Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 1 2017 lúc 14:36

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 2 2019 lúc 6:49

Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát, thể thơ dân tộc.

- Những câu sáu, tám liên kết với nhau

- Tiếng cuối của câu sáu vần với thứ sáu của câu tám (rầm vần với cầm)

- Tiếng cuối của vần tám hiệp vần với tiếng cuối của câu sáu tiếp theo

❤️ buồn ❤️
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
20 tháng 9 2018 lúc 13:42

    " Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

      Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm

    Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

     Trong rừng có bóng trúc râm

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn."

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 5 2018 lúc 17:01

• Đến với câu thơ cuối, ta bắt gặp nhân vật trữ tình (ta) ngâm thơ dưới màu xanh mát của trúc bóng râm, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên.

• Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn, để tránh xa chốn quan trường đầy rẫy những xu nịnh, bất công.v.v... nhưng ông vẫn một lòng lo cho nước, cho dân.

• Chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông.

Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
24 tháng 9 2018 lúc 9:32

1. Thể thơ lục bát có đặc điểm là:

- Thể thơ lục bát là thể thơ có ít nhất một cặp câu: câu 6 và câu 8 tiếng.

- Tiếng thứ 6 của câu lục bắt vần với tiếng thứ 6 của câu bát.

- Nếu cặp câu thơ lục bát phát triển thành nhiều cặp thì tiếng thứ 8 của câu bát phải hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.

2. Trong Bài ca Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Các vần được hiệp với nhau: rầm - cầm, êm - nêm, râm - ngâm

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 10 2018 lúc 12:36

a. Cặp câu thơ lục bát:

- Dòng đầu : 6 tiếng

- Dòng sau : 8 tiếng

b. Cặp lục bát được sắp xếp theo mô hình dưới:

c. Nhận xét: nếu tiếng thứ 6 là thanh trắc thì tiếng thứ 8 phải là thanh bằng, và ngược lại

d. Luật thơ lục bát:

Số câu: tối thiểu là câu lục bát, không giới hạn về số câu

- Các tiếng chẵn : 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật :

    + Câu lục : B – T – B

    + Câu bát : B – T – B – B

- Các tiếng lẻ : 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật.

- Vần :

    + Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.

    + Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.

 

- Nhịp :

    + Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3

    + Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 4 2017 lúc 6:29

Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.

Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau

Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B

Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)

- Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng

Vui vui
Xem chi tiết
Vui vui
16 tháng 10 2020 lúc 21:53

k cho minh k lại cho

Khách vãng lai đã xóa
‍
16 tháng 10 2020 lúc 21:54

Sau những ngày tháng bôn ba, phải chứng kiến bao đau xót vì nhân tình thế thái, ông đã trở về mảnh đất Côn Sơn mang lại cho ông những giây phút thanh bình, tĩnh tại trong tâm hồn. Bài ca Côn Sơn hiện lên với những thanh sắc trong trẻo, đẹp đẽ nhất của thiên nhiên.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng thanh âm của tiếng suối chảy rì rầm, vui tai:

                                                                    Côn Sơn suối chảy rì rầm

                                                            Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Ta cảm nhận nhà thơ như đang thả hồn vào dòng suối mát trong để lắng nghe được những nhịp điệu của nước chảy qua từng khe đá nhỏ. Một tâm trạng thư thái, tĩnh tại để lắng nghe được nhịp điệu từ thiên nhiên. Hàng trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung một cảm nhận khi lắng nghe thanh âm ấy: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Đều là tiếng nhạc nhưng tiếng đàn cầm mà Nguyễn Trãi cảm nhận được có sức gợi mạnh trong lòng người đọc.

Không chỉ có thanh âm, bức tranh thiên nhiên ấy còn toát lên sức sống tươi mới của thiên nhiên bởi sắc xanh của núi rừng.

