Hãy nghĩ ra 1 kết cục mới cho truyện " Em bé thông minh " .
Viết 1 đoạn văn ngắn tưởng tượng ra 1 kết cục mới cho truyện Em bé thông minh
Sau khi cậu bé đã giải câu đố của sứ thần nước láng giềng,vua khen ngợi và thưởng cho cậu 1 lâu đài để ở và vì có công với đất nước nên mọi người trong làng của cậu được miễn thuế 3 năm
Đọc truyện em bé thông minh và trả lời câu hỏi sau
1. Em có suy nghĩ gì về nhân vật em bé
2. Hãy nêu ý nghĩa của câu truyện cổ tích Em bé thông minh
3. Nêu nghệ thuật của truyện Em bé thông minh
2,3)
Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.1)Trong mỗi lần được thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố. Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.1)
Em cảm thấy em bé trong bài là người rất thông minh. Không chỉ vậy mà cách cư sử của em sau 4 thử thách mà vưa ban cho. Em là người xử lí tình huống nhanh và trí tuệ thông minh. Em biết noi sao cho đúng lễ phép, nói thắng thắn với vua. Em đã được tiếp xúc với xã hội nên em có trí tuệ và phẩm chất khiến những người khcas phải ngưỡng mộ.
1,
Em thấy em bé rất thông minh, khéo léo, tinh khôn và thấy tài trí hơn người.
2,
Đề cao trí thông minh dân gian, dùng những cách giải đố lí thú để tăng phần hấp dẫn cho câu truyện. Qua truyện này cũng muốnkhuyên ta nên dùng trí thông minh của mình để góp phần có ích cho xã hội. Không nên dùng rí thông minh của mình để lách luật, lợi cho mình, hại cho người khác
3,
+ Dùng những câu đố dân gian để thử tài- tạo ra tình huống để cho nhân vật trổ tài
+Dùng nghệ thuật dẫn dắt câu truyện, tăng sự hấp dẫn của truyện
Bài 1 : Em hãy cảm nhận về nhân vật " Em bé thông minh"
Bài 2 : Từ cách giải đố của nhân vật cậu bé trong truyện " Em bé thông minh " kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy trình bày suy nghĩ về sự tự tin của mình.
Giải hộ mình nhé !
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.Chúc you học tốt
Cảm ơn bạn nha mặc dù mình biết bạn chép trên " Học 24.vn " ahihi !
Tưởng tượng một kết thúc mới cho truyện Em bé thông minh
Em bé thật là thông minh và lanh lợi phải ko các bn
k cho mk nha
em hãy nêu cảm nghĩ của em trong truyện cậu bé thông minh
giúp mình làm bài văn để tham khảo
Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.
tham khảo
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Em bé thông minh"
Từ thuở xưa, nhân dân ta đã coi trọng trí tuệ, bởi trí tuệ giúp con người vượt qua được khó khăn, thử thách trong cuộc sống hàng ngày. Bằng trí tưởng tượng, họ đã sáng tạo ra những nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của trí tuệ. Truyện Em bé thông minh đề cao trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thử thách oái oăm ...), từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Trong truyện, trí thông minh của em bé được thử thách cả thảy bốn lần.
Lần đầu, em trả lời câu hỏi éo le của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường? Lần thứ hai, em hóa giải cái lệnh ngược đời của vua về chuyện ban cho dân làng ba con trâu đực, bắt nuôi sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm ... Lần thứ ba, em vượt qua thử thách cực kì khó khăn: từ thịt một con chim sẻ, phải nấu thành ba mâm cỗ theo yêu cầu của nhà vua. Lần thứ tư là làm được công việc oái oăm mà sứ thần nước ngoài thách đố: xâu một sợi chỉ mảnh qua đường ruột của một chiếc vỏ ốc vặn. Thử thách càng ngày càng khó nhưng chú bé đều vượt qua một cách dễ dàng. Điều đó chứng tỏ trí thông minh tuyệt vời của chú.
