Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bùi Ngọc Tố Uyên
Xem chi tiết
Anh The
Xem chi tiết
Jennifer Song
24 tháng 11 2021 lúc 20:55

cái này là Toán à

hangocnhi
24 tháng 11 2021 lúc 21:04

bucminh khó quá

hông nhớ

 

Bảo Chu Văn An
25 tháng 11 2021 lúc 9:02

bài này là Toán à? Văn mà

Bùi Ngọc Tố Uyên
Xem chi tiết
Phương_52_7-23 Uyên
15 tháng 11 2021 lúc 20:58

Trả Lời:

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai.Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Phạm Thảo Linh
Xem chi tiết
Phan Tiến Nghĩa
16 tháng 11 2019 lúc 21:07

Hạ Tri Chương là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào đời Đường. Ông là bạn vong niên với Lý Bạch. Hầu hết các sáng tác của ông đều thể hiện tình cảm yêu thương sâu nặng với quê hương. Một trong những bài thơ mang cảm hứng chủ đạo về nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư):

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Ngay nhan đề bài thơ đã thể hiện niềm xúc động dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình mà gần hết cuộc đời nay mới trở lại. Tình cảm nhớ quê luôn thường trực trong lòng tác giả, nhưng phải đến khi đứng trên mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn, tình cảm ấy không thể nén được và trào dâng

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Quê hương chính là cội nguồn của mỗi cá nhân, gia đình, thậm chí cả dòng họ. Được sinh ra nhưng tuổi ấu thơ đã phải rời gia đình, quê hương sống nơi đất khách quê người. Vậy là tác giả ngay từ nhỏ đã phải làm quen với phong tục tập quán và kể cả lũ bạn hoàn toàn mới lạ. Sự hoà đồng có lẽ cũng nhanh, nhưng nó vẫn không phải là quê nhà, là sinh khí âm dương hội tụ của mẹ cha để sinh ra mình. Điều đó có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của nhà thơ. Nỗi niềm nhớ quê đã trở thành thường trực đau đáu trong lòng. Quê hương trong bài thơ là cố hương. Tác giả xa cách không phải là 3 năm, 15 năm mà là hơn nửa thế kỉ, gần một đời người. Đành rằng cuộc sống chốn Tràng An náo nhiệt, ồn ào, sung túc. Công danh có thành đạt đến mức nào, cái chất quê, cái máu, cái hồn trong ông vẫn không hề thay đổi. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau “li gia”. Tuy vậy, ta thấy rằng với tác giả, vui sướng vô cùng là cuối đời còn được hồi hương.

Cuộc đời đầy sóng gió và cát bụi, mái tóc còn xanh mướt ngày nào khi xa quê thì nay, chính trên mảnh đất này mái tóc ấy đã bạc phơ. Dẫu cho tóc bạc, da mồi, địa vị công danh thay đổi. Nhưng cái cốt cách, cái linh hồn của đất mẹ quê cha vẫn nguyên đó.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Lời nói, giọng quê vẫn không thay đổi, ấy chẳng phải là sự gắn bó với quê hương đó sao. Thật vậy truyền thống văn hoá của gia đình, dân tộc quê hương không dễ gì thay đổi được. Nó được ăn sâu trong máu, trong tâm hồn tác giả. Lý Bạch trên bước đường chống kiếm lãng du xa quê từ nhỏ nhưng ánh trăng nơi quán trọ đã gợi trong ông những kỉ niệm thân thương nhất về quê hương, ánh trăng làm sống dậy một thời gắn bó từ thuở nằm nôi. Hạ Tri Chương cũng vậy, ông sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương hết mực của cha mẹ, của quê hương, chỉ có những kẻ bạc tình mới nỡ nhắm mắt quên đi nguồn cội.

