Những câu hỏi liên quan
Mai Huynh
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
20 tháng 9 2021 lúc 16:59

    Đoạn hồi thoiaj kể về Nick, Phuc, Mai đang kể về những hoạt động họ thường làm trong thời gian rảnh 

Bình luận (2)
maya phạm
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
19 tháng 8 2016 lúc 16:23

Cũng không khác với môn Lý, môn học này cũng có nhiều công thức. Ðiều quan trọng là bạn phải nắm chắc các hóa trị của các chất trong bảng tuần hoàn Hóa học Mendéliep. Về phương pháp học, bạn cũng áp dụng như môn Vật lý. Với môn học này bạn chịu khó nắm chắc kiến thức ngay từ ban đầu thì sẽ không khó gì cho bạn về sau. Bạn muốn nhớ nằm lòng về hóa trị của các chất hóa học trong bảng tuần hoàn ?

Xin đơn cử vài câu đơn giản để bạn dễ nhớ khi sử dụng làm bài:

Ví dụ: Với bảng phân loại tuần hoàn hóa học, những câu sau đây bạn sẽ phân biệt được chất nào đứng trước Hydro: "Khi nào cần may áo giáp sắt phải nhìn sang phố, hỏi cửa hàng Á Phi Âu"

Có nghĩa là: K - Na - Ca - Mg - Ag - Zn - Fe - P - Ni - Sn - Pb - H - C - Hg-Ar - Pt - Au. 

Và nữa, bằng những câu thơ sau đây sẽ giúp các bạn nhớ lại các hóa trị để dễ cho việc cân bằng phương trình khi làm toán : 

"Kali, iot Hydro 

Natri với Bạc, Clo một loài.

Là hóa trị một, em ơi.

Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi phân vân

Ma-giê với Kẽm, Thủy ngăn 

Ôxy, Ðồng đấy cũng gần Ba- ri

Cuối cùng thêm chú Can-xi 

Hóa trị hai đó, có ngày nào quên"


Các bạn học hết lớp 12, đừng nghĩ rằng nình đã thông chương trình hóa học một cách thành thạo rồi. Bạn nên xem lại việc thi cử. Nếu bạn thi vào đại học (như chọn ban B, A) mà hóa học mất căn bản thì nguy. Vậy bây giờ cũng chưa muộn bạn hãy bắt đầu học đi. Nếu mà mất căn bản thì ôn tập lại từ đầu. Việc ghép thành những câu vần vè dễ đọc cũng là cách "học mò", nhưng sẽ giúp bạn mau nắm vấn đề hơn.

Bình luận (1)
LIÊN
19 tháng 8 2016 lúc 16:58

Kali (K), Iot (I), Hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân
(Hg)
Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phần
Bari (Ba) Cuối cùng thêm
chú Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn
Bác Nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cacbon (C), Silic (Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II, III lên xuống nhớ liền ngay thôi
Nitơ (N) rắc rối nhất đời
I, II, III, IV khi thời lên V
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI khi nằm thứ IV
Phot pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V
Em ơi, cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng

Hiđro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hóa trị I thôi chớ nhầm.
Riêng đồng (Cu) cùng với thủy ngân (Hg)
Thường II, ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II, IV là chì (Pb)
Điển hình hóa trị của chì là II
Bao giờ cũng hóa trị II
Là oxi (O), kẽm (Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magie (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B), nhôm (Al) thì hóa trị III
Cacbon (C), silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về !
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Photpho (P) III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hóa trị bao nhiêu
I, II, III, IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Khi II, lúc IV, VI tăng tột cùng
Clo (Cl), iot (I) lung tung
II, III, V, VII thường thì I thôi
Mangan (Mn) rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hóa trị II dùng rất nhiều
Hóa trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hóa trị thuộc lòng
Viết thông công thức, đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn, năng luyện tất nhiên nhớ nhiều.

