Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
lê ngọc hậu
Xem chi tiết
lạc lạc
4 tháng 12 2021 lúc 18:09

bạn tham khảo

Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.

lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
lạc lạc
27 tháng 12 2021 lúc 13:52

bạn tham khảo :

 

Bà - một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm…. Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Tiếng gà trưa

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!

Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.

Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!


 
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa" thực là một bài thơ hay!

Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh Châu
13 tháng 10 2017 lúc 21:49

Tham khảo đây nha Nguyễn Thu Hằng

Bài làm

Đông Anh, ngày 21 tháng 10 năm 2033
Nam thân mến !
Cậu có thấy bất ngờ khi nhận được lá thư này không? Tớ phải hỏi han rất nhiều người, rất nhiều nơi mới biết được địa chỉ của cậu. Tớ xin lỗi vì đã không thể đến thăm cậu được vì dạo này công việc rồi các cuộc hẹn làm tớ mất nhiều thời gian quá. Cậu vẫn khỏe chứ? Thật tiếc là hôm họp lớp vừa rồi không có cậu, nếu cậu có mặt thì chắc là vui lắm đó. Giờ thì ai cũng đang đi trên con đường sự nghiệp của mình: Người thì làm kĩ sư, bác sĩ, rồi nhân viên, giám đốc…nhưng khi gặp nhau ai nấy đều như trẻ ra cả chục tuổi, trở về với những cô, cậu học sinh ngây thơ, nhí nhảnh như ngày nào. Cậu có biết không, mọi người đều xúc động lắm, ai cũng hỏi cậu đâu. Để tớ kể lại cho cậu hôm tụ họp của lớp mình nhé.

Gửi
Kể từ ngày tốt nghiệp cấp hai đã thấm thoắt 20 năm. Rồi một ngày, khi đã thấy mình trưởng thành sau những chặng đường đầy gian nan, tớ cùng mọi người đã cùng nhau về thăm mái trường cấp hai xưa. Hôm ấy trời nắng đẹp, hoa phượng bắt đầu rụng khắp sân trường báo hiệu rằng trời đang dần chuyển đông kèm với thời tiết bắt đầu se lạnh. Những làn gió bay xuyên qua các tán lá một cách nhè nhẹ cũng làm cho những hàng cây rung động , phát ra âm thanh khiến con tim rạo rực biết nhường nào. Vẫn con đường ấy tụi mình nhịp nhàng bước đi theo những tia nắng vàng nhẹ trong sự vui sướng cùng với một cảm giác có chút gì đó khó tả. Đến nơi, tớ đứng ngơ người ra khi nhìn thấy chiếc cổng vẫn như xưa, cảm giác nao nao hạnh phúc ùa về trong con tim của mình một cách rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Mình bước vào sân trường, những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau bao năm xa cách. Tớ nhìn xung quanh, trong tâm tư thấy ngôi trường bây giờ khác quá. Nhưng dù có thay đổi như thế nào thì hình ảnh có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lẫn vào đầu được. Cảm giác thân thương gần gũi vẫn in sâu trong tâm trí của mình.

Trường không còn là một ngôi trường nhỏ như trước kia nữa mà nay đã được mở rộng và xây thêm rất nhiều phòng học. Tớ nhìn xung quanh để tìm lớp học cũ của tụi mình nhưng tất cả đều thay đổi nhiều quá làm tớ cũng không nhận ra. Ngày xưa trường chỉ là những dãy nhà cấp bốn nhưng giờ đây đều được xây cao lên hết cả rồi. Phía bên trên có gắn logo của trường cùng dòng chữ “Trường THCS Pascal”. Nhìn dòng chữ đó tớ bỗng cảm thấy xúc động không sao tả được. Tớ cùng mọi người dạo quanh sân trường. Cố hít thật sâu để cảm nhận không khí dưới những gốc cây đa, cây si to đùng đến cỡ phải vừa ba người ôm. Nhớ lại những lời nói vui đùa của cô Hường rằng “Nếu bị người yêu bỏ thì mang cây si ra nhà người đó trồng, người ta thường gọi đó là si tình” , mọi người cười phá lên.