Càng cảm động nhường nào khi trên đỉnh danh vọng cao sang mà hình ảnh quê hương không hề phai nhạt. Ta hiểu rằng về với quê có lẽ là ước nguyện lớn nhất của đời ông. Ước nguyện ấy đã biến thành hiện thực, bao năm ly biệt nay trở về với quê hương, trong lòng sao tránh khỏi cảm xúc dâng trào. Có lẽ ngay từ đầu ngõ tác giả đã thốt lên con đã về đây hỡi người mẹ hiền quê hương, ông như muốn ôm trọn cả quê hương vào lòng với những dòng nước mắt sung sướng.

Nhưng về tới quê hương một nghịch lý đã xảy ra:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Thời gian xa quê dài dằng dặc, bạn bè cùng trang lứa ngày xưa ai còn ai mất. Quê hương đã có thay đổi gì chưa. Đời sống của bà con như thế nào? Bao nhiêu câu hỏi cứ dội về hiện hữu. Sau tiếng cười nói ồn ào của lũ trẻ, lòng tác giả không khỏi man mác. Trong con mắt lũ trẻ thì mình là khách lạ, đó là một thực tế bởi khi ông từ giã quê hương thì làm gì đã có chúng. Sau nụ cười tinh nghịch của trẻ thơ là những giọt nước mắt chua cay và sung sướng. Ta là khách lạ! Xa quê gần một đời người nay mới trở lại, ta dù lạ với lũ trẻ thơ như quá đỗi thân thuộc với mảnh đất quê hương. Sung sướng hơn bao giờ hết nhà thơ đang đứng trên mảnh đất quê hương, ông đã thực hiện được tâm nguyện của mình “sống chết với quê hương”. Tình cảm ấy đẹp quá, thiêng liêng quá!.

Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người. Và dĩ nhiên không có tình cảm gắn bó với quê hương sẽ không lớn nổi thành người.

 
Khách vãng lai đã xóa
Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 10 2016 lúc 20:05

*Giong nhau:với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

*Khác nhau:

-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. 
Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.

-Ngẫu nhiên viết nhân buoir mới về quê:Tình cảm quê Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người và tác phẩm “Hồi hương cố tri” của Hạ Tri Chương là một bài thơ rất hay, tất cả tấm lòng nhà thơ được gói gọn trong bốn câu thơ đầy ý nghĩa. Tác giả đã rất thành công khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật như tiểu đối hay tính hàm xúc nói ít gợi nhiều. Bài thơ đã giúp người đọc thấu hiểu hơn tâm trạng của người khách li hương.

Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
qwerty
11 tháng 10 2016 lúc 7:41

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.

Phương Thảo
8 tháng 11 2016 lúc 21:07
Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch

- “Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

- Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy.

- Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương.

- Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương.

- Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết.

- Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng.

- Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người.

- Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương.
Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương



- Từ xưa đến nay, có biết bao bài thơ viết về nỗi nhớ quê hương thắm thiết nhưng có lẽ độc đáo và thú vị chính là bài “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương.

- Nhà thơ rời xa quê hương thuở thiếu niên để đi lập công danh ở chốn quan trường và sau hơn năm mươi năm mới trở về nhà.

- Xa quê lâu như thế nhưng tình yêu quê vẫn luôn sâu nặng trong lòng qua giọng nói vẫn không hề thay đổi khiến người đọc vô cùng cảm phục.

- Và rưng rưng xúc động trước cảnh vật thay đổi của quê hương, tác giả nghẹn ngào khi nghe trẻ nhỏ hỏi khách nơi nào đến chơi.

- Đau lòng xót xa nhớ hình ảnh quê hương thuở ấy và bạn bè với độ tuổi này cũng nữa mất nữa còn chẳng biết ở nơi nao.

- Câu hỏi của trẻ thơ hồn nhiên nhưng chạm vào trái tim thi sĩ vốn mang nặng mối tình sâu đậm với quê hương.

- Nếu thi tiên Lý Bạch nhớ quê khi ở xa quê thì Hạ Tri Chương lại nhớ quê khi vừa đặt chân trở về quê cũ.

- Bài thơ ngắn nhưng dạt dào cảm xúc gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua bao thế hế về tình yêu quê hương.  
Nguyễn Thị Ngân Thương
16 tháng 11 2017 lúc 18:54

Theo mình nghĩ:

Giống nhau: cả hai đều nhớ quê hương của mình.

