Tại sao khi chữa cháy bằng xang dầu ta không nên dùng nước.
Các bạn giải giúp mình nhé.
Trong quá trình lửa cháy, nếu đám cháy xăng dầu nhỏ, người ta có thể sử dụng tấm chăn dày, lớn và trùm nhanh lên đám cháy mà không dùng nước để dập tắt đám cháy. Em hãy giải thích tại sao lại làm như vậy?
Đám cháy xăng dầu nhỏ, người ta có thể sử dụng tấm chăn dày, lớn và trùm nhanh lên đám cháy mà không dùng nước để dập tắt đám cháy vì:
- Nếu dùng nước đám cháy sẽ càng to và lan rộng: Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn.
- Khi dùng chăn dày, lớn trùm nhanh lên đám cháy, giúp cách li ngọn lửa với oxi và dập tắt được đám cháy.
BÀI TẬP
Câu 1: Oxygen có tính chất nào sau đây ?
a) Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống.
b) Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
c) Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
d) Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Câu 2: Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây được cho là phù hợp nhất ?
a) Phun nước.
b) Dùng cát đổ trùm lên.
c) Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào.
d) Dùng chiếc khăn khô đắp vào.
Câu 3: Một số gia đình sử dụng bếp củi để đun nấu hằng ngày. Khi lửa sắp tàn, người ta thêm củi và thỏi gió vào bếp thì ngọn lửa sẽ cháy bùng lên. Em hãy giải thích vì sao người ta lại làm như vậy ?
Câu 4: Bạn Minh tiến hành thí nghiệm tại nhà như sau: bạn Minh bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau và cho vào 2 bình thủy tinh giống hệt nhau. Bình 1 đậy kín bằng 1 nút cao su, bình 2 bọc đậy bằng 1 miếng vải màn rồi để cả 2 bình như vậy qua đêm.
a) Theo em, không khí từ bên ngoài có thể vào được bình nào ?
b) Theo em, sáng hôm sau thức dậy thì bạn Minh sẽ thấy con châu chấu ở bình nào đã bị chết và con châu chấu ở bình nào vẫn còn sống. Tại sao ?
Câu 5: Khi nào chúng ta cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm cung cấp nguồn oxygen cho hoạt động hô hấp ?
Câu 6: Tại sao trong bể nuôi cá cảnh thường lắp một máy bơm nước nhỏ để bơm nước liên tục đồng thời trồng thêm một số cây thủy sinh ?
Câu 7: Que diêm và thanh củi đều được làm từ gỗ. Khi gió thổi tới thì que diêm đang cháy sẽ bị tắt, còn thanh củi đang cháy trong đóng lửa thì tiếp tục cháy mãnh liệt hơn. Em hãy giải thích vì sao ?
Câu 8: Khi vào bệnh viện thì các em thường thấy bệnh nhân đeo chiếc mặt nạ dưỡng khí. Mặt nạ đó được kết nối với một bình được làm bằng thép rất chắc chắn.
a) Bình bằng thép kia có phải chứa khí oxygen không ?
b) Tại sao trong không khí đã có oxygen rồi mà lại phải dùng thêm bình khí oxygen ? Em hãy giải thích tại sao ?
Câu 5:
a. Vì sao không sử dụng nước để dập tắt các đám cháy do xăng, dầu?
b. Cần dùng biện pháp nào để dập tắt các đám cháy do xăng, dầu? Giải thích?
A) muốn dập tắt bằng nước sẽ làm lan rộng đám cháy hơn vì xăng , dầu nhẹ hơn nước
B) biện pháp là dùng cát khô, chăn ướt, bình chữa cháy có CO2
Tham khảo
a) Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi
b) – Dùng bình chữa cháy loại bọt, bột để dập tắt đám cháy;
– Dùng cát để đắp đê ngăn không cho chất cháy chảy loang;
– Dùng chăn chiên thấm nước phủ hoàn toàn bề mặt của đám cháy.
Câu 4:
a. Tại sao người ta lại cấm hút thuốc hoặc tạo ra tia lửa điện trong các hầm lò khai thác than?
b. Tại sao không dùng nước để dập tắt các đám cháy do xăng, dầu? Biện pháp đúng là gì?
a) Vì trong các hầm lò than có khí CH4 khi hút thuốc hoặc tạo ra tia lử lửa điện nó sẽ cung cấp nhiệt để xảy ra phản ứng:
\(CH_4+2O_2\xrightarrow[]{t^o}CO_2+2H_2O\)
CH4 và O2 là hỗn hợp gây nổ mạnh nếu trộn theo tỉ lệ thể tích 1 : 2 có thể gây nổ làm nguy hại tới tính mạng
b) Vì xăng, dầu là chất không tan trong nước và nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên làm cho đám cháy lớn hớn
Biện pháp phù hợp là dùng miếng vải phủ lên hoặc dùng cát
Các bạn giỏi Sinh học ơi ! Các bạn có biết tại sao khi rửa rau tóc Tiên lại có bọt trong nước không ? Các bạn giúp mình với nhé
Rau tóc tiên là rau gì vậy? Mình chỉ biết cây lạc tiên. Hoặc bạn có thể cho mình biết tên khoa học của nó để mình tìm hiểu giúp.
