Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
NGUYỄN VĂN BẮC
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Anh
28 tháng 12 2020 lúc 18:44

cậu tham khảo câu trả lời này nha

Thơ lục bát từ lâu đến nay luôn có một vị trí vững chắc trong lòng mỗi người dân đất Việt. Chúng ta dùng lục bát để bày tỏ những tâm tư tình cảm, những cung bậc cảm xúc của mình trong cuộc sống, công việc, tình bạn, tình yêu,… Chúng ta cũng đến với lục bát như là chốn an yên cho tâm hồn được tĩnh lặng sau những giông bão, khó khăn của cuộc đời, là được trở về với ấu thơ cùng câu hát ru chứa chan yêu thương của bà, của mẹ. Chẳng thể tìm ở đâu được loại thơ mà từng câu từng chữ đều mang giai điệu, đều chất chứa cảm xúc mà lại gần gũi, mộc mạc đến lạ. Dù không rõ là bắt đầu từ khi nào nhưng lục bát là đứa con cưng của tiếng Việt, tiếng Việt đã nuôi lớn lục bát, đồng thời, chính lục bát cũng góp mình làm cho tiếng Việt hay hơn, đẹp hơn.

Chúc cậu học tốt :))))))))))))))))

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 6 2018 lúc 13:19

Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư

b, Bố cục 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô

- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư

c, Phần tóm tắt

Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

Bự Béo
Xem chi tiết
Diệu Huyền
23 tháng 8 2019 lúc 23:16

DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ QUYỂN SÁCH GIÁO KHOA 9
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về quyển sách giáo khoa ngữ văn 9

2. THÂN BÀI
Khái quát về vẻ ngoài của quyển sách giáo khoa(bìa sách)
Tóm tắt nội dung cơ bản của sách giáo khoa(phần, mục, bài,...)
Vai trò của quyển sách giáo khoa
Cách giữ gìn, bảo quản sách
Trách nhiệm của người sử dụng

3. KẾT BÀI
Nêu ra việc tạo ra một quyển sách giáo khoa là một công việc khó và khuyên mọi người biết cách giữ gìn sách giáo khoa ngữ văn của mik

Nguyen
24 tháng 8 2019 lúc 7:51

Tham khảo:

Học tập là một quá trình lâu dài mà phải đi từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Để phù hợp cho quá trình này, bộ sách giáo khoa do Bô giáo dục phát hành là bộ đầy đủ và rất quan trọng cho quá trình học ở tất cả các cấp bậc mà thiết yếu cho người học, đặc biệt là ở những môn học quan trọng và chính thức. Môn ngữ văn là một môn như vậy và quyển sách giáo khoa ngữ văn vô cùng quan trọng cho người học văn. Đối với lớp 9, ở cuối cấp chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp thì kiến thức ở đây còn quan trọng bội phần.

Bìa của cuốn sách được in khá đơn giản nhưng không sơ sài. Cuốn sách giáo khoa ngữ văn 9 với khung hình chữ nhật, vừa vặn, gáp sách thẳng, được đóng đẹp đẽ, cứng cáp. Nền cuốn sách có màu hồng phấn. Bên trên cùng của bìa ghi dòng chữ in hoa đậm màu đen: “BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”, xuống bên dưới một chút là dòng chữ màu đỏ nâu: “Ngữ văn” và số 9 màu trắng to ngay bên cạnh. Ở ngay giữa bìa là một cành lá xanh, nhú ra những chùm hoa vàng chum chím nụ và một quả gấc đỏ nậng trĩu kéo cành rủ xuống. Bên dưới cùng bìa sách là lô gô và dòng chữ đen: “NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM”. Bìa sau cuốn sách in tên những cuốn sách giáo khoa cùng một bộ với hai hàng chữ màu đen.

Cũng giống như các loại sách khác, Sách giáo khoa lớp 9 cũng có một phần mục lục ở những trang cuối sách giúp cho học sinh có thể dễ dàng tìm các bài học mà mình cần. Sách được chia thành 17 bài học, mỗi bài tương ứng với 4 tiết văn trên lớp. Mỗi bài luôn bao gồm đủ nội dung: Văn bản, tập làm văn, tiếng việt. Nội dung các bài học trong cuốn sách được sắp xếp một cách rất khoa học và hợp lí. Phần đầu của mỗi bài học luôn là khung: nội dung cần đạt, tóm lược lại toàn bộ kiến thức quan trọng mà học sinh cần phải nhớ, sau đó đến văn bản hoặc bài học, sau mỗi bài học đều có câu hỏi liên quan đến bài để gợi ý học sinh tự học. Kết thúc là bài luyện tập về nhà. Định kì còn có bài kiểm tra tập làm văn và tiếng việt đã được thống nhất rõ nội dung và giới hạn giúp giáo viên và học sinh dễ dàng trong ôn luyện và kiểm tra. Có sắp xếp bài kiểm tra còn sắp xếp cả tiết trả bài kiểm tra vô cùng chu đáo để giáo viên và học sinh có một tiết trả bài và nhìn lại khuyết điểm để sửa lỗi.