Khác nhau: Hạ Tri Chương có cơ hội về thăm quê hương , còn LÝ BẠCH thì không có cơ hội về thăm quê vì ông đã mất. TRI CHƯƠNG

Hiền Cherry
Xem chi tiết
trần châu
16 tháng 11 2016 lúc 21:32
Mình làm phần tư luận nha!
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người ta có khi phải xa quê mới hiểu tình quê hương là sâu sắc lắm. Xa quê, dù nỗi nhớ có cồn cào đến mức nào thì người ta cũng có cách để mà bày tỏ. Thế nhưng đặt chân về đến quê mình mà lại bị coi là người xa lạ thì nỗi đau ắy mới thực sự lớn hơn. Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư ta hiểu và cảm thông với Hạ Tri Chương khi ông rơi vào hoàn cảnh như thế.
Hạ Tri Chương sinh sống và làm việc trên 50 năm ở chốn phồn hoa là kinh đô Trường An. Lúc xin từ quan mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi (Khi đi trẻ, lúc về già)
Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)
Hai câu đầu là 2 câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng rất đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tự lại trong 2 câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi 2 mốc thời gian, còn lại trải ra 1 khoảng thời gian mênh mông ở giữa. Trong khoảng 50 năm giữa 2 mốc thời gian ấy, ta có thể hình dung bao nhiêu bão tố phong ba đã đến với tác giả. Những bon chen trong cuộc sống làm mái tóc tác giả pha sương. Mái đầu của người ly hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian. của tuổi tác vừa là dấu ấn của 1 cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy, người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỡi nhớ quê hương.
Trong 2 câu đầu, chú ý đến cụm từ "hương âm vô cải" (giọng quê không đổi). Nếu người ta cần 1 cái gì đó để kiểm nghiệm cái thuỷ chung son sắt của kẻ ly hương thì chỉ cần nghe "Giọng quê"của con người ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngẵn chút nào thế mà cái tình đối với quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi.
Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và sót xa biết bao:
" Nhi đồng tương kiến, bất tương thức (Trẻ con nhìn lạ không chào)
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?)"
Một tình huống thật quá bất ngờ, hóm hỉnh mà sót xa thấm thía. Nhìn lũ trẻ cười vui với câu hỏi đầy ngây thơ, lòng tác giả lại cồn cào lên bao lỗi nhớ niềm thương. Ồ! hoá ra mình không còn trẻ nữa. Không biết ở cái làng nhỏ bé này còn bao nhiêu người có thể nhớ mặt và gọi đúng tên ta. Ôi! Sao ta muốn tìm về một nơi ấm áp mà không tìm được. Đặt chân về đúng mảnh đất yêu thương ta không hề thấy lạ. Ta vẫn thuỷ chung và son sắc như xưa, vậy mà sao quê hương đang nhìn ta với một con mắt lạ lẫm, hững hờ...những dòng suy nghĩ của nhà thơ cứ theo cái mạch ấy mà chảy cùng với câu thơ mà ý nghĩa còn đang bỏ ngỏ. Trước câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, lòng tác giả bùi ngùi một lỗi sót xa.
Từ hai câu thơ đầu đến 2 câu thơ sau là cả một sự đổi thay rất lớn. Người ly hương vốn là chủ nhà thế mà tự nhiên đột ngột biến thành người không quen biết; Từ một con người hí hửng về làng ôm trong lòng bao lỗi nhỡ niềm thương, nay hoá thành người xa lạ. Hai câu thơ kết thúc hụt hẫng chơi với. Lỗi buồn của tác giả cũng từ đó mà mênh mông lan toả biết nhường nào.
Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý tứ cô đọng, hóm hỉnh, sâu xa. Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết, ý nghĩa của nó khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động, sót xa.  
trần châu
16 tháng 11 2016 lúc 21:31

Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đờiHạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu ko j vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là :giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phat từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳngcòn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười noi và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà làviệc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. 1 vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nươc mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dado, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.