Bởi vì đây là một loại rau đặc biệt, khi rửa sẽ tạo ra bọt nhờ có nhiều chất saponin khi hoà vào nước.
Mình chắc chắn câu tả lời tầm90% nhưng hi vọng bạn sẽ tick
Vì đây là một loại rau đặc biệt, khi rửa sẽ tạo ra bọt nhờ có nhiều chất saponin khi hoà vào nước.
Mình chắc chắn đươc 90% thôi nhưng mong bạn sẽ tick
tại sao không nên đổ nước đầy ấm khi đun?
giúp mình với các bạn
Đang cần gấp
người ta không đổ đầy ấm vì khi nước sôi, nước nở vì nhiệt nên thể tích nước sẽ tăng, hơn nữa, nước sôi thì sẽ có bọt khí từ đáy ấm nước thoát ra, làm nước trên mặt thoáng bị động mạnh, nên nước dễ bắt ra ngoài, nếu là bếp lửa thì bếp sẽ tắt ngóm, nếu là bếp điện thì giật tung người hihi^^!!!
bạn nên tham khảo 1 số đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6, mấy câu hỏi giải thích chỉ cần nắm vững lí thuyết thôi!
Trả lời:
Vì khi đổ nước đầy ấm khi đun, nước nóng lên và nở ra nên hay bị tràn ra ngoài.
khi đun nước,ta ko nên đổ thật đầy ấm vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài
Vì sao lại dùng trùng biến hình để làm sạch nước???? giúp mình với, cần gập các bạn ơi !!!!!!!!!!!!
Đây là sinh lớp 7 nha, mình không biết chọn môn Sinh ở đâu nên chọn tạm là t.anh nhé.
tại sao chúng ta không dùng nước để dập lửa bằng dầu xăng mà ta phải dùng đến cát,carbon dioxice
Không dùng nước để dập lửa vì xăng dầu không tan trong nước, có thể làm cho đám cháy lan rộng. Dùng cát vì khi cho cát vào đám cháy cát sẽ ngăn cách đám cháy với không khí làm cho đám cháy tắt dần, dùng khí CO2 vì khi phun khí CO2 vào đám cháy, khí CO2 sẽ ngăn cách đám cháy với không khí làm cho đám cháy tắt dần( Khí CO2 không duy trì sự cháy)
CHO MÌNH HỎI TÍ NHÉ
1,1lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh , nút bị kẹt . Hỏi phải mở nút đun nóng phần nào để mở lọ.
2,Tại sao khi đun nước ta k nên đổ nước thật đầy
3,tại sao người ta k đóng chai nước ngọt thật đầy
4,Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp , khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên
5,Tại sao k khí nóng lại nhẹ hơn k khí lạnh
6,Tại sao khi giót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy lại dễ vỡ hơn coovs thủy tinh mỏng
7,Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng
8,2 nhiệt kế thủy ngân có bầu chứa thủy ngân như nhau nhưng thủy tinh tiết diện lại khác nhau. khi đặt cả 2 nhiệt kế vào hơi nước đang sôi thì có như nhau k , vì sao
9, Tại sao người ta dùng rượu mà k dùng nước để chế tao nhiệt khế đo k khí
10, Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía phải phạt bớt lá đi
11, Người ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội . đèn trời là 1 khung nhẹ trụ bọc bằng vải hoặc giấy dưới treo 1 ngọn đèn hoặc 1 vật tẩm dầu dể cháy .Tại sao khi đốt vật đó lên thì nó có thể tự bay
12, tại sao khi trời lạnh hà hơi vào gương , nó lại mờ ,sau 1 thời gian nó lại sáng trở lại .
13, Tại sao máy sấy tóc lại làm tóc ta nhanh khô
CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI , CÂU NÀO LÀM ĐƯỢC THÌ GIÚP MÌNH ĐI. MÌNH TÍCH HẾT
1, Khi ta hơ nóng cổ lọ, cổ lọ nở ra
=> Có thể lấy đc nút thủy tinh ra.
2, Vì nếu đổ nước thật đầy, nước nóng sẽ nở ra và nguy hiểm khi nó tràn ra ngoài.
3, Vì nếu đóng đầy nước, khi nhiệt độ tăng cao, nước nở ra mà không có khoảng không (nước đã đầy kín) thì áp suất gây ra lớn có thể gây nổ chai.
4, Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra
=> Bóng phồng lên.
1. Phải đun nóng phần cổ lọ để mở lọ
2.Khi đun nước, người ta không đổ nước thật đầy ấm . Vì:
Vận dụng kiến thức:
chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
=> Khi đun nước, thể tích chất lỏng trong ấm nước sẽ nở ra, tăng lên nên sau đó thì tùy theo sức chức của ấm nước sẽ trần nước ra ngoài.
Suy ra và kết luận: Khi ta đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm.
3. Vì khi vận chuyển chai nước trên đường thì trời nắng nóng làm cho thể tích nước tăng lên mà chai nước có thể tích quá nhỏ làm cho cho nước bị vỡ ra và có thể gây nguy hiểm.