Cuốn sách như một ngọn đèn hải đăng soi sáng những cánh cửa dẫn đến tương lai của bao thế hệ học trò. Là nền tảng kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng và chung nhất của toàn bộ học sinh trong một chương trình. Có được cuốn sách, việc học tập và ôn luyện như có hệ thống sẵn sàng từ lâu, rút ngắn được rất nhiều thời gian tự mày mò tìm kiếm. Cuốn sách đã trở thành cuốn cẩm nang không thể thiếu trong cặp mỗi học sinh học văn và là tài liệu ôn tập đầy đủ và tin cậy cho mọi kì thi cam go nhất. Đặc biệt, cuốn sách còn khiến cho rất nhiều học sinh trở nên yêu thích môn văn hơn và việc học môn văn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Sách giáo khoa lớp 9 đem lại cho chúng ta không ít lợi ích, chính vì vậy, ta cần thể hiện thái độ trận trọng đối với nó. Chúng ta cần bọc quyển sách gọn gàng sạch sẽ, khi dùng sách tránh để bị ướt, cong mép. Không vẽ bậy lên trang sách, không để sách bị rách, bị vẩy mực. Nên dán nhãn vở và ghi tên cẩn thận để đảm bảo sách không bị thất lạc. Ngoài việc giữ gìn cho sách cẩn thận, thì học tốt môn ngữ văn cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn đối với người làm sách. Chúng ta cần học bài đầy đủ, nhớ những kiến thức trọng tâm cần thiết, chú ý gạch chân phần quan trọng để học tốt hơn.

Để tạo ra được một cuốn sách giáo khoa là công sức của rất nhiều người trong một thời gian dài và cuốn sách giáo khoa ngữ văn 9 là một cuốn sách tốt với lượng kiến thức đầy đủ và bổ ích rất hữu ích cho công việc học văn lớp 9 và ôn tập cho kì thi chuyển cấp quan trọng.
#Walker

Nguyen
24 tháng 8 2019 lúc 7:51

Tham khảo:

*Dàn bài:
*Mở bài:
-Giới thiệu chung về quyển sách giáo khoa.
-Nơixuất bản,do những ai biên soạn......;
* Thân bài:
-Miêu tả khái quát về quyển sách giáo khoa từ ngoài vào trong (ví dụ: bên ngoài dược trang trí như thế nào màu sắc ra sao in hình gì....).
-Chúng ta có thể nói về kích thước hình dáng (VD: chiềucao, bề dày, chiều rộng......).
-Sau khi giới thiệu xong từ bên ngoài ta bắt đầu mô tả bên trong sách như:
+Sách gồm bao nhiêu trang; được chia thành mấy phần(phần tiếng việt.....)
+Mỗi phần lớn lại chia thành bao nhiêu mục nhỏ, nội dung của mỗi mục ra sao...
+Ta có thể lấy ví dụ về một hoặc nhiều phần như:
+Phần tiếng việt: cấu tạo bài gồm những gì ,có ghi nhớ không.....
......
+Chúng ta phải giữ gìn bảo quản sách thế nào cho nó khỏi hư (VD: phải bọc sách dán nhãn ....)
+Không nên vứt hoặc ném vì có thể làm hỏng sách
*Kết bài:
-Khẳng định lại ý nghĩa của quyển sách đối với mỗi người học sinh chúng ta.
-Vì vậy chúng ta phải coi sách như người bạn thân của mình ,phải nâng niu gìn giữ quý trọng vì nó chính là một báu vật mà ai cũng phải cần đến.

