giọng quê hương:
Tranh 1: Hai anh Thuyên và Đồng đói bụng, bước vào quán. Họ nhìn thấy trong quán đã có ba thanh niên đang vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ.
Tranh 2: Khi cả hai anh Thuyên và Đồng đang lúng túng vì quên ví tiền ở nhà thì có một anh đi đến xin được trả tiền thay cho hai anh và ngỏ ý muốn làm quen với hai anh.
Tranh 3: Ba người trò chuyện với nhau. Anh thanh niên xúc động cho biết là hai anh đã cho anh nghe lại giọng nói của quê hương.
Câu 1: Sau khi học xong chuyện ( Truyện chàng cóc ) em thấy nhân dân ta đã thể hiện ước mơ, quan niệm gì?
Câu 2: Sưu tầm 1 câu chuyện dân gian về quê hương Bắc Giang
GDĐP 6 - Tỉnh Bắc Giang
em hãy nêu đặc điểm truyện dân gian thái bình . kể tên và sơ lược nội dung chuyện dân gian mà em biết ? giúp mik với mình cần gấp . cảm ơn các cậu nhé !
Em hãy khái quát nội dung đoạn thơ thứ 2 ở bài Quê Hương bằng một câu văn
Giúp em với :(
- Hình ảnh con thuyền cùng trai tráng trong làng ra khơi được miêu tả trong một buổi sớm mai hồng, gió nhẹ, trời trong
⇒ Với biện pháp so sánh, sử dụng một số động từ, tính từ, nhà thơ diễn tả thật ấn tượng, khí thế của con thuyền khi ra khơi
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Dựa vào phần gợi ý, kết hợp nội dung đã đọc, em hãy kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
Ngày xưa có hai vợ chồng người nông dân chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, làm lụng không ngơi tay. Nhờ vậy, hai vợ chồng đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
Nhưng rồi sức khỏe ông bà dần già yếu. Ít lâu sau bà lão qua đời. Ông lão cũng lâm bệnh nặng. Trong khi hai người con trai thì chỉ mơ chuyện hão huyền, không chí thú làm ăn. Ông gọi hai con đến và dặn :
- Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà ta có một kho báu, hai con hãy tự đào lên mà dùng.
Vâng theo lời cha dặn, hai người con ra sức đào bới mà không tìm thấy kho báu. Nhân vụ mùa đang tới, họ tranh thủ trồng lúa. Đất được làm kĩ nên vụ ấy bội thu. Liên tiếp mấy vụ sau được mùa mà kho báu chẳng thấy đâu. Hai người con đã hiểu được ý nghĩa trong lời dặn dò của cha : Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.