Nguyễn Thị Phương Hoa
9 tháng 12 2017 lúc 18:24

Hạ Tri Chương (659-744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, ông còn là bạn vong niên của thi tiên Lí Bạch. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau mấy chục năm nay mới trở lại.

Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, điều khiến người ta buồn nhất, khắc khoải nhất là phải sống xa quê. Mà sẽ là buồn hơn nữa nếu lại phải xa quê mấy chục năm trời không được một lần trở lại. Đến cuối đời may mắn được trở về thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến, đứng giữa quê mình mà chẳng ai còn nhận ra, người ta cứ ngỡ khách lạ về làng. Và Hạ Tri Chương đã rơi vào tình cảnh ấy. Mở đầu bài thơ tác giả viết:

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (Trẻ đi, già trở lại nhà)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về của ông. Trong cuộc đời con người sự ra đi hay trở vế sẽ chỉ là những chuyến đi bình thường nếu người ta đi vài ngày vài năm, nhưng sẽ là vấn đề nếu thời giàn ra đi kéo dài hàng mấy chục năm trời. Ngày ra đi, Hạ Tri Chương vẫn còn rất trẻ và cho đến ngày trở về đã thành một ông lão. Cả một quãng thời gian quá dài đủ khiến một con người tình nghĩa như nhà thơ nhớ quê đến mức độ nào. Có lẽ chúng ta cũng có thổ hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết, dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê đẩy đủ và sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương được thể hiện ở câu tiếp theo.

Hương âm vô cải mấn mao tồi
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê mà chẳng được về thăm quê, để đến mấy chục năm sau mới được trở về, với biết bao bồi hồi và xúc động. Tuy nhiên, về đến làng, ông phải đối diện với một nghịch lý: Trước nơi đã sinh ra mình, ông chỉ là một người lạ:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai
(Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười, hỏi: “Khách từ đâu đến làng”

Có điều gì đó hóm hỉnh trong câu thơ này khiến ta phải bật cười nhưng dường như đó là một cái cười chẳng trọn vẹn bởi một người con được sinh ra chính từ mảnh đất ấy nay lại được xem như một người khách lạ. Cảnh cũ còn đây nhưng bạn cũ người xưa ai còn ai mất tác giả chẳng biết và dường như chẳng còn ai nhận ra mình nữa, dường như chẳng còn ai nhận ra tác giả là chàng Hạ Tri Chương năm xưa đã sinh ra từ ngôi làng này. Họ ngỡ đâu khách lạ về thăm làng. Có cái gì đó thật nghịch lí, người của làng mà lại trở thành khách lạ. Trẻ con hồn nhiên chào hỏi: có phải là khách lạ tờ phương xa đến. Đọc những câu thơ này, ta có thể tưởng tượng một người đàn ông đứng lạc lõng giữa làng, khuôn mặt vừa vui mừng, sung sướng vì được đứng trên mảnh đất thân yêu nhưng lại vừa thoáng nét buồn vì những người qua lại chẳng ai để tâm đến, một cảm giác thất vọng, hẫng hụt của tác giả khi đứng giữa quê mình. Bao năm xa quê mong ngày trở lại thăm quê vậy mà khi đứng trên mảnh đất thân yêu của mình thì dường như tất cả không còn là của mình nữa. Song thực ra điều đó cũng là tất nhiên bởi thời gian mà Hạ Tri Chương xa quê đâu phải vài ngày, vài năm mà đã hơn nửa thế kĩ, vì vậy người trẻ không biết là lẽ thường tình. Dẫu vậy bài thơ cũng giúp ta thấy được tình cảm chân thành, thủy chung của tác giả, một người đã từng có danh vọng cao sang nhưng vẫn không quên được tình cảm với cố hương. Đó là một con người đáng trân trọng. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng có câu thơ nói về tình cảm của người xa quê.

Ngày đi, tóc hãy còn xanh
Mai về, dù bạc tóc anh cũng về.