Hôm ấy thật vui khi cô đã cho lớp mình trải nghiệm không gian của ngôi trường. Cậu còn nhớ cây xoài nhỏ nhỏ xinh xinh chứ? Bây giờ nó to vừa người ôm rồi đó. Cứ hè đến là cây lại ra bao nhiêu quả, ăn ngọt lịm. Nghe thấy tiếng nói chuyện xì xào ở nhà xe tớ lại nhớ đến những lúc Khanh bước vào lớp, rồi Huy bước đến cả lũ hô “Cháy nắng”. Cảm giác thật vui sướng biết nhường nào khi Tuấn Anh bước vào với quả tóc dựng ngược thì cả lớp hô “ái chà! ” . Mọi người đứng dưới gốc cây xoài tâm sự với nhau thì có thêm vài người nữa đến. Vẫn những cái tên đó mà ai cũng thành đạt cả rồi nên đứa nào cũng đi ô tô đến chật hết cả sân trường.
Tiếc quá không có cậu chứ bọn con trai lớp mình đến đông đủ lắm. chúng nó đứa thì làm Công an, đứa thì Nhà báo, Bác sĩ… Trông mấy đứa bây giờ nhìn tri thức lắm. Có mấy đứa giờ vẫn đang học cao học. Nhớ lại mới thấy ngày xưa chúng mình trẻ con quá, lúc nào cũng lên bảng làm mấy bài toán rồi đòi thầy Thịnh cho điểm. Mặc dù bây giờ nhìn chúng nó khác xa ngày xưa nhưng vẫn có cảm giác thân thuộc, gần gũi vô cùng.
Gửi
Buổi họp lớp hôm ấy, ai ai cũng tràn đầy niềm vui. Lớp mình từ khi lên cấp 3 không còn kề vai sát cánh với nhau nữa, mỗi người đi một ngả. Bây giờ mới được gặp lại nhau, ai cũng hớn hở nhớ về kỉ niệm xưa. Nói chuyện về những bữa cơm, những buổi học rồi những tình cảm trong sáng của tuổi học trò ngày ấy. Những gì còn là bí mật nay đều được tiết lộ hết trong một tâm trạng vô cùng cởi mở, không khí vui như ngày tết. Những câu chuyện nổ đanh đách bên cạnh những tràng cười giòn tan. Những câu chuyện dù đẹp dù xấu đều được kể hết ra.
Hồi học lớp 6, vừa mới bắt đầu vào năm học bọn con trai tụi mình đã chặn cửa không cho mấy đứa con gái vào phòng rồi bị cô Trọng bắt viết bản kiểm điểm. Lúc ấy ai ai cũng sợ bị cô gọi điện về cho bố mẹ. Lớp 8 cả lũ bắt nòng nọc nghịch thả vào bể rồi bị bác bảo vệ bắt được và phải cọ bể bằng sạch thì thôi.
Đang cùng nhau kể chuyện thì Khanh hét toáng lên “A! Cô Trọng”. Cả lũ xồ lên “Đâu? Đâu?” rồi nhìn ra phía cổng trường thấy cô từ từ bước đi với mái tóc đã bạc gần cả đầu. Thấm thoắt đã 20 năm rồi, ban đầu tớ cùng mọi người hỏi thăm sức khỏe cô, sau đó đến gia đình và cũng không quên nhắc đến thầy Tùng. Thấy đứa nào cũng thành đạt cô vui lắm, khen hết lời luôn. Cô cũng hỏi thăm cậu nhiều lắm đấy. Nếu không nhờ cô thì có khi bây giờ tụi mình cũng không có được như ngày hôm nay.
Thôi! Cuộc vui nào cũng tới hồi kết, rồi tất cả cũng phải rời xa nhau để trở về với tổ ấm của mình. Mọi người đều tặng quà và chúc sức khỏe cô cùng một lời hứa sẽ có ngày gặp lại. Trên đường trở về tớ vẫn có cảm giác bâng khuâng xao xuyến. Dư âm của buổi họp mặt vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của tớ. Rồi sẽ có ngày chúng ta sẽ được gặp lại nhau Nam à. Hẹn gặp lại câu vào một dịp gần nhất nhé để tụi mình cùng nhau tâm sự.
Mong sớm gặp lại cậu!
Người viết
Châu
Nguyễn Bảo Trung
13 tháng 10 2017 lúc 22:01

1. Mở bài:

Cần thơ, ngày...tháng ...năm...

