Những câu hỏi liên quan
Đỗ Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Khánh Vũ
22 tháng 10 2017 lúc 20:20

Trong mạch kể xưng tôi là người kể chuyện: Người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây không ai khác là nhà văn Ai-ma-tốp.

Trong mạch kể xưng chúng tôi vãn là người kể chuyện trên nhưng lại nhân danh là"cả bọn con trai ngày trước" và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai

Chúc bạn học tốt😇

duong van tuan
Xem chi tiết
hạnh nguyễn thị
12 tháng 2 2018 lúc 12:28

về gì vậy

Không Tên
12 tháng 2 2018 lúc 12:30

Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an: - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây! Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ: - Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị. Người phụ nữ nức nở: - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với! Chú công an hỏi: - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? An mặc thế nào? Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép ... Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh: - Oi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi! Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất mục lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít: - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao? Chị Lan nhẹ nhàng đáp: - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ. Người phụ nữ nói tiếp: - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy? Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về. Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến. Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.

Six Gravity
12 tháng 2 2018 lúc 12:48

BÀI LÀM

Ngày hôm ấy là một ngày oi nồng, nóng bức. Tan học về, trời bắt đầu chuyển giông. Em vội vã rẽ nhanh vào con hẻm nhà mình thì thấy một chị bế em bé độ mười tháng tuổi một tay kéo va li và đang rảo bước.

Đến ngay cạnh người phụ nữ mới thấy chị mệt thế nào: tóc chị bết mồ hôi, một tay bế con còn kẹp thêm một túi xách nhỏ, tay kia chị kéo cái va-li độ hai chục kí. Chị phụ nữ còn trẻ, chị mặc áo sơ-mi màu vàng mơ, khoác một áo khoác nhẹ. Còn em bé mới xinh làm sao, em bé đội một cái mũ vải ren bèo màu hồng. Được mẹ bế trên tay nhưng chắc hai mẹ con đi bộ cũng xa nên bé hơi khó chịu, nó cho tay vào mồm mút và đang muốn khóc quấy. Em vội thưa:

- Chị về đâu hả chị? Chị đưa em kéo va-li giúp cho!

Chị dừng lại nhìn em:

- Sắp mưa rồi, chị sợ cháu mắc mưa. Nhà ba chồng chị ở trong hẻm này nè, cũng gần đây thôi.

Trong đầu em chợt loé lên một ý nghĩ, em buột miệng:

- Ba chồng... hay chị là...

-  Chị là con dâu chú tổ trưởng khu phố này đấy, em biết chú ấy không?

Em reo lên:

- Em biết ngay mà. Em ở sát nhà ba chồng chị. Em tên Hưng. Chị bế cháu đi, đưa giỏ để luôn trên va-li, em kéo cho.

Chị phụ nữ cười, thở phào một cái:

- May mà gặp em. Em giúp chị nhé!

Em xốc lại chiếc cặp trên vai, kéo va-li giúp chị. Chị bế cháu bé lúc này trông thong thả hơn. Rảnh tay không xách giỏ, chị vỗ nhè nhẹ vào lưng em bé, nó ngừng mút tay, tròn xoe đôi mắt lay láy nhìn em. Hai chị em rảo bước vì trời bắt đầu mưa nhẹ. Về đến nhà em, cũng sát ngay nhà chú Tuân, em reo to:

- Chú Tuân ơi, tin vui, tin vui!

Chú Tuân mở cánh cổng chấn song, vui mừng kêu lên:

- Sao không điện cho ba di đón?

Chú đưa tay đỡ ngay em bé, nó nhào người sang tay chú ngay. Chị phụ nữ rút khăn tay lau cho em bé, cười vui vẻ:

- Gớm, mút tay bẩn mới ghê chứ! Thưa ba, con đi xe bus xuống trạm đây rồi, sợ ba bận nhiều việc hay trở trời đau chân. Chân ba có bị đau nhiều không ba?

Chú Tuân cảm động nhìn con dâu, bảo: “Ba khỏe”. Em kéo va-li và giỏ vào trong phòng khách nhà chú Tuân xong, vòng tay chào chú và chị. Chú Tuân bắt tay em như người lớn, chú vui vẻ, điệu đàng:

- Cảm ơn “Dũng sĩ Tiền phong” nghen. Thay quần áo rồi sang nhà chú ăn kẹo nha.

Em trả lời: “Vâng ạ!”, chào chú và chị lần nữa, thơm em bé một cái thật kêu rồi về nhà mình.