Bài2: Tham khảo thêm chứ không thể dễ nhớ bằng bài 1

Hiđro (H) cùng với liti (Li)

Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hóa trị I thôi chớ nhầm.
Riêng đồng (Cu) cùng với thủy ngân (Hg)
Thường II, ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II, IV là chì (Pb)
Điển hình hóa trị của chì là II
Bao giờ cũng hóa trị II
Là oxi (O), kẽm (Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magie (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B), nhôm (Al) thì hóa trị III
Cacbon (C), silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về !
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Photpho (P) III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hóa trị bao nhiêu
I, II, III, IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Khi II, lúc IV, VI tăng tột cùng
Clo (Cl), iot (I) lung tung
II, III, V, VII thường thì I thôi
Mangan (Mn) rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hóa trị II dùng rất nhiều
Hóa trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hóa trị thuộc lòng
Viết thông công thức, đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn, năng luyện tất nhiên nhớ nhiều

Bình luận (0)
TTT . boy
Xem chi tiết
Phương Dung
18 tháng 12 2020 lúc 19:09

1.

In my opinion, customs and traditions are very important. Like other families, we have our own customs and traditions. Firstly, there's a tradition in our family of getting together on the first day of Tet. Everyone has tobe there throughout the day. We share every thing with my family members. Secondly, we have the custom of doing morning exercise at 5 a.m together. We always get up early and follow this customs. Thanks to doing morning exercise, we have good health. Thirdly, we visit the pagoda on the first day of every lunar month. This custom is that we have to buy fruit or incense for the pagoda each year. This year, we also prepared five-coloured sticky rice and worshipped Buddha. We all enjoy these customs and traditions because they provide our family with a sense of belonging.

Bình luận (0)
Phương Dung
18 tháng 12 2020 lúc 19:11

2. 

Tet is a national and family festival. It is an occasion for every Vietnamese to have a good time while thinking about the last year and the next year. At Tet, spring fairs are organized, streets and public buildings are brightly decorated and almost all shops are crowded with people shopping for Tet. At home, every is tidied, special food is cooked, offerings of food, fresh water, flowers and betel are made on the family altar with burning joss- sticks scenting the air. First-footing is made when the lucky visitor comes and children are given lucky money wrapped in a red tiny envelope. Tet is also a time for peace and love. During Tet, children often behave well and friends, relatives and neighbors give each other best wishes for the new year.

Bình luận (1)
TTT . boy
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh #$%
Xem chi tiết
Người
20 tháng 1 2019 lúc 20:03

Em có một bức tranh về phong cảnh Hồ Gươm giữa lòng Hà Nội. Về góc phải, phía dưới của tranh là đền Ngọc Sơn với những nhịp cầu Thê Húc cong cong sơn màu đỏ rực. Đền có những đường mái uốn cong ẩn dưới bóng một cây đa cổ thụ sum xuê. Phía trái và phía trên của đền là mặt nước Hồ Gươm xanh lục dương lung linh gợn sóng và ở giữa nổi lên hình ảnh Tháp Rùa. Phía bên kia bờ là những hàng cây xanh đem lại cho cảnh hồ một vẻ tươi mới, êm đềm. Một vài thiếu nữ mặc áo dài, đội nón quai thao đi dạo ngắm cảnh bên bờ hồ.

Bình luận (0)
Người
20 tháng 1 2019 lúc 20:03

Bức tranh vẽ cảnh biển Phan Thiết. Cảnh bờ biển Phan Thiết rất đẹp. Có những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Giữa biển có một bãi cát trắng rọng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Trên mặt biển, có những chiếc thuyền chở khách du lịch đi thăm quan đang trôi bồng bềnh trên mặt nước. Cảnh vật ở biển Phan Thiết thật yên bình.

Bình luận (0)
Người
20 tháng 1 2019 lúc 20:04

Chắc ai đến Hà Nội đều đã du ngoạn cảnh Hồ Tây! Đó là một cảnh đẹp làm tôi vô cùng yêu thích cũng như bao du khách đến đây.