Bạn...

2. Thân bài:

a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.

Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung....)

b) Nội dung thư:

Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường) Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?) Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội...(So sánh ) Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?) Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè? Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất? Găp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A...? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuông mặt lộ vẻ xúc động?) Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm: Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình? Tâm trạng cô ra sao? Tình cảm em như thế nào?

3. Kết luận:

Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn? Lời chào.
Nguyễn Bảo Trung
13 tháng 10 2017 lúc 22:02

Thái Nguyên, ngày.... tháng.... năm......

Linh thân mến!

Nhận được lá thư này của mình Linh bất ngờ lắm phải không? Ừ! Lâu lắm rồi còn gì.... Sau bao nhiêu năm mình mới lại ngồi vào bàn và viết thư cho Linh, cứ thấy lóng ngóng với cây bút và những gì muốn nói...

Linh bây giờ sao rồi? Chắc là Linh vẫn khoẻ và gia đình luôn tràn ngập trong tiếng cười và hạnh phúc phải không?

Mình nhớ thằng nhỏ Nam của Linh lắm đấy nhé, thằng bé thật ngoan ngoãn và đáng yêu. Lần cuối cùng gặp nó là hồi bọn mình chia tay để Linh vào Nam, cũng 12 năm rồi còn gì. Thằng bé lớn lên chắc bảnh trai lắm, nó học hành có tốt không Linh?

Còn mình thì vẫn khoẻ, cuộc sống vẫn ổn, ông xã chuyển công tác vì thế cả nhà lại chuyển về Thái Nguyên sinh sống rồi. Được sống trong bầu không khí quen thuộc và gần gũi của quê hương thật tuyệt Linh ạ.

Linh này! Linh có nhớ mái trường cấp 2 mà tụi mình từng học không? Chắc Linh chẳng quên được đâu nhỉ. Đó là nơi tụi mình đã gặp nhau và trở thành bạn thân thiết đến bây giờ, là nơi ấm áp yêu thương đã nâng cánh cho chúng ta trên con đường đời cơ mà! Năm nay con mình lại chuyển vào trường cũ học đấy! Thật là một sự trùng hợp diệu kì phải không Linh?

Linh à, 20 năm rồi mình mới quay lại trường đấy. Nhiều khi ngẫm lại thấy thời gian trôi thật nhanh, mới ngày nào mình còn nô đùa bên bè bạn, sống trong sự dạy bảo tận tình chu đáo của thầy cô,nay đã 20 năm rồi. Có lẽ mình ấn tượng nhất với trường là những kỉ niệm gắn với mùa hè. Có những mùa hè hân hoan vì được nghỉ ngơi sau 1 năm học tập, có những ngày hè lên trường lao động vui vẻ và ngày hè chia tay cuối cấp, phải xa thầy cô bạn bè, cả lớp A3 của mình ôm nhau khóc như trẻ con vậy. Mình cũng quay lại trường trong một ngày hè nắng chói chang và bầu trời xanh cao vời vợi. Có lẽ chính vì vậy mà những kỉ niệm ấy mới ùa về trong lòng mình.

Ôi, sao mới viết chưa được nửa bức thư mà nước mắt mình đã chực ùa ra thế này, lại mít ướt giống ngày xưa rồi,

Linh đừng cười mình nhé!

