viết đoạn văn ngắn về làm omelette
1.Em hãy viết một đoạn văn ngắn về một người bạn thân nhất của em .
2. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 9 câu về một người bạn mà em muốn làm quen với bạn.
3. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 11 câu về một người thân trong gia đình em.
4. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 6 câu về một người chị trong gia đình em
5 Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu về mẹ em
1) Em và Lan Anh là hai người bạn thân thiết của nhau. Lan Anh rất xinh đẹp. Bạn có khuôn mặt trái xoan. Nước da trắng hồng. Đôi mắt to và tròn. Mái tóc ngắn mềm mượt, đen nhánh. Em thích nhất là mỗi khi Lan Anh cười. Nụ cười tươi rói . Lan Anh học rất giỏi, nhất là môn Toán. Mỗi khi rảnh rỗi, em và Lan Anh thường đọc sách cùng nhau. Em rất yêu quý người bạn của mình.
5) Người em yêu quý nhất trong gia đình chính là mẹ. Mẹ em tên là ... Năm nay mẹ đã 40 tuổi nhưng mẹ vẫn rất trẻ. Mẹ em làm nội trợ trong gia đình. Mỗi sáng, mẹ nấu bữa sáng cho cả nhà rồi đưa em đến trường. Sau đó mẹ đi chợ , đi làm. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Mẹ chăm sóc em rất chu đáo Buổi tối, mẹ thường dạy em học bài. Em yêu mẹ nhất trên đời. Em hứa sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng.
Viết đoạn văn ngắn về cách làm một thức uống nào đó bằng tiếng anh. Giúp mik với, đoạn văn ngắn nha các bạn
viết một đoạn văn ngắn kể về một lần em mắc lỗi làm cho bố,mẹ buồn
đoạn văn ngắn nhé
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
Viết một đoạn văn ngắn về ước mơ làm thợ làm bánh của em .
Để giá trị cuộc sống được nâng cao hơn, có lẽ con người ta ai cũng cần gieo mầm hạt giống ước mơ. Và ước mơ của em là trở thành thợ làm bánh. Vì điều đó có thể mang lại niềm vui và hạnh phúc cho em khi được nhìn thấy khách hàng thưởng thức món bánh mình hết lòng hết tâm sức làm ra. Dù là thợ làm bánh đòi hỏi sự khéo léo trong việc chế biến các loại bánh ngọt, bánh mặn và các món tráng miệng khác nhưng em chắc chắn bản thân sẽ không nản lòng mà cố gắng, học hỏi trau dồi kinh nghiệm để tương lai có thể tự mở quán bán những món bánh ngon lành, đẹp đẽ cho mọi người. Hơn nữa, làm bánh còn là nghệ thuật. Đó là sự kết hợp tinh tế giữa kiến thức về nguyên liệu, kỹ năng nấu nướng và khả năng sáng tạo. Với em, mỗi chiếc bánh được tạo ra đều là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang trong đó sự tỉ mỉ, cẩn thận và sự tưởng tượng không giới hạn. Khép lại, cuộc sống là một hành trình và ước mơ trở thành thợ làm bánh là nguồn động lực để em tiếp tục đi lên phía trước. Trong tâm hồn em điều ấy luôn tỏa sáng!.
✿TLam☕
viết đoạn văn ngắn thuyết minh về cách làm một món ăn
Các bạn ơi, giúp mik với: viết 1 đoạn văn ngắn về cách làm món ăn (ngắn thôi nha)
tk:
Vocabulary:
Rice flour (n): bột mìCoconut cream (n): cốt dừaTurmeric (n): nghệCulinary culture (n): văn hóa ẩm thựcCrispy pancake (n): bánh xèoTraditional sauce (n): nước chấm truyền thốngWhen it comes to enjoyment, what I find the most interesting is to go traveling to different places and try the local cuisine there. In my journeys, I was strikingly impressed by many kinds of food, one of which is crispy pancake - also known as Banh Xeo. The ingredients to make flour mixture include rice flour, coconut cream, turmeric, onions and salt, mixed with water. The batter is then added into a frying pan brushed with vegetable oil and forms a thin pancake. After about two minutes, the cooker will scatter some pork, shrimps and sprouts on half of the cake then fold it in half to cover the filling and cook for thirty seconds. The dish is often served with traditional sauce made from fish sauce mixed with lemon, garlic and chilli. An interesting feature about Banh Xeo is the way people eat them. The pancake will be cut into two to three pieces and rolled in sheets of rice paper together with some lettuces. The roll is dipped into the prepared sauce, which creates a stunning combination of flavor. In one bite, customers can feel the crispness, a little bit sweetness, fat and freshness of the vegetables and just want to eat more. To sum up, coming to Vietnam, if you want to explore the culinary culture here, Banh Xeo will be an amazing experience that should not be missed.
Refer:
There are many dishes but my favorite dish is omelette . Now , I will tell you how to make it . First , beat the eggs together with salt pepper and cold water . Then , heat the oil over high heat in a flying pan . Next , pour the egg mixture into the pan and cook for two minutes . After that , fold the omelette in half . Finally , put the omelette on a plate and serve it with some vegetables .
There are many dishes but my favorite dish is omelette . Now , I will tell you how to make it . First , beat the eggs together with salt pepper and cold water . Then , heat the oil over high heat in a flying pan . Next , pour the egg mixture into the pan and cook for two minutes . After that , fold the omelette in half . Finally , put the omelette on a plate and serve it with some vegetables .