Tình cảm quê hương là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người và tác phẩm “Hồi hương cố tri” của Hạ Tri Chương là một bài thơ rất hay, tất cả tấm lòng nhà thơ được gói gọn trong bốn câu thơ đầy ý nghĩa. Tác giả đã rất thành công khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật như tiểu đối hay tính hàm xúc nói ít gợi nhiều. Bài thơ đã giúp người đọc thấu hiểu hơn tâm trạng của người khách li hương.

Bài thơ khép lại nhưng vẫn để lại dư âm khó quên trong lòng người đọc.

Tây Qua Jun
Xem chi tiết
Phạm Thị Trâm Anh
28 tháng 10 2016 lúc 11:42

BÀI BỖNG NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ ( NGUYỄN TRI CHƯƠNG)

Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa.

Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên hạ. Những năm tháng đó dù xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ dung triền mien quê nhà, nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người của ông bây giờ

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về nhà)

Một câu thơ sử dụng phép tiểu đối đầy chua xót và nuối tiếc. Lúc còn trẻ tác giả đã phải rời xa quê hương, khi đã có công danh sự nghiệp, đã có cuộc sống riêng tốt đẹp thì tuổi cũng không trẻ nữa. Lúc đó ông mới không còn bất cứ mối lo nào nên đã trở về quê hương tìm lại những gì thuộc về mình. Câu thơ như xát muối và chính tác giả, và xát vào lòng người đọc niềm thương cảm sâu sắc nhất. Sự tài tình của Hạ Tri Chương chính là sử dụng triệt để tính năng của phép tiểu đối để nhấn mạnh quãng thời gian xa quê, cũng đồng thời nhấn mạnh trái tim ông vẫn luôn hướng về cội nguồn.

BÀI CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH THANH TỊNH ( LÍ BẠCH)

Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đã được tiên thơ Lí Bạch kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tả tình và tả cảnh. Tình và cảnh đó có mặt xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thơ. Đó là nỗi nhớ quê hương tha thiết, trong một đêm không ngủ được tác giả đã thao thức ngắm trăng, càng ngắm lại càng trào dâng nổi nhớ quê cũ. Điều này được thể hiện như sau: - Hai câu thơ đầu tiên tác giả đã vẽ nên một bức tranh về cảnh đêm trăng sáng. Tuy nhiên đây không phải là hai câu thơ tả cảnh thuần tuý vì có sự xuất hiện của chữ “sàng” (giường) và chữ “nghi” (ngỡ) ánh trăng sáng đã rọi tới đầu giường khiến tác giả ngỡ là sương trên mặt đất. Và vẻ đẹp dường như mơ hồ đó đã làm cho tác giả thao thức trong đêm. Vậy cảnh thiên nhiên ở đây chỉ là đối tượng suy ngẫm của chủ thể trữ tình, đế rồi trên nền cảnh đó ông đã bộc lộ những suy tư, cảm nghĩ của mình về quê hương mà ông đã xa cách bấy lâu. Và ngược lại hai câu CUỐI tác giả nói về tình người, tình quê hương sâu sắc, ở đây có tới ba chữ trực tiếp tả tình: “tư cố hương” (nhớ quê cũ). Tuy nhiên tác giả không đơn thuần chỉ tả tình thuần tuý mà các từ ngữ còn lại đều là tả cảnh, tả người: “vọng minh nguyệt”, “cử đầu”, “đê đầu”. Qua việc tả cảnh, tả người đó đã giúp tác giả bày tỏ nỗi nhớ quê da diết, sâu nặng trong tâm hồn của nhà thơ
 

 

 

Lê Phan Bảo Như
Xem chi tiết
Phương Thảo
21 tháng 11 2016 lúc 11:03

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

 

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.


 

✪ ω ✪Mùa⚜  hoa⚜ phượng⚜ là⚜ mùa⚜ thi⚜ cử ⚜Chúc⚜ bạn⚜ hiền⚜ hai⚜ chữ⚜ thành⚜ công(u‿ฺu✿ฺ)

Phương ThảoPhương Thảo21 tháng 11 2016 lúc 11:03  

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

 

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.