Trường mình bây giờ khác hồi chúng mình học nhiều lắm, những dãy nhà 2 tầng giờ đã là toà nhà 5 tầng cao đồ sộ với những thiết bị học tập được trang bị tối ưu. Thì dĩ nhiên, từ hồi bọn mình học trường đã là trường chuẩn quốc gia rồi còn gì. Bây giờ lớp nào cũng có máy chiếu, có máy tính, có bảng thông minh... Mình đã đi ngắm hết các lớp trong trường, vui lắm, nhớ lại bao nhiêu kỉ niệm. Mình nhớ, trước chúng mình chẳng thích học máy chiếu mãi còn gì. Những tiết học thật thú vị và bổ ích, giờ Văn thì vừa được nghe giọng đọc ấm áp, truyền cảm của cô, vừa được thảo luận thành nhóm thật thoải mái về những vấn đề mình quan tâm; giờ Hoá thì được xem thí nghiệm; giờ Lý thì được mắc mạch điện... nhiều trường khác còn phải ghen tị với học sinh trường mình cơ đấy.

Trường thì xây khác, nhưng những hàng cây xanh rợp bóng mát sau trường thì vẫn còn đó, hàng ghế đá vẫn còn đó ghi dấu bao hồi ức chẳng thể nào quên. Trong cái nắng hè, thấp thoáng rặng cây, những vườn hoa khoe sắc, trông ngôi trường thật hài hoà và đẹp lạ kì, nó rực rỡ, khang trang và luôn tạo cho mình cảm giác gần gũi, thân thương.

Trong lần này về thăm trường, mình đã gặp lại rất nhiều thầy cô dạy mình ngày ấy, cô giáo dạy Văn ngày xưa với những giờ học ấm áp yêu thương, đôi khi hơi nghiêm khắc nhưng đem đến cho chúng mình những bài học đối nhân xử thế, cách ứng xử, nói năng... giúp bọn mình sống tốt và sống có ích; thầy giáo dạy Lý với những giờ học về điện, đôi khi khó hiểu nhưng luôn cố giảng dạy thật kĩ; cô giáo dạy Sử với những tiết học thú vị về một thời quá khứ đã qua, khiến chúng mình thích thú nghe như nghe truyện cổ tích... Mình đã khóc đấy Linh ạ! Không ngờ bao nhiêu năm rồi, 35 tuổi, con trai lớn thế rồi... lại được gặp lại các thầy cô, lại được nghe các thầy cô gọi là "em", xưng "cô" thật trìu mến, thiết tha. Trong cái giây phút ấy mình chỉ biết nắm tay thầy cô mà nghẹn ngào nói không nên lời, vui lắm mà sao nước mắt cứ tuôn rơi. Các thầy cô cũng sắp về hưu rồi, nhưng vẫn còn khoẻ mạnh lắm Linh ạ, tâm huyết với nghề, nhiệt tình và yêu thương học sinh thì dĩ nhiên là vẫn đầy ăm ắp trong trái tim rồi. Mình cũng không ngờ là các thầy cô vẫn còn nhớ mình đâu đấy. Bao nhiêu thế hệ học trò đi qua, vậy mà cô Văn, cô Địa vẫn nhận ra mình và hỏi rằng "học trò cũ của trường à"... khiến mình thấy ấm áp lạ kì. Ừ, phải rồi, các thầy cô là những người trèo đò luôn hi sinh vì học trò cơ mà... Trong giây phút ấy mình thấy xấu hổ quá, chẳng biết lấy gì để tặng người đã từng dìu dắt từng bước đi....

Chắc Linh không tưởng tượng ra đâu. Nhưng đến giờ khi ngồi đây viết thư cho Linh, cái cảm giác bồi hồi xao xuyến trước mái trường bao năm mới quay lại, cái niềm xúc động nghẹn ngào khi chào các thầy cô, sự lưu luyến khi ra về cái niềm xúc động nghẹn ngào khi chào các thầy cô, sự lưu luyến khi ra về vẫn còn vẹn nguyên trong mình. Chắc chắn rằng khi có thời gian, mình sẽ đến thăm các thầy cô thường xuyên hơn, vẫn còn vẹn nguyên trong mình. Chắc chắn rằng khi có thời gian, mình sẽ đến thăm các thầy cô thường xuyên hơn, lòng kính của học trò không nhiều nhưng chắc cũng 1 phần nào tri ân được công ơn của thầy cô phải không Linh?