Em vừa đi vừa hát, lòng tràn ngập niềm vui vì đã làm được một việc tốt. Em còn vui vì một điều nữa: chú Tuân có con dâu và cháu về chơi vui vẻ hơn vì chú sống có một mình, còn em sẽ có em bé để nựng thích ghê. Làm được việc tốt em thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.

tran khoi my
Xem chi tiết
trongnghia
29 tháng 3 2018 lúc 21:03

Treo biển

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

"Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"!

Truyen cuoi, Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"!

Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"!

Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:

- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa!

Thế là nhà hàng cất nối cái biển.

Trường Nguyễn Văn
Xem chi tiết
Dinh Quoc Huy
27 tháng 10 2017 lúc 20:01

sử dụng nhôi thứ nhất để làm lời kể sinh động hơn

Lê Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Ayako
6 tháng 12 2017 lúc 20:43

Mình kể về người thân nha bạn

                               Bài làm

"Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".

Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la cửa người mẹ dành cho những đứa con.

Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người.

 Tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mẹ

Hà Chí Dương
11 tháng 12 2017 lúc 12:52

Sao ko có kể về bạn thân đi, sao ko có tả ông già ăn xin!!!!!

Nu Hoang Bang Gia
24 tháng 2 2018 lúc 13:11

Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè … sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.

Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cố giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.

Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.

Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.
 

Phuong Thao Nguyen Thi
Xem chi tiết
Anh Qua
8 tháng 11 2018 lúc 12:46

Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng của giai cấp tư sản.Giai cấp tư sản tiến hành cách mạng là để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển không chịu ảnh hưởng từ chế độ phong kiến (nhiều khi là tranh giành thị trường :cuộc đấu tranh giành lại độc lập ở Nam Mỹ; và nhiều khi cách mạng tư sản bị phản đối và lập thành chế độ cộng hòa,nhưng vẫn mang lợi cho tư bản).

Hằng Lê
Xem chi tiết
Phong Thần
17 tháng 6 2021 lúc 20:09

#Tham_khảo

Bố cục của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là một bố cục khá hoàn chỉnh, hợp lí và rành mạch vì giữa các phần, các đoạn văn có sự thống nhất khá chặt chẽ. Chính điều đó đã giúp cho người đọc tiếp nhận tác phẩm một cách dễ dàng. Bố cục đó được thể hiện như sau:

- Đoạn 1: Từ đầu đến "hiếu thảo như vậy": cảnh hai anh em chia đồ chơi

- Đoạn 2: Đoạn tiếp theo đến trùm lên cảnh vật": Thủy chia tay lớp học

- Đoạn 3: Đoạn còn lại: hai anh em chia tay nhau

Trên đây không phải là bố cục duy nhất của văn bản, do đó có thể kể lại câu chuyện theo một bố cục khác miễn là phải tuân theo bố cục rành mạch và hợp lí.

Ħäńᾑïě🧡♏
17 tháng 6 2021 lúc 20:23

Tham khảo nha!

 

Bố cục của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là một bố cục khá hoàn chỉnh, hợp lí và rành mạch vì giữa các phần, các đoạn văn có sự thống nhất khá chặt chẽ. Chính điều đó đã giúp cho người đọc tiếp nhận tác phẩm một cách dễ dàng. Bố cục đó được thể hiện như sau:

Đoạn 1: Từ đầu đến "hiếu thảo như vậy": cảnh hai anh em chia đồ chơiĐoạn 2: Đoạn tiếp theo đến trùm lên cảnh vật": Thủy chia tay lớp họcĐoạn 3: Đoạn còn lại: hai anh em chia tay nhau

Trên đây không phải là bố cục duy nhất của văn bản, do đó có thể kể lại câu chuyện theo một bố cục khác miễn là phải tuân theo bố cục rành mạch và hợp lí.

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
21 tháng 12 2016 lúc 10:13

Họ hàng bọ hung chúng tôi đi đâu cũng bị ghét bỏ, khinh bỉ. Có lúc, tôi đã tự ghét bỏ chính mình, ghét những việc mà mình đã làm trước đây. Không hiểu sao, tôi rất muốn được làm người như trước, không muốn sống trong cái kiếp bọ hung đáng khinh bỉ này.

