Những câu hỏi liên quan
Xanh Duong
Xem chi tiết
Thảo Phương
10 tháng 8 2016 lúc 8:15

- Nghệ thuật gây cười của hai chuyện là xây dựng được tình huống, chi tiết gây cười tưg thấp đến caovà kết thúc ở đỉnh điểm làm bật ra tiếng cười vừa vui vẻ sảng khoái, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đó là kiểu tiếp thu tất cả những góp ý về tấm biển của anh chủ hàng cá để cuối cùng phải cất tấm biển đi trong truyện Treo biển ; Là chi tiết khoe khoang rất “hợm” của hai anh chàng trong truyện Lợn cưới áo mới.

- Dung lượng hai câu chuyện rất ngắn gọn, giúp cho người đọc, người nghe dễ tiếp nhận. Cách kể bình dị, ngôn ngữ tự  nhiên, dễ hiểu.

Bình luận (0)
Trần Khởi My
9 tháng 2 2017 lúc 14:36

Các nghệ thuật làm cho chuyện thêm hayhihileuleu

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 9 2017 lúc 18:17

Các yếu tố gây cười:

- Hai anh chàng có tính khoe của gặp nhau

- Cái áo, con lợn những của cải chẳng to tát gì cố khoe cho kì được.

- Một anh thì đứng kiên trì quyết khoe cho kì được, một anh đang chạy tất tưởi, lo lắng cũng không quên khoe

- Cả hai anh chàng đều cố tình khoe cho kì được, họ trở nên lố bịch trong lời nói

Bình luận (0)
Phạm Hải Yến
Xem chi tiết
Bùi Khánh Huy
30 tháng 11 2017 lúc 19:59

Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...

Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán.

Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận.Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 4 2019 lúc 1:53

- Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính khoe của, khoe khoang của con người.

- Sự khoe khoang quá đà khiến nhân vật trở thành những kẻ lố bịch, kì quặc trong đời sống.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 8 2017 lúc 17:07

Qua câu chuyện về hai anh chàng khoe của gặp nhau và đối thoại với nhau câu chuyện nhằm phê phán những người có tính khoe khoang, luôn tỏ ra hơn người khác, là một tính xấu mà mỗi người không nên có. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 8 2017 lúc 11:59

Đọc “Lợn cưới, áo mới” chúng ta cười vì tính thích khoe của một cách quá đáng của hai nhân vật.

- Anh đi tìm lợn: Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to

- Anh có áo mới: Lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình. Cách khoe của của hai anh chàng lộ liều, cố ý, lố bịch.

Bình luận (0)
Lương Đức Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 11 2016 lúc 22:20

Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mới cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Truyện cười Lợn cưới, áo mới khiến ta thấm thía hơn ý nghĩa đó. Tình huống gây cười trong câu chuyện này thật giàu ý nghĩa.

Truyện kể về anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng hóng ở cửa đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may - cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì - liền vội khoe ngay: "Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này...". "Chiếc áo mới" ở đây là một thong tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói "huỵch toẹt": Từ lúc tôi mặc cái áo mới này... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.



 

Bình luận (2)
Nguyễn Đăng Sơn
20 tháng 11 2016 lúc 16:15

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!Ctrl/Cmd+V

Bình luận (3)
Cún Con Lười
Xem chi tiết

TK :

- Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính khoe của, khoe khoang của con người.

- Sự khoe khoang quá đà khiến nhân vật trở thành những kẻ lố bịch, kì quặc trong đời sống.

Bình luận (2)
Phùng Công Anh
19 tháng 5 2021 lúc 21:18

TK :

- Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính khoe của, khoe khoang của con người.

- Sự khoe khoang quá đà khiến nhân vật trở thành những kẻ lố bịch, kì quặc trong đời sống.

Bình luận (0)
Yêu Isaac quá đi thui
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
1 tháng 11 2016 lúc 16:35

Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mới cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Truyện cười Lợn cưới, áo mới khiến ta thấm thía hơn ý nghĩa đó. Tình huống gây cười trong câu chuyện này thật giàu ý nghĩa.

Truyện kể về anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng hóng ở cửa đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may - cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì - liền vội khoe ngay: "Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này...". "Chiếc áo mới" ở đây là một thong tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói "huỵch toẹt": Từ lúc tôi mặc cái áo mới này... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

Bình luận (1)