Những câu hỏi liên quan
Trần Tích Thường
Xem chi tiết
Lê Đỗ Xuân Mai
7 tháng 12 2018 lúc 12:21

Em không đồng ý với ý kiến này. Vì tuy lịch sử là môn phụ nhưng nó giúp ta hiểu hơn về lịch sử dân tộc ta, đất nước ta và để lên lớp, chúng ta vẫn cần phải thi môn học này

Gia hân
Xem chi tiết
THI MIEU NGUYEN
Xem chi tiết
Đinh Việt Sơn
14 tháng 9 2021 lúc 21:14

Bản thân việc ghép Lịch sử với Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thì còn phải bàn, nhưng không có lẽ gì lại bắt buộc học sinh cấp 3 học Lịch sử.

Có nhiều ý kiến phản đối quyết định này, nhưng tôi thấy nhiều lý luận đòi bắt buộc dạy, học môn sử rất có vấn đề.

Có bạn đọc viết gửi cho giaoduc.net: “Đất nước ta đã qua hàng nghìn năm bị xâm lược, nhưng dân tộc ta vẫn không bị đồng hóa. Đó chính là nhờ vào lòng dân, nhờ vào truyền thống văn hóa của ông cha ta để lại. Do vậy, các môn học trong nhà trường phải mang tính chất bắt buộc vì sự tồn vong của đất nước. Môn Lịch sử mà bị xóa sổ hoặc cho xuống hàng thứ yếu thì liệu con cháu sau này có nghĩ rằng chúng là người Việt Nam không?”

Tôi thấy thật vô lý. Qua một nghìn năm mà không bị đồng hóa thì không cần bắt buộc học sử nữa chứ? Thế mấy nghìn năm Bắc thuộc đấy, quan phương Bắc đô hộ họ bắt buộc người mình học lịch sử Việt Nam nên nước mới không mất sao?

Rất nhiều lý luận cũng đề cao vai trò của việc HIỂU BIẾT lịch sử Việt Nam. Không có gì sai, nhưng đây là lý luận lạc đề. Câu hỏi ở đây không phải là “học sinh có phải hiểu biết lịch sử hay không”, mà là “học sinh có phải học sử ở trường hay không, và nếu có, thì nên học đến mức nào?”.

Ở Singapore, Sử là môn tự chọn từ Secondary 3, tương đương lớp 8 ở Việt Nam. Ở Mỹ và Anh cũng thế, qua khoảng 14 tuổi thì lịch sử đã không còn là môn học bắt buộc.

Xã hội, bao gồm học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh... có lượng tài nguyên có hạn cho giáo dục ở cấp trung học phổ thông: tiền bạc, thời gian, năng lượng. Lượng tài nguyên này phải chia đều cho rất nhiều môn học.

Bình thường, dĩ nhiên học sinh sẽ muốn dành "tài nguyên" cho những môn họ thấy hay và hữu ích nhất.

'Chán ghét'

Sự thật là tôi thấy (và hẳn là nhiều bạn cũng đồng ý với tôi) là học Sử ở Việt Nam cực kỳ chán. Nếu môn sử thực sự đạt được mục đích giúp "hình dung được sự tồn tại và phát triển của loài người" thì tôi nghĩ đã không có cảnh cả hội đồng thi chỉ có 1 học sinh thi sử. Xin hỏi, một môn học cực chán, dù học sinh có phải học, thì cũng có gì đọng lại trong đầu không?

Ở Việt Nam, học Sử là nhớ một đống ngày tháng, nhớ diễn biến từng trận đánh như thế đang học môn khoa học quân sự, nhớ số máy bay bị bắn rơi, số phi công bị bắt, số người thiệt mạng... Tất cả những dữ kiện này sau kì thi liệu có ai còn nhớ?

Còn đây là một câu hỏi trong một kỳ thi Sử ở Mỹ: “Theo bạn, trong số những sự kiện sau, sự kiện nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng nền dân chủ ở Mỹ: - Sự ra đời của các đảng phái chính trị những năm 1790, hay – Sự ra đời của những tổ chức tự nguyện, nhằm mục đích cải cách xã hội những năm 1820 đến 1840. Hãy dùng các bằng chứng lịch sử để bảo vệ lựa chọn của mình.”