Bối cảnh của truyện là thời mà chế độ phong kiến Việt Nam đã phát triển đến mức độ cao. Trên có vua quan, dưới có tổ chức làng xã. Vua biết trọng dụng người hiền tài để phò tá cai trị đất nước. Bởi vậy nên mới có chuyện nhà vua sai một viên quan đi dò la để tìm cho ra người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi rất nhiều nơi mà vẫn chưa tìm thấy ai như ý. Một hôm, viên quan đi qua làng nọ, thấy hai cha con chú bé đang làm ruộng. Cha đánh trâu cày, con đập đất, những công việc quen thuộc hằng ngày của nhà nông. Khi viên quan cất giọng hách dịch hỏi: - Này lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? thì người cha vì bất ngờ và hoảng hốt nên cứ đứng ngẩn người ra chưa biết trả lời thế nào. Đứa con trai mới chừng bảy tám tuổi đã nhanh miệng vặn lại quan rằng: - Thế xin hỏi ông câu này đã: Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Trong lần đầu tiên này, sự nhanh trí của chú bé thể hiện ở chỗ đã đánh đố lại viên quan. Chú bé biết lợi dụng chính cái lắt léo trong câu hỏi để đẩy ông ta vào thế bí. Chú đã xoay chuyển được tình thế, giành phần thắng về mình. Có ai để ý đếm bước chân ngựa trên đường? Vậy thì có ai đếm đường trâu cày trong một ngày bao giờ? Mục đích của viên quan là nêu câu hỏi cắc cớ để dồn cho kẻ bị hỏi vào thế lúng túng, thì chú bé đã hỏi lại viên quan với ngụ ý: Nếu ông không trả lời được câu hỏi của tôi thì cha tôi không việc gì phải trả lời ông cả. Thái độ mạnh bạo, tự tin cùng câu hỏi thông minh của chú bé khiến viên quan nọ giật mình, há hốc mồm sửng sốt và nghĩ rằng có lẽ chú bé chính là nhân tài mà nhà vua đang cần tìm. Ông ta vội vã trở về triều, trong bụng mừng thầm.
Nghe viên quan tâu lại đầu đuôi câu chuyện về chú bé, nhà vua mừng rỡ nhưng muốn thử lại cho chắc chắn: Vua sai ban cho làng (của chú bé) ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội. Cái lệnh kì quặc xưa nay chưa từng thấy của nhà vua làm cho dân làng lo lắng, sợ hãi, họp bàn liên tục mà không tìm ra cách giải quyết. Giải quyết sao được bởi xưa nay trâu đực có đẻ con bao giờ? Nhưng dẫu phi lí đến đâu đi chăng nữa thì đó cũng là lệnh vua. Không thực hiện đúng lệnh là mắc tội khi quân, ắt cả làng phải chịu tội chết. Đoạn kể về thái độ của dân làng khi nhận được lệnh vua thật cụ thể, sinh động, làm nổi bật không khí lo sợ đến kinh hoàng: Từ trên xuống dưới, mọi người đều tin là một tai họa.
Chuyện đến tai chú bé, chú thản nhiên bảo cha: - Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó. Sự tính toán đâu ra đấy và thái độ bình tĩnh, tự tin ấy quả là khác thường, kì lạ đối với cái tuổi lên bảy, lên tám của chú bé. Nghe con nói, người cha sợ hãi khuyên can, chú bé vẫn khăng khăng quả quyết: "Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc".
Lần thứ hai này, chú bé vượt qua thử thách bằng cách khéo léo gài bẫy để nhà vua phải công nhận sự vô lí trong lệnh của mình. Nghĩ sao làm vậy, chú cùng cha lên kinh đô, tìm cách đến tận trước ngai vàng và ra mắt vua với điệu bộ, lời lẽ cố tính gây chú ý đối với mọi người: lẻn vào sân rồng, khóc um lên. Thấy chuyện lạ, vua sai lính điệu vào, phán hỏi: - Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc. Chú bé chỉ chờ có thế để thực hiện mưu kế của mình: - Tâu đức vua! Mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn có bè, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Lời nói ngộ nghĩnh của chú bé khiến nhà vua và quần thần đều bật cười về sự vô lí của nó. Vua phán: - Cha mày là giống đực làm sao mà đẻ được!. Vậy là chú bé đã lừa nhà vua vào tròng một cách nhẹ nhàng, êm ái: - Thế sao làng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!. Hiểu ý chú bé, đức vua bật cười bảo: - Ta thử đấy mà!... Chú bé đã tương kế tựu kế, dùng thuật gậy ông lại đập lưng ông để giành phần chủ động về mình, mạnh dạn lấy cái phi lí trong lời lẽ của mình để buộc đức vua phải tự công nhận sự phi lí trong lệnh của đức vua. Trí thông minh nhanh nhạy, tài ứng đối trôi chảy, lí lẽ sắc sảo của chú bé làm cho đức vua và triều thần đều chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc.