Cũng lâu lắm Linh chẳng về Bắc rồi đấy, có thời gian thì về Linh nhé, thăm quê và thăm mái trường dấu yêu!

Thư chưa dài nhưng có lẽ là mình xin dừng bút ở đây! Chúc Linh và gia đình luôn mạnh khoẻ, thành đạt và hạnh phúc. Chúc cho cháu Nam luôn được học tập trong một môi trường học tập tốt đẹp mà ở đó cây non có thể mọc thẳng, hoàn thiện từ ngoại hình cho tới nhân cách như mái trường cấp 2 chúng mình đã học tập và trưởng thành.

Giaphong Nguyen
Xem chi tiết
Bảo Nguyễn
6 tháng 4 2022 lúc 19:12

\(500dm^2=5m^2\) nha

Nga Nguyen
6 tháng 4 2022 lúc 19:13

5

NguyetThienn
6 tháng 4 2022 lúc 19:13

500 dm2 = 5m2

Tuyền Dương
Xem chi tiết
Trường Phan
25 tháng 12 2021 lúc 16:11

Tham khảo nha

Tình cảm gia đình là một trong những đề tài quen thuộc , gần gũi trong văn chương nói chung, thơ ca nói riêng. Chúng ta đã từng xúc động trước nỗi niềm của nhà thơ Bằng Việt khi nhớ về những năm tháng chiến tranh đói mòn đói mỏi trong ‘Bếp lửa”, là tình bà cháu thiết tha của Trương Nam Hương qua “ Thời nắng xanh “ nhưng có lẽ không thể không kể đến Xuân Quỳnh với “Tiếng Gà trưa”. Tác phẩm được viết năm 1968 là những dòng hồi tưởng của nữ sĩ về năm tháng ấu thơ bên người bà tần tảo.

❤️Hoài__Cute__2007❤️
Xem chi tiết
Kudo Shiyari
29 tháng 7 2018 lúc 9:07

bạn chú ý mấy cái này nè : 

1. Bạn nhân hóa hơi thái quá rồi :( bị cái cmn j mà nhân hóa cây nhãn vs mồng tói đậu xanh rau má gì ko bt...

2. Khu vườn trước cửa nhà em tỉnh giấc sau một chuỗi ngày dài.

Những cây rau dền, cây mồng tơi thi nhau biểu diễn những vũ điệu tuyệt đẹp đón mưa.

thấy ok thì k nha :>

Trần Linh
Xem chi tiết
Tô Ngọc Anh
9 tháng 4 2020 lúc 13:23

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.Hồn thơ của Xuân Quỳnh mang nhiều dáng dấp mói lạ, có khi mãnh liệt,vội vàng, có khi lại dịu dàng,đằm thắm,yêu thương.Thơ của bà chủ yếu viết về tình yêu,tình cảm gia đình và quê hương đất nước.Bài thơ " Tiếng gà trưa" là một trong những bài thơ như vậy và là một tác phẩm thành công của bà.Khổ thơ đầu trong bài là một trong những khổ thơ hay nhất,tạo tiền đề phát triển những dòng thơ tiếp theo với những dòng cảm xúc dung dị và chân thành:

                                                 Trích thơ( Bạn tự viết nhé!)

Bài thơ " Tiếng gà trưa" được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, được in trong tập thơ" Hoa dọc chiến hào"(1968)rồi lại in trong tập thơ"Sân ga chiều em đi"(1984).Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi ở miền Bắc,nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã tạm gác bút nghiêng để lên đường vào chiến trường miền Nam để chiến đấu.