Không có một câu trả lời đúng duy nhất. Học sinh được chấm điểm dựa trên sự chặt chẽ của lập luận, sự thuyết phục của bằng chứng họ đưa ra.

Hay như ở Singapore, một bài luận môn Sử cần có đủ các phần: nêu quan điểm của người viết về vấn đề lịch sử trong đề bài (ví dụ: “Nhật Bản hoàn toàn thắng lợi ở Singapore trong Thế chiến II. Hãy bình luận.”), nêu luận điểm trái chiều, nêu luận điểm bảo vệ cho quan điểm của mình. Cuối cùng là kết luận mang tính cân bằng, đã xem xét cả luận điểm từ hai phía.

Một cách dạy và học Sử biến học sinh thành con vẹt, không đem lại lợi ích gì đáng kể trong thời đại mà mọi thông tin đều nằm trên Internet chỉ cách mỗi chúng ta vài cái gõ smartphone.

Một cách dạy và học Sử giúp học sinh phát triển khả năng tự tư duy và bảo vệ chính kiến. Có lẽ các bạn cũng thấy tại sao ở một nơi, môn sử tuy là bắt buộc nhưng bị chán ghét; còn nơi kia, môn Sử là tự chọn nhưng vẫn không bị bỏ quên.

Môn Sử đã chán, lại muốn giải quyết bằng cách bắt buộc học nó. Chẳng khác gì một nhà hàng nấu kém không ai ăn, nhưng thay vì khắc phục bằng cách làm cho món ăn ngon hơn, thì lại đi banh miệng khách ra nhét vào bắt ăn.

Tôi thậm chí sẽ còn đi xa hơn và nói rằng sự thờ ơ với lịch sử hiện nay có một phần không nhỏ là do việc dạy Sử bắt buộc.

Hãy tưởng tượng, bạn vốn thích món phở. Nhưng trong mấy năm liền, tuần 3 lần, bạn bị bắt buộc phải ăn một món phở dở tệ. Dĩ nhiên sau đó bạn cứ nhìn thấy món phở là sẽ rùng mình.

Đó là chưa nói đến chuyện liệu “dạy lòng yêu nước” có phải là trách nhiệm của môn Sử không? Môn Sử nên dạy cái gì? Dạy sự thật, dạy phương pháp nghiên cứu lịch sử, dạy học sinh tự suy nghĩ để rút ra nhận xét của bản thân, hay dạy “lòng yêu nước”?

Lịch sử vốn hấp dẫn và quan trọng, thế nhưng cách dạy nhồi nhét đã khiến cho nhiều người nghĩ về Sử đã ngán ngẩm, không còn hứng tìm hiểu thêm.

Không ai phủ nhận hiểu biết về lịch sử là vô cùng quan trọng, nhưng chính vì thế chúng ta càng phải trả lại quyền quyết định cho học sinh, để môn Sử ở trường có thể vừa hay, vừa hữu ích.

Khách vãng lai đã xóa
✼Minh Nguyễn✼︵²ᵏ⁹ ( Khó...
14 tháng 9 2021 lúc 21:15

Mik ko đồng ý nha, vì cho dù lịch sử đã qua và ko thế thay đổi nhưng chính nó có liên quan nhiều hiện tại

( ý kiến riêng của mik )