Câu chuyện càng trở nên hấp dẫn khi chú bé lần lượt vượt qua hết thử thách này đến thử thách khác. Tuy đã tận mắt chứng kiến khả năng ứng xử thông minh của chú bé nhưng đức vua vẫn muốn thử một lần nữa. Những lần trước, trí thông minh của chú bé thể hiện qua lời nói; đức vua muốn xem trí thông minh ấy thể hiện ra sao qua hành động. Đức vua sai sứ giả mang tới cho chú bé một con chim sẻ và truyền lệnh cho chú bé phải làm thịt chim, dọn thành ba mâm cỗ. Không chút bối rối, chú bé bảo cha lấy cho mình một cây kim may rồi đưa cho sứ giả và bảo: - Ông cầm lấy cái này về tâu với đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. Phản ứng của chú bé thật nhanh nhạy và cách xử trí cũng thật là đáng phục. Chú bé đã đẩy trả thế bí cho đối phương bằng cách đánh đố lại với ngầm ý: Nếu nhà vua rèn được cây kim này thành con dao thì tôi cũng sẽ làm được ba mâm cỗ từ thịt con chim sẻ. Tất nhiên, yêu cầu của chú đối với vua là không thể thực hiện được, do vậy sẽ không có chuyện ngược lại. Trí thông minh của chú bé thật tuyệt vời!
Để câu chuyện tăng tính hiện thực và mức độ thuyết phục, người xưa đã đưa vào chi tiết: Hồi đó có một nước láng giềng lăm le muốn xâm chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Kiểu thử tài này thường hay thấy trong truyện dân gian về các nhân vật thông minh, tài giỏi như Trạng Quỳnh, Mạc Đĩnh Chi, Trạng Hiền...
Sự thách đố oái oăm ấy làm cho các vị đại thần vò đầu suy nghĩ mà không sao tìm ra cách. Nhà vua đành phải nhờ đến trí thông minh của chú bé. Nghe qua, chẳng cần suy nghĩ lâu la gì, chú bé liền hát: - Tang tình tang! Tính tình tang. Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng. Bên thời lấy giấy mà bưng. Bên thời bôi mờ, kiến mừng kiến sang. Tang tình tang ... Câu hát hồn nhiên, nhí nhảnh nhưng lại chứa đựng một giải pháp cực kì sáng suốt, tuy đơn giản, dễ dàng như một trò chơi con trẻ. Dân gian chẳng có câu: Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ đó sao? Kiến ngửi thấy mùi mỡ ắt tìm mọi cách lần sang bằng được, do vậy sợi chỉ sẽ được kéo sang theo. Đơn giản thế mà đức vua và các nhà thông thái không sao nghĩ ra. Giải pháp đó chính là trí tuệ, là kinh nghiệm của dân gian được đúc kết từ cuộc sống.
Trí thông minh của chú bé càng ngày càng được bộc lộ ở mức độ cao hơn. Ban đầu, chú bé làm cho viên quan đi tìm người tài phải ngạc nhiên. Sau đó đến đức vua và quần thần trong triều đình. Cuối cùng, sứ thần ngoại bang cũng phải thán phục trước trí tuệ của nhân tài nước Nam. Tài trí thông minh tuyệt vời của chú bé thật xứng đáng với chức Trạng nguyên nhà vua ban tặng, xứng đáng với dinh thự nguy nga bên cạnh cung vua. Chú bé trở thành người được nhà vua tin dùng trong quá trình trị vì đất nước.
Truyện đề cao trí thông minh của người lao động. Trí thông minh của chú bé không thể hiện qua chữ nghĩa, văn chương, thi cử mà qua thực tế cuộc sống hàng ngày. Cuộc đấu trí của chú bé xoay quanh những chuyện bình thường như đường cày, bước chân ngựa, con trâu, con chim sẻ, con ốc, con kiến vàng. Chú bé tiêu biểu cho trí tuệ dân gian được đúc kết từ đời sống và luôn luôn được vận dụng trong thực tế. Truyện còn mang ý nghĩa hài hước thâm thúy. Cách giải các câu đố của chú bé đều thông minh, hóm hỉnh, tạo ra những tình huống bất ngờ thú vị, đem lại tiếng cười vui vẻ.