#Walker

Alan
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 11 2018 lúc 13:27

a.Văn bản có tính thuyết minh:

- Thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi có hệ thống:

    + Tính chất chung về họ, giống, loài

    + Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể…

    + Cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi: giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi

- Những phương pháp thuyết minh được sử dụng:

    + Nêu định nghĩa: thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới

    + Phương pháp phân loại: các loại ruồi

    + Phương pháp dùng số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản

    + Phương pháp liệt kê: các đặc tính của ruồi

Đặng Thùy Linh
Xem chi tiết
Phương Trần
18 tháng 3 2017 lúc 14:29

-Thất ngôn tứ tuyệt:

Thơ này được ra đời vào thời kỳ nhà ĐƯỜNG ,có nguồn gốc từ TRUNG QUỐC nhựng đc người VN đánh giá cao và cũng chấp nhận nó là thơ ĐƯỜNG LUẬT , gồm 4 câu ,mỗi câu 7 chữ <CÒn có cả thơ thất ngôn bát cú cũng được gọi là thơ đường luật gồm , 7 chữ một câu, có 8 câu . >
Thơ thất tứ tuyệt gồm 4 câu,mỗi câu 7 chữ ,có gieo vần và âm điệu liên kết với nhau .
Câu đầu: gọi là câu đề ,giới thiệu hoàn cảnh hoặc mở đề cho bài thơ .
Câu thực ; tiếp theo ,nói rõ người hoặc vật hoặc cảnh vật mà tác giả định giới thiệu trong bài thơ .Tả sát thực nhất hnội dung của bài thơ là gì .
Câu luận ; quan điểm ,ý kiến ,suy nghĩ của tác giả ,của mọi người ,của nhân loại về vấn đề mà tác giả đã nêu trên
Câu kết ; Rút ra quy luật chung ,quy luật riêng hay một kết cục nào đó cho bài thơ .

-Thất ngôn bát cú:

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bãng:

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t T b B t T B Cỏ cây chen đá lá chen hoa t B b T t B B

Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nén tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

Thảo Phương
28 tháng 12 2017 lúc 15:35

̀Thơ TNBCĐL là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ ĐL đc các nhà thơ VN rất ưa chuộng.

Thổ thơ TNBCĐL có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở TQ sau đó du nhập vào VN và đc các nhà thơ Trung Đại rât́ ưa chuộng.Một bài thơ TNBCĐL gồm tám câu.Mỗi câu bảy chữ.Cả bài thơ gồm bốn phần:-Đề

-Thực

-Luận

-Kết

Thể thơ TNBCĐL có nhiều quy định rất chặt chẽ về:Niêm,luật,vần.Niêm là sự dính kết các câu theo hệ thống dọc theo quy tắc:câu một kết dính vs câu tám;câu hai vs câu ba;câu bốn vs câu năm;câu sáu vs câu bảy.Luật của bài thơ đc căn cứ vào chữ thứ hai của câu một.Nếu chữ ấy là thanh B thì bài thơ làm theo luật B,và ngược lại.Để xđ vần của bài thơ ta căn cứ vào các chữ cuối của câu một,hai,bốn,sáu,tám.Nếu các chữ ấy đều làm theo vần B thì ta kết luận bài thơ có vần B và ngược lại.

Quy luật B-T của thể thơ này đc quy định như sau:nhất,tam,ngũ bất luận~Nghĩa là chữ thứ một,ba,năm của hai câu liền kề ko cần đx về thanh điệu~nhị,tứ,lục phân minh~Nghĩa là chữ thứ hai,bốn,sáu của hai dòng liêǹ kề phải đx nhau về mặt thanh điệu~

Nhịp thơ thg là nhịp 4/3 (h) 2/3/3.

NT đối thể hiện ở cặp câu 3-4,5-6.Các cặp câu này phải đảm bảo đối thanh,đối ý,đối từ loại.

Thể thơ TNBCĐL có vẻ đẹp cân đối,hài hòa,cổ điển nhưng lại gò bó,giàng buộc.

Có thể ns,thể thơ TNBCĐL là thể thơ đẹp và hay,đáng đc chân trọng.Cx vs các thể thơ khác của dân tộc,thể thơ này đã tạo nên sự đa dạng,phong phú của nền thi ca VN.

Thảo Phương
28 tháng 12 2017 lúc 15:36

Gợi ý bằng dàn bài:

Mở bài: - Giới thiệu: Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng.

- Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.

Thân bài: - Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.

- Nêu đặc điểm của thể thơ:

+ Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.

+ Bài thơ gồm bôn phần đề - thực - luận - kết.

+ Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.

+ Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.

+ Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.

+ Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.

+ Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1-2-4- 6 -8 và là vần bằng.

+ Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. + Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.

- Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.

- Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ này.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 11 2018 lúc 7:12

Chọn: thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

  Mở bài: Giới thiệu về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

  Thân bài:

  - Nguồn gốc:

    + Thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

    + Thơ thất ngôn tứ tuyệt ra đời vào thời nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

  - Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

    + Mỗi bài thơ gồm 4 câu, 7 chữ (số dòng số chữ không được thêm bớt)

    + Luật thơ: có bài thơ gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc nhưng chủ yếu là gieo vần bằng.

    + Cách đối: đối hai câu thơ đầu hoặc đối hai câu thơ cuối, hoặc không có đối.

    + Cách hiệp vần: chữ cuối của câu 1 bắt vần với chữ cuối của câu 2 và 4.

  - Bố cục thơ:

    + 4 câu tương ứng với 4 phần khai, thừa, chuyển, chuyển hợp

    + Nội dung 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình

  - Nhận xét ưu điểm: Có sự kết hợp hài hòa cân đối nhạc điệu. Thích hợp để viết về chủ đề thiên nhiên, tình yêu đất nước.

    + Khuyết điểm: Niêm luật và thi pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt, đa dạng nhưng không dễ làm, số câu chữ không được thêm bớt tùy tiện.

  Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đối với nền thơ ca nói chung.

Lê thị phương loan
Xem chi tiết
Hoilamgi
7 tháng 8 2018 lúc 17:02

Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.

Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: Số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: Câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

Vần trong thơ lục bát có hai loại: Vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới. Đó là vần chân. Ví dụ:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Ngoài dạng lục bát nguyên thể như trên, còn có dạng lục bát biến thể đôi chút bằng cách thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch về cách hiệp vần hay phối thanh.

Ví dụ:

Cơm ăn mỗi bữa lưng lưng,

Uống nước cầm chừng, để dạ thương em.

(Ca dao)

Tiếng thứ sáu của câu lục lại vần với tiếng thứ tư của câu bát, tuy vậy đọc lên vẫn thấy du dương. Trường hợp thêm chữ như câu ca dao sau đây:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,

Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.

(Ca dao)

Câu lục đã được thêm vào hai tiếng (gió đẩy). Nếu bớt đi hai tiếng này thì hai câu lục bát trên sẽ trở lại dạng nguyên thể về vần, nó vẫn tuân thủ theo cách hiệp vần lưng.

Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là thanh bằng, vị trí thứ tư là thanh trắc. Còn các tiếng ở vị trí lẻ một, ba, năm, bảy thì có thể là bằng hay trắc đều được cả.

Ví dụ:

Bần thần hương huệ thơm đêm

b              t                 b

Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết Bàn

B             t                   b                 b

Chân nhang lấm láp tro tàn

b         t              b

Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.

b              t                    b                 b

(Mẹ và em – Nguyễn Duy)

Nếu ở câu lục có hiện tượng tiểu đối thì luật bằng trắc có thể thay đổi.

Ví dụ:

Khi tựa gối, khi cúi đầu,

t                    b         b

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Tiếng thứ hai thanh trắc, tiếng thứ tư thanh bằng, khác với cách phối thanh của câu lục bình thường.

Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.

Ví dụ:

Vì mây / cho núi / lên trời,

Vì chưng / gió thổi / hoa cười/ với trăng.

Hay:

Gió sao / gió mát / sau lưng

Dạ sao / dạ nhớ / người dưng / thế này?

(Ca dao)

Nhưng khi cần biểu đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định nào đó, người ta có thể biến đổi nhịp thơ cho thích hợp. Ví dụ như lời Thúy Kiều nói với Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo ân báo oán:

Dễ dàng / là thói / hồng nhan,

Càng / cay nghiệt lắm / càng / oan trái nhiều!

Rõ ràng là giọng đay nghiến, chì chiết khi Thúy Kiều nhắc tới máu ghen đáo để có một không hai của tiểu thư họ Hoạn.

Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp… biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến. Sau kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã tôn vinh thơ lục bát lên tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, các bài thơ lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa và một số nhà thơ khác vẫn kế tục và phát huy thế mạnh của thể thơ thuần túy dân tộc, để thơ lục bát mãi mãi là niềm tự hào – là sản phẩm tinh thần vô giá của non sông, đất nước.

Lê thị phương loan
7 tháng 8 2018 lúc 17:09

thánh kiu bạn nhiều

bích hoang
Xem chi tiết

Tham khảo 

Bậc thầy của truyện ngắn thế giới Raymond Carver đã có câu nói rất hay rằng: “Tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Điều đó không sai bởi nền văn học Việt Nam phát triển thì không thể không công nhận những đóng góp tuyệt diệu của thể loại truyện ngắn, nó dung dị nhưng luôn mang đến cho người đọc những cái nhìn sâu sắc, chân thực nhất về mọi khía cạnh của cuộc sống.