Có thể gọi Hồ Tây là một bức hoạ tuyệt vời với bao truyền thuyết thời xa xưa. Ở nơi này có một cái gì đó mà sao thiêng liêng, cổ kính và dệt nên phong cảnh hữu tình đến như vậy? Có đến mới biết Tây Hồ bao gồm một loạt đền miếu, chùa chiền với lối kiến trúc thời vua chúa, hoàng gia nên rất độc đáo, có sắc thái nghệ thuật phong phú. Thế mới biết, mọi người nói chẳng sai chút nào. Hồ Tây quả là đẹp thật! Và vẽ cảnh quan Tây Hồ sẽ đẹp đến mức nào? Hẳn là sẽ tuyệt vời lắm. Đi theo bờ hồ, ta gặp nhiều đình, chùa nữa như là chùa Bà Đanh, chùa Thiên Niên... Đó vẫn còn là những nét cuốn hút du khách thập phương về.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Hân
Xem chi tiết
Vũ Thy Na
18 tháng 2 2017 lúc 19:31

SEARCH GOOGLES !!!!leuleu

Bình luận (0)
Per Ry
Xem chi tiết
Per Ry
17 tháng 11 2019 lúc 9:20

meo meo

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Per Ry
17 tháng 11 2019 lúc 9:21

giúp quốc sư nào

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Thị Dung
Xem chi tiết

Hà Nội năm 2018.

Các bạn thân mến!

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ai đó được coi là người hùng, là hình tượng chuẩn mực để chúng ta hướng đến. Người hùng của các bạn có thể là một nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên, một người anh hùng lịch sử tài trí và dũng cảm, hay cũng có thể là một người cô, người thầy, người lái đò thầm lặng đưa chúng ta đến bến bờ tri thức. Còn đối với riêng tôi, người hùng của tôi chính là ông nội.

Ông nội tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc ông bạc phơ nhưng thật may mắn làm sao khi ở độ tuổi này ông vẫn còn được minh mẫn tuy rằng đôi mắt ông đã mờ dần đi theo năm tháng. Tôi thường về thăm ông vào mỗi dịp cuối tuần để nghe ông sẻ chia, tâm sự và cùng ông trồng các loài hoa ở khu vườn nhỏ trước sân. Sở thích của ông là sưu tầm cây cảnh nên ông trồng rất nhiều loại hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, ...và nhiều cây ăn quả khác xung quanh ngôi nhà của mình. Đã có lần ông nói với tôi rằng, hoa mang đến cho con người cái đẹp, người thích chơi hoa là người yêu cái đẹp. Ông thích trồng hoa bởi ông yêu những vẻ đẹp đầy màu sắc mà chúng mang lại.

Trước đây, ông tôi là một người lính, một người chiến sĩ dũng cảm xung phong vào chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để góp sức mình vào công cuộc chiến đấu chung của dân tộc, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Theo lời ông kể, đó là những năm tháng gian khổ nhưng cũng là những năm tháng hào hùng nhất trong lịch sử. Chiến tranh vô cùng ác liệt, có những ngày bom Mĩ dội xuống liên tiếp khiến đồng bào ta phải gánh chịu những đau thương không sao kể hết. Những người lính chỉ được về phép một, hai hôm rồi lại từ biệt gia đình, vợ con để lên chiến trường. Những người thanh niên trai trẻ phải từ giã làng quê, từ giã mối tình còn đang tươi đẹp để hành quân, chiến đấu vì miền Nam yêu dấu. Mười năm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng là mười năm ông tôi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, trải qua mọi sự khắc nghiệt của chiến tranh. Mười năm ấy, gia đình không còn niềm tin, niềm hi vọng vào sự trở về của ông nữa.

Khi cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn được thống nhất, ông tôi trở lại quê hương trong niềm vui, niềm hạnh phúc đến òa khóc của mọi người. Điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ là sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu quật cường vì tổ quốc mà còn bởi tình yêu mặn nồng giữa ông và bà tôi. Trước khi trở thành một người lính, ông tôi là một chàng trai trẻ còn bà tôi là một cô gái ông thôn chất phác, hiền lành. Giữa thời buổi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc hai người không dám hứa sẽ chờ đợi nhau. Vậy mà mười năm trôi qua, tuổi thanh xuân của bà đã được bù đắp trong giây phút nhìn thấy ông lành lặn trở về. Lời hứa chờ đợi ấy dù không được nói ra nhưng cả hai đều đã ngầm hiểu. Cho đến tận bây giờ, khi lớp bụi thời gian dần phủ mờ lên tất cả thì ông bà tôi vẫn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Ông luôn dành sự quan tâm cho bà, ông nói rằng dù có dành cả cuộc đời của mình thì cũng không thể bù đắp hết được những khổ cực, buồn tủi bà phải chịu đựng trong ngần ấy năm xa cách.