~HT~

Khách vãng lai đã xóa
40. Đỗ Nhã Quyên
12 tháng 12 2021 lúc 14:01

Mik cũng ko đồng ý!Và làm sao mik ko đồng ý thì mik xin nói!Vì lý do thứ nhất:Môn nào cũng rất cần thiết với chúng ta,vì mik học là cho mik chứ có phải học là cho ai đâu mà phải sợ?Mà nói những lời vô trách nhiệm như thế!Ko học thì thôi sao có thể nói lên những lời trách móc môn học ấy được!Mà chỉ vì một vấn đề nhỏ bé thôi cũng phải như thế sao?Họ đều là những người ko có trái tim!Lý do thứ hai:Dù lịch sử có qua đã rất lâu hay hơn cả trăm năm thì mik càng phải tìm hiểu!Vì sao mà phải tìm hiểu?Vì lịch sử nó chứa những thứ bí ẩn về tổ tiên của chúng ta!Và chúng ta phải biết được tổ tiên của chúng ta mong chúng ta làm gì hay tổ tiên của chúng ta có ước mơ gì,thì chúng ta phải nắm rõ!Mà vì sao phải nắm rõ?VÌ đã gọi là tổ tiên thì có nghĩa là người thân trong gia đình rồi!Nên việc nắm rõ là việc đương nhiên!Và mik xin tạm dừng lại đây nhé!Chúc bạn học tốt hãy đừng giống những con người ko có trái tim kia nhé!~                                                                                                                                                   

Khách vãng lai đã xóa
hochocnuahocmai>,<
Xem chi tiết
nguyễn thị minh ánh
22 tháng 8 2016 lúc 17:35

chắc có rồi (hoặc là ko)

Nguyễn Thế Bảo
22 tháng 8 2016 lúc 17:43

chắc là có rồi, như thế thì học sinh mới tích cực giải bài

Hà Đức Thọ
23 tháng 8 2016 lúc 9:08

Có em nhé :)

12 Phương Nam 8A1亗
Xem chi tiết
* Lục Chi Ngang Nhan Mạt...
28 tháng 12 2021 lúc 16:47

a.  Em không đồng ý với ý kiến của hai bạn.Không chỉ có học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo mà học sinh dù có khá hay yếu thì vẫn có khả năng sáng tạo.

b. Em nghĩ ai cũng có khả năng sáng tạo.Một trong những điều lầm tưởng sai lệch nhất mọi người thưởng bảo nhau là không phải ai cũng có “khiếu sáng tạo”, một vài người có, một vài người không.Sức sáng tạo sẽ 'bùng nổ' khi bạn đẩy bản thân mình ra khỏi giới hạn an toàn và học hỏi một điều gì đó mới mẻ.

Ng Ngann
28 tháng 12 2021 lúc 16:47

a) Em không đồng ý với ý kiến của hai bạn,vì hai bạn đều đưa ra kiến sai về khả năng sáng tạo,tự giác.

b) Ý kiến riêng của em : Trong mỗi chúng ta,dù học sinh giỏi hay trung bình cũng cần có sáng tạo và tự giác,một học sinh không có cả hai yếu tố thì sẽ không thể  trở thành học sinh giỏi.

Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
van tam nguyen
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
11 tháng 12 2021 lúc 7:11

Em không đồng ý với ý kiến đó,vì kể cả người lớn hay trẻ em đều cần có tính tự giác,sáng tạo trong học tập và lao động.

๖ۣۜHả๖ۣۜI
11 tháng 12 2021 lúc 7:11
Hoàng Hồ Thu Thủy
11 tháng 12 2021 lúc 7:12

Em không đồng ý với ý kiến đó,vì kể cả người lớn hay trẻ em đều cần có tính tự giác,sáng tạo trong học tập và lao động.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
24 tháng 5 2017 lúc 5:43

- Em đồng ý với ý kiến của Hà, không đồng ý với ý kiến của Hằng.

- Vì:

+ Các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là một hình tức vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

+ Bằng thực hành, thí nghiệm, học sinh tự nhận biết được tính đúng đắn hay sai lầm của kiến thức đã học, từ đó hiểu và nghi nhớ kiến thức tốt hơn, có thể áp dụng ra ngoài thực tế cuộc sống, biến những kiến thức thu nhận được thành có ích.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
15 tháng 9 2017 lúc 10:15

- Em đồng ý với ý kiến của Hà, không đồng ý với ý kiến của Hằng.

- Vì:

+ Các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là một hình tức vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

+ Bằng thực hành, thí nghiệm, học sinh tự nhận biết được tính đúng đắn hay sai lầm của kiến thức đã học, từ đó hiểu và nghi nhớ kiến thức tốt hơn, có thể áp dụng ra ngoài thực tế cuộc sống, biến những kiến thức thu nhận được thành có ích.