Trên đường hành quân ,khi đơn vị dừng chân bên xóm nhỏ.Bất ngờ, người chiến sĩ nghe được âm thanh của tiếng gà trưa vang lên:

                                  "Trên đường....cục ta"

Cụm từ" hành quân xa" gợi cho người đọc hình dung ra người chiến sĩ đã phải trải qua chặng đường dài,chịu nhiều gian nan,vất vả,phải vượt qua biết bao nguy hiểm,bom rơi,đạn lạc,sự phúc kích của kẻ thù.Và khi được dừng chân nghỉ ngơi,người chiến sĩ nghe được âm thanh tiếng gà nhảy ổ"cục...cục tác cục ta":âm thanh bình dị,quen thuộc,gần gũi, gắn bó với những ai sinh ra và lớn lên ở làng quê,gắn bó với tuổi thơ của mỗi người.Âm thanh tiếng gà gợi lên cả một không gian yên tĩnh, một cuộc sống bình yên.Tiếng gà"cục...cục tác cục ta" khiến ta hình dung được khuôn mặt vui sướng,rạng ngời của người nông dân khi có được những quả trứng hồng.Không những thế, tiếng gà trưa lanh lẳng vang lên đã tác động đến cảm xúc,tình cảm của người chiến sĩ:

                                   "Nghe xao động nắng trưa....tuổi thơ"

Âm thanh tiếng gà trưa đã làm xao động cả một không gian yên tĩnh,làm dịu đi cái nắng trưa hè oi ả " xao động nắng trưa".Âm thanh tiếng gà trưa lam cho bàn chân của người lính đỡ mệt mỏi sau những ngày băng rừng,vượt suối,trèo đèo,đi trong mưa bom bão đạn.Đồng thời,nó còn làm dịu đi cả sự khốc liệt,tàn ác của cuộc chiến mà mỗi người lính đều phải trải qua.Không những thế âm thanh tiếng gà trưa còn gợi dậy bao khát vọng tuổi thơ và làm xao động lòng người.Điệp ngữ kết hợp với ẩn dụ đã nhấn mạnh âm thanh tiếng gà trưa tác động đến cảm xúc của người chiến sĩ,đó là những rung cảm trong tâm hồn người lính.

         Bạn tự viết kết bài nhé!

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Quỳnh Chi
9 tháng 4 2020 lúc 13:40

Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven biển từ hàng nghìn năm nay, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao lưu với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Với bờ biển dài và được án ngữ bởi hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền và quyền chủ quyền đối với trên 1 triệu kmvới hơn 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ.

Biển Đông cung cấp nguồn hải sải rất quan trọng. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 động vật đáy, hơn 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trịnh kinh tế cao), có khoảng hơn 650 loài rong biển, gần 1.200 loài động vật, thực vật phù du, hơn 220 loài tôm… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về thủy sản Việt Nam: “Kinh tế thủy sản tăng trưởng liên tục bình quân 5-7%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981. Năm 2006, tổng sản lượng thủy sản đạt gần 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (1,8 triệu tấn) và nuôi nước lợ (1 triệu tấn); năm 2008 đạt 4,6 triệu tấn; năm 2009 đạt 4,85 triệu tấn”. Nguồn lợi thủy sản phong phú, dồi dào góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ năm về xuất khẩu thủy sản trên thế giới, đứng thứ ba về sản lượng nuôi tròng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản.

Dựa vào Biển Đông, Việt Nam có thể phát triển mạnh những ngành kinh tế như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch… Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm. Biển Đông được coi là coi đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma lắc ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi - líp - pin, In - đô - nê - xia, Xin - ga - po đến Ốt - xây - lia và Niu Di lân… Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyết đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất của thềm lục địa nước ta. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có trữ lượng dầu khi lớn và khai thác thuận lợi. Theo số liệu Bộ Ngoại giao công bố: Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long… đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là 0,9 đến 1,2 tỷ mdầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ mkhí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ mkhí. Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía Nam, gồm: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đồng, Hồng Ngọc và Bunga Kekwa - Cái Nước. Cùng với việc khai thác dầu, hàng năn phải đốt bỏ gần 1 tỷ mkhí đồng hành, bằng số nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tubin khí có công suất 300MW. Để tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đầu tư xây dựng Nhà máy Điện khí Bà Rịa và Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), hiện nay đã đi vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và điện trong nước.