Thu gọn

Trần Đình Trung
Xem chi tiết
Linh Phương
7 tháng 12 2016 lúc 19:53

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn. Từ bài hồi hương ngẫu thư của hạ chi chương. Mà em càng hiểu, và yêu quê hương của mình.Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

nguyen ngoc
7 tháng 12 2016 lúc 19:53

Cảm nghĩ về bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương văn 7

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

 

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

Mh chỉ bt thế thôi vui

Thảo Phương
7 tháng 12 2016 lúc 20:23

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người ta có khi phải xa quê mới hiểu tình quê hương là sâu sắc lắm. Xa quê, dù nỗi nhớ có cồn cào đến mức nào thì người ta cũng có cách để mà bày tỏ. Thế nhưng đặt chân về đến quê mình mà lại bị coi là người xa lạ thì nỗi đau ắy mới thực sự lớn hơn. Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư ta hiểu và cảm thông với Hạ Tri Chương khi ông rơi vào hoàn cảnh như thế.
Hạ Tri Chương sinh sống và làm việc trên 50 năm ở chốn phồn hoa là kinh đô Trường An. Lúc xin từ quan mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi (Khi đi trẻ, lúc về già)
Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)
Hai câu đầu là 2 câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng rất đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tự lại trong 2 câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi 2 mốc thời gian, còn lại trải ra 1 khoảng thời gian mênh mông ở giữa. Trong khoảng 50 năm giữa 2 mốc thời gian ấy, ta có thể hình dung bao nhiêu bão tố phong ba đã đến với tác giả. Những bon chen trong cuộc sống làm mái tóc tác giả pha sương. Mái đầu của người ly hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian. của tuổi tác vừa là dấu ấn của 1 cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy, người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỡi nhớ quê hương.
Trong 2 câu đầu, chú ý đến cụm từ "hương âm vô cải" (giọng quê không đổi). Nếu người ta cần 1 cái gì đó để kiểm nghiệm cái thuỷ chung son sắt của kẻ ly hương thì chỉ cần nghe "Giọng quê"của con người ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngẵn chút nào thế mà cái tình đối với quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi.
Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và sót xa biết bao:
" Nhi đồng tương kiến, bất tương thức (Trẻ con nhìn lạ không chào)
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?)"
Một tình huống thật quá bất ngờ, hóm hỉnh mà sót xa thấm thía. Nhìn lũ trẻ cười vui với câu hỏi đầy ngây thơ, lòng tác giả lại cồn cào lên bao lỗi nhớ niềm thương. Ồ! hoá ra mình không còn trẻ nữa. Không biết ở cái làng nhỏ bé này còn bao nhiêu người có thể nhớ mặt và gọi đúng tên ta. Ôi! Sao ta muốn tìm về một nơi ấm áp mà không tìm được. Đặt chân về đúng mảnh đất yêu thương ta không hề thấy lạ. Ta vẫn thuỷ chung và son sắc như xưa, vậy mà sao quê hương đang nhìn ta với một con mắt lạ lẫm, hững hờ...những dòng suy nghĩ của nhà thơ cứ theo cái mạch ấy mà chảy cùng với câu thơ mà ý nghĩa còn đang bỏ ngỏ. Trước câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, lòng tác giả bùi ngùi một lỗi sót xa.
Từ hai câu thơ đầu đến 2 câu thơ sau là cả một sự đổi thay rất lớn. Người ly hương vốn là chủ nhà thế mà tự nhiên đột ngột biến thành người không quen biết; Từ một con người hí hửng về làng ôm trong lòng bao lỗi nhỡ niềm thương, nay hoá thành người xa lạ. Hai câu thơ kết thúc hụt hẫng chơi với. Lỗi buồn của tác giả cũng từ đó mà mênh mông lan toả biết nhường nào.
Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý tứ cô đọng, hóm hỉnh, sâu xa. Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết, ý nghĩa của nó khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động, sót xa.