Trong truyện, từ dân làng cho đến các ông trạng, các nhà thông thái và vua quan đều thua tài em bé. Nhân vật em bé thông minh khiến cho mọi người yêu thích bởi tính chất hồn nhiên, ngây thơ mà sắc sảo tuyệt vời. Chú bé thông minh được vua phong cho chức Trạng nguyên. Trí tưởng tượng và khao khát đổi đời của người xưa được thỏa mãn. Qua truyện này, nhân dân ta muốn khẳng định sức mạnh của trí tuệ, đồng thời thể hiện tình cảm mến yêu, thán phục đối với những người hiền tài đã làm rạng danh cho gia đình, đất nước.
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…”
Viên quan vui sướng và về làm theo lời chỉ của cậu bé và quả nhiên, trước con mắt chứng kiến của các quan cũng như sứ láng giềng, con kiến đã xâu sợi chỉ qua vỏ ốc vặn. Câu trả lời không chỉ thể hiện rõ sự thông minh hơn người cũng như tài trí tầm vóc cao siêu của cậu bé àm còn nói lên sự hài hước, dí dỏm, đậm chất dân gian, tiếng cười sảng khoái của nhân dân ta. Chính câu trả lời tưởng như rất khó khăn, cụt đường đối với các quan đại thần nhưng lại vô cùng đơn giản, “nhẹ tựa lông hồng” đối với em bé thông minh đã đưa em lên chức trạng nguyên, được vua xây cho dinh thự riêng để tiện được hỏi han.
Câu chuyện “Em bé thông minh” thật hay và ý nghĩa. Truyện đề cao trí thông minh vượt trội của cậu bé nói riêng và của người lao động nói chung. Trí thông minh được thể hiện xoay quanh cuộc sống đời thường của nhân dân lao động, qua những hình ảnh thân thuộc, gần gũi: con trâu, con ngựa, con chim sẻ, con kiến. Trí thông minh của cậu bé tiêu biểu cho trí tuệ của dân gian được đúc kết từ đời sống và vận dụng vào thực tế. Truyện không chỉ đề cao trí tuệ của em bé mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, thâm thúy, đồng thời nó còn mang lại tiếng cười sảng khoái, hài hước, vui vẻ cho nhân dân lao động. Qua đó, là sự đề cao, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của em bé giàu trí tuệ.
Tóm lại, qua câu chuyện, ông cha ta muốn gửi gắm, đề cao tầm quan trọng của trí tuệ đối với cuộc sống hằng ngày. Những người có trí thông minh sẽ luôn mang lại kết quả tốt đẹp cho công việc, chính vì vậy, mỗi chúng ta cần rèn luyện, học tập thật tốt để trở thành những người có ích cho xã hội.
Các bn hãy nghĩ ra kết cục khác cho truyện tấm cám
Nhớ ko chép mạng nha mọi người...^^
mình ko ghi cả đoạn đâu mình chỉ gợi ý thôi
VD: Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua. Còn mẹ con cám thì ăn năn hối cải nên được trở về sống ở quê và trở nên tốt bụng.
Đó là ý kiến của mình bạn tự suy nghĩ thêm và viết thành một đoạn nha!
nhớ k cho mình nha
Viết kết thúc mới cho truyện Em bé thông minh
Ai nhanh và đúng ,mk kb !!!!
Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
kể lại truyện em bé thông minh theo gợi ý sau: mở đầu giới thiệu tình huống truyện và hoàn cảnh dẫn diễn dẫn đến sự việc của em bé. thân bài kể các tình huống thể hiện trí thông minh của em bé trong truyện. kết bài khẳng định tài trí của em bé và nêu cảm nghĩ của bản thân
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/em-hay-tom-tat-truyen-co-h-em-be-thong-minh-c33a1813.html#ixzz5TtLQcuHH
NGỮ VĂN
Ngữ văn lớp 6
Em hãy tóm tắt truyện cổ tích Em bé thông minh
Bình chọn:
Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
Trong vai thầy Mạnh Tử, kể về người mẹ của mìnhĐóng vai người hàng xóm của anh chàng có Lợn cưới, áo mới kể lại câu chuyện thú vị...Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ trong thời thơ ấu của mình (bài 2)Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so...Xem thêm: Văn kể chuyện
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
Kể lại truyện Em bé thông minh theo gợi ý sau:
- Mở bài: Giới thiệu tình huống truyện và hoàn cảnh dẫn đến sự xuat hiện của em bé.
- Thân bài: Kể các tình huống thể hiện trí thông minh của em bé trong truyện.
- Kết bài: Khẳng định tài trí của em bé và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Bấm vào link này :https://h7.net/tu-lieu/ke-lai-cau-chuyen-co-h-cau-be-thong-minh-doc1729.html