                                                                       Côn Sơn có đá rêu phơi

                                                                 Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

                                                                  Trong ghềnh thông mọc như nêm,

                                                                    Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Đó là màu xanh của rêu trên đá, là rừng thông mọc dày, là rừng trúc xanh tỏa bóng râm mát, gợi ra nét hoang dã của núi rừng thơ mộng. Và giữa bức tranh ấy, hơi ấm của con người được lan tỏa, hòa quyện cùng thiên nhiên: phiến đá rêu phơi tạo ra chiếc nệm êm ái, rừng thông cho bóng mát để ta nằm thư thái và ngâm thơ nhàn giữa rừng trúc xanh. Một câu thơ về cảnh thiên nhiên được xen lẫn với một hoạt động của con người. Người và cảnh cứ thế giao hòa, quấn quýt cùng nhau. Thật là một bức vẽ tuyệt sắc!

Trở về Côn Sơn để thi sĩ lánh đời nhưng cũng chính là được trở về với mảnh đất quê hương, với nguồn cội của chính mình. Nguyễn Trãi như được thả hồn mình vào cuộc sống bình yên, lắng nghe hơi thở của thiên nhiên, không vướng bụi trần. Bản dịch thơ được viết theo thể lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc gợi ra nét nhịp nhàng, vui tươi cho bức tranh Côn Sơn ngày hè. Qua đó, ta thêm cảm phục một hồn thơ của dân tộc với tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Quỳnh Anh
17 tháng 10 2020 lúc 9:08

Sau những ngày tháng bôn ba, phải chứng kiến bao đau xót vì nhân tình thế thái, ông đã trở về mảnh đất Côn Sơn mang lại cho ông những giây phút thanh bình, tĩnh tại trong tâm hồn. Bài ca Côn Sơn hiện lên với những thanh sắc trong trẻo, đẹp đẽ nhất của thiên nhiên.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng thanh âm của tiếng suối chảy rì rầm, vui tai:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Ta cảm nhận nhà thơ như đang thả hồn vào dòng suối mát trong để lắng nghe được những nhịp điệu của nước chảy qua từng khe đá nhỏ. Một tâm trạng thư thái, tĩnh tại để lắng nghe được nhịp điệu từ thiên nhiên. Hàng trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung một cảm nhận khi lắng nghe thanh âm ấy: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Đều là tiếng nhạc nhưng tiếng đàn cầm mà Nguyễn Trãi cảm nhận được có sức gợi mạnh trong lòng người đọc.

Không chỉ có thanh âm, bức tranh thiên nhiên ấy còn toát lên sức sống tươi mới của thiên nhiên bởi sắc xanh của núi rừng.

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Đó là màu xanh của rêu trên đá, là rừng thông mọc dày, là rừng trúc xanh tỏa bóng râm mát, gợi ra nét hoang dã của núi rừng thơ mộng. Và giữa bức tranh ấy, hơi ấm của con người được lan tỏa, hòa quyện cùng thiên nhiên: phiến đá rêu phơi tạo ra chiếc nệm êm ái, rừng thông cho bóng mát để ta nằm thư thái và ngâm thơ nhàn giữa rừng trúc xanh. Một câu thơ về cảnh thiên nhiên được xen lẫn với một hoạt động của con người. Người và cảnh cứ thế giao hòa, quấn quýt cùng nhau. Thật là một bức vẽ tuyệt sắc!

Trở về Côn Sơn để thi sĩ lánh đời nhưng cũng chính là được trở về với mảnh đất quê hương, với nguồn cội của chính mình. Nguyễn Trãi như được thả hồn mình vào cuộc sống bình yên, lắng nghe hơi thở của thiên nhiên, không vướng bụi trần. Bản dịch thơ được viết theo thể lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc gợi ra nét nhịp nhàng, vui tươi cho bức tranh Côn Sơn ngày hè. Qua đó, ta thêm cảm phục một hồn thơ của dân tộc với tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Thị Thúy Hiền
Xem chi tiết