Sự hi sinh của ông dành cho gia đình vô cùng to lớn. Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn phụ giúp bố mẹ tôi những công việc vừa sức để bố mẹ tôi đỡ được phần nào vất vả. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được cấp trên cử đi học và trở thành một thầy giáo. Xen kẽ những bài giảng của ông là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về tình người để các học sinh biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có. Mặc dù ông đã về hưu nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có rất nhiều học sinh cũ đến thăm và tặng hoa chúc mừng người thầy đã dìu dắt và gắn bó với mình. Có những người trở thành bác sĩ cũng có người trở thành giáo viên, nhà báo. Nhưng cho dù làm ngành gì chăng nữa thì ông cũng đều dặn dò các học sinh phải có cái tâm, như vậy, mới đạt được thành công trong công việc. Có lẽ vì thế mà những học trò cũ luôn kính trọng và coi ông như người cha của mình.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể cho tôi nghe các câu chuyện để chúng tôi biết thêm về lịch sử đất nước, về những con người hi sinh thầm lặng để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông dạy tôi cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, dạy tôi những phép toán mà tôi không tìm ra lời giải. Là một người nghiêm khắc nên khi những thành viên trong gia đình mắc lỗi hay xử sự không đúng ông tôi đều thẳng thắn góp ý. Tôi nhớ những ngày còn thơ bé, ông đã làm rất nhiều đồ chơi cho tôi. Ông dạy tôi cách gấp con hạc, chiếc thuyền thúng, thuyền buồm bằng giấy. Ông làm cả đèn ông sao cho tôi mỗi dịp Trung thu đến để tôi đi rước kiệu cùng các bạn. Không một ai trong xã hội chê trách ông về điều gì bởi ông là một người có trách nhiệm, một Đảng viên gương mẫu, một người cha, người ông mẫu mực. Ông còn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn khiến họ cảm kích và biết ơn vô cùng.

Vào ngày sinh nhật, tôi bất ngờ nhận được món quà của ông. Đó là một chiếc xe đạp màu xanh tôi yêu thích. Ông không quên nhắc tôi phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở bố mẹ tôi dù có bận rộn như thế nào cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Những đứa trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và tôi cũng vậy.

Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ ông, mỗi kì được học sinh giỏi, ông thường thưởng cho tôi những món quà ý nghĩa. Đó là chiếc cặp sách hay những cuốn vở, chiếc bút để chuẩn bị cho một năm học mới. Là người đứng đầu trong gia đình, ông luôn bảo ban mọi thành viên cách sống, cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nhất để không ai có thể chê trách. Ông luôn yêu thương hết mực các cháu nhưng cũng không quá nuông chiều để chúng làm nũng, đòi hỏi.

Đối với tôi, ông là một người hùng. Tôi ngưỡng mộ ông bởi cách sống, cách đối nhân xử thế, ngưỡng mộ ông ở sự hi sinh cao cả dành cho gia đình. Hi vọng rằng, ông sẽ luôn mạnh khỏe để bên cạnh chúng tôi và cùng chúng tôi có những giây phút ngập tràn yêu thương.

Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn nhé!

Nguyễn Thanh Hương

Bình luận (0)
»ﻲ♥maŽΩÖm♥
11 tháng 2 2019 lúc 16:22

Đối với tôi ba tôi là một thần tượng vĩ đại. Ba rất nghiêm khắc, nhưng ba có một tấm lòng yêu thương gia đình vô bờ bến. Đi đâu làm gì ba cũng nghĩ đến chị em tôi. Tôi rất trân trọng và kính yêu ba.