Văn học là một thế giới không bao giờ đóng trong một khuôn khổ mà nó luôn mở ra với muôn hình vạn trạng, đa dạng từ ngôn từ, hình ảnh đến cốt truyện, tinh tế trong cách chọn các biện pháp tu từ, nghệ thuật câu đưa người đọc đi từ cảm nhận này đến những bất ngờ, nút thắt khác. Nếu xem văn học là một nghệ thuật thì các nhà văn chính là những người nghệ sĩ không ngừng tìm kiếm, sáng tạo những điều nhân văn, đặc trưng có phong cách, sở trường riêng biệt làm nên một bức tranh văn học vĩ đại của Việt Nam. Trong những thể loại như tiểu thuyết, truyền thuyết, thơ,… thì truyện ngắn được xem là một cây đại thụ lớn phát triển từ lâu, ghi đậm dấu ấn theo năm tháng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng”, “Gió đầu mùa – Thạch Lam”, “Tắt đèn – Ngô Tất Tố”… Có thể thấy các nhà văn thể hiện rất thành công những tác phẩm truyện ngắn nói riêng cũng như những tác phẩm văn học với nhiều thể loại khác, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc và thời đại. Trong cái riêng biệt của phong cách nhà văn người ta tìm thấy diện mạo của tâm hồn đẹp, tính cách đặc trưng của một dân tộc, đó là điều khiến Tô Hoài có câu: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài). Ở truyện ngắn chính là thể loại thể hiện rõ nhất những điều này, từng câu văn, bối cảnh, cốt truyện, tình tiết của mỗi tác phẩm truyện sẽ mang hơi thở của thời đại, dấu chân của nhà văn. Một thể loại văn học gắn liền cùng cuộc sống con người rất chân thực, dễ hiểu, súc tích nhưng vô cùng cuốn hút là nhận xét dành cho truyện ngắn. Trải qua nhiều thăng trầm thì đến nay truyện ngắn đã có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong nên văn học, nó đã khẳng định với không ít những tác phẩm để đời, bất tử theo thời gian, có thể kể đến “Số đỏ - Vũ Trọng Phụng”, “Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu”, “Hai đứa trẻ - Thạch Lam”, “Chí Phèo – Nam Cao”…

Thể loại truyện ngắn từ lâu đã trở thành một điểm nhấn quan trọng của Văn học hiện đại Việt Nam. Thời điểm vượt trội, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ của thể loại truyện ngắn là vào thế kỉ XX, nó phát triển bền bỉ, ngày càng chất lượng hơn gắn cùng sự đóng góp của những tên tuổi, đó là Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài… Trong thời kì chiến tranh, truyện ngắn có sự chậm lại nhưng không vì thế mà nó ngừng hẳn, nó chảy chậm mà chắc với những tác phẩm tái hiện một cách chân thực nhất từ đời sống, chế độ cùng con người vào thời kì đó. Chúng ta làm sao quên được Chị Dậu hiện lên là người phụ nữ điển hình chất phác, cần cù cùng sự phơi bày một chế độ bọn cường hào thống trị trước Cách Mạng đó là sự tham lam, bản chất tàn bạo của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Khi hòa bình lặp lại trên nước nhà thì có thể nói là giai đoạn truyện ngắn vượt lên, tỏ rõ mình trong nền văn học với không ít những tác phẩm thành công mang đậm giá trị nhân văn từ câu chuyện đời sống con người.

Nền văn học có phát triển cùng nhiều thể loại thơ, tiểu thuyết hiện đại thì truyện ngắn vẫn mãi có một chỗ đứng vững chắc, bền bỉ theo năm tháng. Những tác phẩm kiệt tác trường tồn mãi, là những lát cắt chân thực từ đời sống, xã hội Việt Nam sẽ là những áng văn bất hủ đi cùng tên tuổi của nhà văn. Thể loại văn học truyện ngắn sẽ mãi là nơi để những nhà văn có thể khai thác, chọn để viết và người đọc đón nhận bằng cả trái tim.

 

lạc lạc
6 tháng 12 2021 lúc 13:47

dàn ý - bạn tham khảo 

 

1. Mở bài:

- Nêu định nghĩa về truyện ngắn

2. Thân bài:

- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn

+ Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.

- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.

- Đặc điểm về cốt truyện:

+ Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp

+ Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian

- Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân

+ Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn

+ Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.