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế Việt Nam. Do đặc điển kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động… tạo thành một quần thể du lịch hiếm có như: Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng… Hệ thống gần 82 hòn đảo lớn, nhỏ cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Trên đất liền có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Hạ Long, Bích Động, Non Nước…, các di tích lịch sử văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm… phân bố ngay tại vùng ven biển. Những điều kiện trên, rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, du lịch thể thao…

Theo Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần cải thiện đời sống cho Nhân dân vùng biển. 

Với tiềm năng, lợi thế của Biển Đông đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo: Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Khách vãng lai đã xóa
❤️Hoài__Cute__2007❤️
Xem chi tiết
nguyễn
1 tháng 8 2018 lúc 11:41

gia đình em tối thứ bảy nào cũng rất là vui

hết

oops lucy
1 tháng 8 2018 lúc 11:42

Bố em ngồi đọc báo trong phòng khách. Vừa đọc, bố vừa nhâm nhi ngụm chè nóng. Bố em có thói quen đọc báo vào buổi tối. Loại báo mà bố thích nhất là báo An ninh Thủ đô. Mỗi khi có mực cười vui, bố lại đọc to lên cho cả nhà cùng nghe. Em biết bố không đọc báo như chúng em đâu, bố không bỏ sót một chi tiết nào trong báo. Bà em ngồi xem vô tuyến. Đến phần thời sự có giới thiệu về cảnh đồng bào sông Cửu Long đang bị lũ lụt, bà chép miệng, đau xót, còn cả nhà chăm chú nhìn lên ti vi, xúc động khôn cùng... Trong khi bà em ngồi xem vô tuyến thì mẹ em ngồi đan áo. Đôi tay mẹ đan nhanh thoăn thoắt. Em chỉ nghe thấy tiếng hai chiếc kim đan va vào nhau “cách, cách”. Vì hôm nay là thứ bảy, nên em không phải học bài. Bố bảo: "Con nghỉ ngơi đi, ngày mai học cũng được”. Em đi lấy chiếc nhíp, nhổ tóc sâu cho mẹ. Tóc mẹ đã lốm đốm sợi bạc. Nhìn mẹ, em càng thấy thương mẹ hơn. Mẹ phải làm việc vất vả để cho hai chị em chúng con ăn học. Em chỉ ước sao tóc mẹ mãi màu xanh. Bé Nguyên đang ngồi trên lòng bố, khi thấy em được mẹ khen: “Con gái mẹ nhổ khéo quá” bé lại chạy ra vớ lấy tóc mẹ. Khi có chiếc tóc sâu, hai chị em tranh nhau nhổ. Những lúc ấy mẹ em lại nói: “Chị lớn phải nhường em, em bé phải nghe lời chị”. Đồng hồ điểm 20 giờ rười rồi, nồi khoai vừa chín. Mọi người vui vẻ nói chuyện đầm ấm. Bé Nguyên khoe “Mẹ ơi, hôm nay con được hai điểm mười đấy mẹ ạ”. Mẹ khen “Con mẹ giỏi quá, thế còn chị thì sao?”. Em nói: “Con được điểm chín môn Vật lí mẹ ạ”. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ, ông bà và thầy cô giáo.
 
Bây giờ là 21 giờ rồi, em mắc màn đi ngủ. Nằm trên giường ấm, em vẫn tưởng như buổi sum họp gia đình đang diễn ra. Em mong sao gia đình em sẽ có những buổi sum họp vui hơn hôm nay.

Nguyen Tài
Xem chi tiết
Võ Huyền Trâm
19 tháng 10 2018 lúc 20:31

Hóa học: Chemistry.

Còn GDCD thì mk ko biết.

~Mưa_Rain~
26 tháng 10 2018 lúc 20:58

Hóa học: Chemistry

GDCD:civic education