Ba tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi, ba tôi rất vất vả với gia đình, nhưng nhìn ba vẫn trẻ hơn nhiều so với tuổi. Tóc ba vẫn còn đen, họa hoằn lắm mới tìm thấy vài sợi tóc trắng.

Ba tôi dáng người cao gầy, nhưng nhìn rất khỏe và nhanh nhẹn. Ba làm cán bộ ở một cơ quan nhà nước, công việc cũng vất vả nhưng ba điều tiết thời gian rất giỏi. Dù bận mải thế nào ba cũng dành thời gian tập thể dục vào mỗi buổi sáng.

Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ ba em rất thích chơi thể thao: bóng chuyền, bóng bàn, môn nào ba cũng giỏi. Gương mặt ba hao hao như hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.

Tan giờ làm ở cơ quan, ba đi thẳng về nhà, dọn dep nhà cửa đỡ đần cho mẹ, có hôm ba còn vào bếp làm món ăn cho cả nhà. Ba rất giỏi nấu nướng và nấu món nào cũng ngon.

Xong việc ba em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà, cho nên tuy vườn nhà em không rộng lắm nhưng có nhiều thứ cây trái, cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.

Khi đêm đến, chị em tôi đã say trong giấc ngủ, ba vẫn loay hoay làm thêm một số công việc để tăng thu nhập cho gia đình. Ba đã không quản khó nhọc để lo cho cuộc sống của hai chị em.

Ba thường nói với em rằng: dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu "Công cha như núi Thái Sơn" thật là cao cả biết dường nào.

Ba làm nhiều việc như vậy nhưng ba rất giỏi sắp xếp công việc nên ba vẫn có thời gian dắt chúng em đi dạo quanh xóm. Vừa đi, ba vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp.

À, mà sao cái gì ba cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em hết nhờ ba giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Ba đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.

Ba đã vất vả rất nhiều để lo cho cuộc sống của gia đình, ba đã dành tất cả tình yêu thương cho hai chị em tôi. Để đền đáp công ơn ấy, tôi sẽ chăm chỉ học tập tốt, xứng đáng với những gì ba đã hy sinh cho chúng tôi.

Bình luận (0)
»ﻲ♥maŽΩÖm♥
11 tháng 2 2019 lúc 16:23

Sáng sớm tinh mơ của một ngày Chủ Nhật, em thức dậy sau một giấc ngủ say nồng. Nhìn ra khung cửa sổ, em thấy bố trồng cây ở mảnh đất sau nhà.

Bố đang hì hục cuốc đất. Với vóc người cao lớn, làn da ngăm ngăm nên trông thật khỏe. Bố quai những lưỡi cuốc chắc nịch xuống đất, lớp đất cứng được đào lên, cỏ dại không còn nơi nương tựa.

Bố giũ cỏ rồi bỏ thành đống. Đôi tay rắn chắc của bố lại giữ vững cán cuốc, đưa lên rồi giáng xuống phụp, phụp! Chỉ một lát, khoảng vườn đã sạch cỏ, lớp đất cứng đã tơi xốp.

Bố dùng xẻng đào những cái hố nhỏ vuông vức, thẳng hàng nhau. Lưỡi xẻng phăm phăm cắm sâu vào lòng đất, mạnh mẽ kêu vang, nó đánh thức côn trùng đang còn say giấc ngủ. Bố cứ làm việc, chăm chú không ngừng.

Hố được đào xong, bố bỏ phân chuồng vào các hố, rải lên một lớp đất mỏng rồi đặt cây con xuống hố sửa cho cây đứng thẳng và lấp đất lại, nện đất thật chặt vào gốc.

Trồng xong bố dùng cọc tre rào xung quanh mỗi cây, sau đó bố tưới nước cho cây. Những dòng nước mát lành chảy nhè nhẹ vào gốc, cây con như vui mừng đón nhận.

Nhìn bố làm việc, em thầm nghĩ đến ngày cây sinh sôi, nảy nở. Em hình dung khoảng vườn nhỏ này sẽ trở thành một vườn cây xanh tươi để hẹn ngày kết trái. Em lại càng thương bố hơn.