Kiếp trước, tôi cùng từng là con người sống trên trần gian. Tôi tên là Lý Thông, làm nghề bán rượu. Nhưng sau những lần làm việc sai trái tôi đã bị trừng phạt biến thành bọ hung, suốt đời chỉ biết chui rúc ở những xó hôi hám. Tôi đã bị trừng phạt bởi vì đã đối xử tệ bạc với Thạch Sanh - cậu em trai kết nghĩa của tôi. Thạch Sanh là một người tốt bụng, ăn ở hiền lành, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Tôi đã lừa Thạch Sanh kết nghĩa anh em, lừa cái tính thật thà của cậu. Khi về ở cùng với mẹ con chúng tôi, cậu ta làm việc rất chăm chỉ, không than vãn hay đòi hỏi ai thứ gì. Ấy vậy mà tôi lại lấy oán báo ân. Tôi đã lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay tôi vì chỉ muốn lừa Thạch Sanh và cướp đi công lao của cậu.Sau khi đem đầu Chằn Tinh đến cung vua, tôi được phong làm quận công, được bao nhiêu kẻ hầu người hạ còn Thạch Sanh chỉ biết quay lại túp lều cũ dưới gốc đa. Sống trong sung sướng nên dần dần, tôi đã quên mất người anh em kết nghĩa tốt bụng của mình.

Một thời gian sau, vua mở hội kén rể cho công chúa. Không may lúc công chúa chuẩn bị ném quả cầu may thì bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. Mất con, nhà vua vô cùng đau khổ, ông liền sai người cho đi tìm công chúa và hứa sẽ gả công chúa cho người tìm được. Trong tôi niềm vui sường ngập tràn nhưng vẫn còn một chút lo lắng. Và một lần nữa, tôi lại được Thạch Sanh giúp đỡ. Nhưng tôi lạinhẫn tâm lợi dụng cậu và cũng một lần nữa tôi lại cướp đi công lao của cậu. Tôi đã cho người lấp của hang và nghĩ rằng cậu ta vĩnh viễn không bai giờ lên được. Tôi đang vui mừng vì sắp được làm phò mã của công chúa nhưng dường như ước muốn ấy sẽ không bao giờ thành hiện thực. Từ khi cứu công chúa từdưới hang trở về, nàng lại bị câm, không nói năng gì. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng bó tay.

Trong ngục tối, bỗng vang lên mộttiếng đàn. Tiếng đàn nghe rất du dương, vang vọng đến tận hoàng cung, nó làm cho công chúa bỗng cười nói vui vẻ.Nàng xin vua cha cho gặp người gãy đàn. Tôi linh tính có chuyện không hay sắp xảy ra, không ngờ lại gặp được Thạch Sanh. Thật éo le làm sao, mọi tội lỗi của tôi bị vạch trần chỉ trong chốc lát. Bao ước mơ giàu sang, phú quý giờ đây lại vụt mất. Có lẽ tôi sẽ chết nhưng nhờ Thạch Sanh tốt bụng tha chết, cho về quê sinh sống, làm ăn nhưng ông Trời không thương tình nên đã trừng phạt hai mẹ con chúng tôi. thế là từ đó tôi hóa kiếp thành bọ hung, chui rúc ở những xó tối tăm bị người đời ghét bỏ.

Cậu em kết nghĩa của tôi đã lấy được công chúa. Lễ cưới của họ tưng bừng lắm. Chưa bao giờ có một lễ cưới tưng bừng như thế. Nhưng họ lại bị vướng vào một cuộc chiến tranh với các nước chư hầu vì lúc trước đã bị công chúa từ hôn. Tôi đã nghĩ rằng chỉ dựa vào một mình Thạch Sanh sẽ không chống đỡ nổi nhưng nhờ có tiếng đàn và niêu cơm thần kì, cậu đã thắng giặc, không cần phải có sự hi sinh hay mất mát nào.

Tôi rất khâm phục tài trí của Thạch Sanh. Tôi hối hận lắm vì những việc làm sai trái của chính mình. Đời đời, tôi chỉ là một con bọ hung dơ bẩn bị khinh miệt. Tôi ao ước được trở thành người dù chỉ một lần để sửa chữa những lỗi lầm của mình. Tôi mong mọi người hãy bênh vực cái thiện, chống lại cái ác, noi gương tráng sĩ Thạch Sanh.

 

 

  
Châu Kim
Xem chi tiết
Vũ Thị Minh Hồng
25 tháng 9 2017 lúc 20:01

1. Tại nhà máy chế biến đồ đông lạnh

2. Thì sẽ được người khác tôn trọng lại mình.

3.

Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.