Bố vẫn mải miết làm việc dưới ánh nắng mai hồng, bố cần mẫn tưới nước cho cây như để tiếp thêm sức sống cho cây con khi trở về với đất. Bố làm xong mọi việc, nhìn lại hàng ngày cây xanh tươi vừa trồng, đôi mắt bố ánh lên một niềm vui khó tả.

Vầng trán cao của bố đã lấm tấm mồ hôi. Chiếc áo công nhân bố mặc đang thấm ướt và bắn vào đất bùn non; có lẽ bố cũng thấm mệt nhưng bố cảm thấy rất hài lòng bởi đã làm xong một công việc có ích.

Bố làm việc vất vả để cho em được no ấm. Bố là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình em, bố là trụ cột vững vàng chống đỡ mọi phong ba, bão táp để bảo vệ em.

Lúc đó bất chợt em khẽ cất lên tiếng hát: Bố, bố là phi thuyền - Cho con bay vào không gian. Em nguyện ra sức học tập và rèn luyện để xứng đáng là con ngoan của bố.

Bình luận (0)
Minh Cao
Xem chi tiết
Luna đáng iu không quạu...
15 tháng 12 2020 lúc 22:34

Những năm 1989 - 1990 của thế kỷ trước, vùng đất ngọc Lục Yên (Yên Bái) từng là thủ phủ của dân tứ xứ về khai thác đá quý. Sau thời hoàng kim, giờ đây đá quý khan hiếm dần, nên người dân địa phương đã tận dụng những viên đá màu còn sót lại để làm tranh đá. Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, họ đã biến những viên đá vô tri vô giác trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Hiện nay, Lục Yên có gần 50 cơ sở sản xuất tranh đá, tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Thế. Nguyên liệu làm tranh đá phần lớn là đá ruby “mắt tôm” tự nhiên, có màu sắc đẹp, được nhiều khách hàng ưa thích. Dù mới thịnh hành khoảng mấy năm nay, nhưng tranh đá quý Lục Yên đã trở thành một trong những sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường trong nước và thế giới.

Được biết, người dân trong vùng học được nghề làm tranh đá quý nhờ một người có tên là “Cường bạc” thường xuyên tiếp xúc với những ông chủ cỡ “bự” người Thái mò đến đất Lục Yên để tìm kiếm những viên đá đỏ làm giầu. Những cơ sở chế tác tranh đá quý của người Thái thường giấu nghề. Qua nhiều lần mua bán đá lẻ, ông đã học mót được bí kíp, kinh nghiệm làm tranh đá của người Thái để về truyền dạy lại cho người dân nơi đây.

Bây giờ đến Lục Yên, khác hẳn với sự tĩnh lặng của cảnh mua bán ở chợ đá quý Yên Thế, mà xen vào đó là những âm thanh quen thuộc của cánh giã đá làm nguyên liệu cho tranh đá quý. Công việc chính của họ là cho đá vào cối, rồi dùng chày để giã liên hồi cho nhỏ, nhưng không được để những viên đá đó tan thành bột.

Trong một cơ sở sản xuất tranh đá quý, mỗi người làm một công việc khác nhau. Họ chia thành từng phân xưởng nhỏ như: Phân xưởng rửa đá bằng axít, phân loại đá, giã đá và ghép tranh. Chị Nguyễn Thị Hằng, một người giã đá tâm huyết với nghề gần 20 năm làm tranh đá, chia sẻ: Giã đá phải theo một quy trình. Khâu đầu tiên là rửa đá, tiếp đó là cho đá vào cối giã. Giã xong dùng sàng nhỏ để lọc ra những viên còn to, chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục giã lại. Nhìn đôi bàn tay chai sạn của những người đập đá mới hiểu hết công việc của họ vất vả biết nhường nào. Trung bình mỗi ngày, một người thợ lành nghề chỉ giã được 1 kg đá.

Sau khi giã đá là công đoạn chế tác tranh. Đây là công việc đòi hỏi kỹ thuật hết sức công phu. Sau khi họa sĩ vẽ mẫu bằng bút chì hay phấn mầu trên tấm gỗ phoócmica xong, những công nhân tỷ mỉ rắc đá và bột đá với độ mầu chuẩn để tạo hình, rồi nhỏ keo 502 cho chúng kết dính. Phía dưới đá mầu luôn có một lớp bột đá cẩm thạch làm nền để cho tranh vừa bền chắc vừa khỏa lấp những khiếm khuyết. Cái khó nhất là biến những viên đá mầu nhỏ li ti thành những hình ảnh sinh động, có thần thái riêng biệt. 

 Chị Bùi Thanh Ngoan, thị trấn Yên Thế, Lục Yên (Yên Bái) chủ cửa hàng tranh đá quý cho biết: “Công việc làm tranh đá đòi hỏi phải tỉ mỉ, từ việc sơ chế đá, chọn đá màu đến vẽ tranh, chốt đá, ghép đá... đều thể hiện sự tài hoa, khéo léo. Chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất. Những viên chuẩn, đẹp mới tạo thành những bức tranh có giá trị. Những viên đá quý được ngâm qua axít sẽ làm dậy màu đặc trưng, long lanh, sắc sảo hơn”

Chị Nguyễn Thị Hạnh, một nghệ nhân ghép tranh đá quý lành nghề ở thị trấn Yên Thế cho hay: “Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mỗi bức tranh thành công là sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng và đôi bàn tay tỉ mẩn, tinh tế, chăm chút công phu từng họa tiết do người họa sĩ đã vẽ sẵn. Những người làm tranh phải có sự am hiểu về nghệ thuật điện ảnh như cận cảnh, viễn cảnh, sự phối cảnh. 

 Làm tranh chân dung khó nhất là việc cân đối tỉ lệ của các bộ phận cơ thể, độ đậm, nhạt của da, sự pha trộn gam màu sáng tối. Vì thế chỉ những nghệ nhân cao tay mới rải được những viên đá vô tri vô giác ghép lên bức tranh thành người có hồn”. Những người làm tranh còn cho biết thêm, để có những loại đá quí như đá lông công (đá xanh) để làm lá phải mua tận bên Lào, hay đá opan cũng phải cất công mua ở Gia Lai, Đắk Lắk. Để có màu đen, người làm tranh phải dùng đá téttits (đá cút sao, đá nham thạch), màu vàng là chất liệu đá opan mua từ miền Nam... Theo những người thợ làm tranh đá quý thì khi những bức tranh đá bị bẩn hoặc muốn làm mới chỉ cần lấy dầu bóng tóc, màu sơn xoa trực tiếp lên bề mặt tranh để rửa, bức tranh đá quý sẽ sạch, bóng trở lại.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: Hiện tại, nguyên liệu làm tranh đá tại Lục Yên đang dần khan hiếm do cơn lốc khai thác đá quý những năm gần đây. Vì thế các xưởng tranh đá quý đã nhập nguyên liệu đá quý từ Quỳ Hợp, Đắk Nông, thậm chí từ xứ sở đá quý xa xôi như Mianma. Dù mới hình thành được vài năm gần đây, nhưng làng tranh đá quý Lục Yên đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho rất nhiều người dân trong vùng. Hiện nay, một số cơ sở tranh đá quý Lục Yên vẫn sử dụng những mẫu vẽ sẵn từ một số mẫu tranh dân gian đơn giản như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) hay Hàng Trống (Hà Nội), những chiếc đĩa, quạt có chữ thư pháp… Do thị hiếu của người chơi tranh mà ngày càng xuất hiện những bức tranh khổ lớn, làm theo đơn đặt hàng của khách phỏng theo các tác phẩm nổi tiếng thế giới.

Trong cái khó đã “ló” cái khôn, người dân Lục Yên bằng bàn tay tài hoa, cần cù lao động, đã biết vận dụng sáng tạo nguồn tài nguyên quý giá từ thiên nhiên, kể cả những thứ tưởng chừng đã bỏ đi, để làm nên những sản phẩm độc đáo. 

Bình luận (2)