Làm ơn giúp mik viết một đoạn văn ngắn noi về nhiệt đới
Khí hậu nhiệt đới gió mùa Khí hậu nhiệt đới gió mùa hay còn gọi là khí hậu nhiệt đới ẩm là khí hậu tuơng ứng với nhóm Am theo phân loại khí hậu Köppen. Giống như khí hậu xavan (khí hậu ẩm và khô nhiệt đới), khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình tháng trên 18oC trong mỗi tháng trong năm và có mùa ẩm, khô đặc trưng. Tuy nhiên, không giống với khí hậu xavan, tháng khô nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng giáng thủy ít hơn 60 mm/tháng, nhưng lớn hơn (100-[tổng lượng giáng thủy{mm}/25] ). Quan trọng hơn, khí hậu nhiệt đới gió mùa thường không có mùa khô đáng kể như khí hậu xavan. Cuối cùng, khí hậu nhiệt đới gió mùa gặp ít sự thay đổi về nhiệt độ trong năm hơn khí hậu xavan. Đối với khí hậu này, mùa khô nhất thường xảy ra vào đông chí đối với phía đó của đường xích đạo. Khí hậu nhiệt đới gió mùa được tìm thấy phổ biến ở Nam Á và Tây Phi. Tuy nhiên, có những vùng của Đông Nam Á, vùng Caribbean, Bắc và Nam Mĩ có kiểu khí hậu này. Nhân tố chính kiểm soát khí hậu nhiệt đới gió mùa là hướng gió mùa. Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Ở châu Á, vào mùa hè (mùa mặt trời cao), có một luồng không khí vào bờ. Vào mùa đông (mùa mặt trời thấp),luồng không khí ra bờ (thổi từ lục địa ra)thường xuất hiện. Sự thay đổi về hướng là do sự khác biệt trong cách nước và đất nóng lên. Những cách thay đổi áp suất mà ảnh hưởng đến sự phân bố theo mùa của lượng giáng thủy cũng xuất hiện ở châu Phi; mặc dù thông thường nó khác với sự hoạt động ở châu Á. Những thành phố điển hình với khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Các bạn giúp mình những đề này nha , làm hết luôn càng tốt giúp mình nhé
1) Viết đoạn văn ngắn kể về ước mơ của cậu bé nghèo trong mùa xuân
2) Viết đoạn văn ngắn miêu tả về mùa xuân
3) Viết đoạn văn ngắn biểu cảm về mùa xuân
Câu 1
Mùa xuân đến , cậu bé nghèo nhặt từng chùm nắng ấp ủ giấc mơ hạnh phúc cho riêng mình . Quê cậu ở xa lắm , tận Thái Bình cơ , vậy mà Tết sắp tới rồi cậu vẫn phải lang thang trên những con phố Hà Nội để mưu sinh . Cầm sấp vé số trên tay , cậu nghĩ đến không khí ấm áp của buổi giao thừa . Qua cửa kính những ngôi nhà , những căn biệt thự lộng lẫy , cậu đã , cậu đã chứng kiến người ta đón giao thừa sang trọng , vui vẻ như thế nào . Cậu không ước được như thế , giấc mơ của cậu đơn giản hơn , cậu mong có cả cha cả mẹ , có một bộ quần áo ấm mới tính và được đi học như bao đứa bạn cùng trang lứa . Chợt cậu nhận ra mắt mình đã nhòa lệ từ lúc nào , cậu chạy vụt đi , tạm biệt giấc mơ để quay lại với thực tại , cậu lại cất tiếng giao thật lớn : " Ai vé số đê ... ! "
Câu 2
Vậy là Nàng Tiên Xuân cũng đem cái nắng ấm áp phả vào không gian , cảnh vật trở nên tươi đẹp , dậy lên sức sống mới . Không gian xuân trở nên trong trẻo , tinh khôi hơn bao giờ hết . Tấm áo xanh màu thiên thạch đã trở thành biểu tượng của sắc xuân . Điểm tô nền trời tươi trẻ ấy , những cánh én nhỏ chao liệng trông thật vui mắt , én đã đem thông điệp của mùa xuân đi khắp mọi nơi . Phía xa xa những cánh đồng xanh tươi trải rộng tít tắp tận cuối chân trời , những đám mạ non đang bén rễ , trổ những chiếc lá xanh mơn mởn , phơi phới đón cái nắng xuân rộn ràng , chúng như đnag cất lời cảm ơn tới những cô bác nông dân cần cù . Nhắc tới mùa xuân người ta không thể không nhắc tới chồi non lộc biếc muôn hoa đua nở , khắp nơi nơi những cánh đào thắm tươi tô đẹp những khoảng rừng , làm ấm lên chút không khí se lạnh còn sót lại , đòa mai còn cùng nhà nhà đón Tết . Đây đúng là loài hoa của mùa xuân . Và đâu đó , trong những mảnh vườn nhỏ , cô vũ nữ xinh đẹp Hồng Nhung đang xòe chiếc váy nhiều tầng của mình nhoẻn miệng cười rạng rỡ trông thật kiêu sa . Cảnh vật như muốn nói hộ sự lưu luyến của lòng người với vẻ đẹp thanh của của nàng tiên diệu kì .
Câu 3
Ai cũng yêu vẻ đẹp của mùa xuân . Đây là mùa của sự đoàn tụ , sum họp . Tết đến xuân về người người đều mong được quây quần bên mâm cơm ấm cúng cùng người thân và trò chuyện về một năm đã qua với biết bao nhiêu buồn vui . Mùa xuân cũng làm nảy nở trong lòng người biết bao cảm xúc mới , đó là những hân hoan , xao xuyến trước sức sống của đất trời . Ai mà không yêu được những nụ hoa chúm chím hửng hồng , ê lệ dưới nắng xuân . Những thâm âm ríu rít , rộn rã của bầy chim đang làm tôt cũng khiến người ta chợt nghĩ đến mái ấm gia đình . Mùa xuân đẹp vậy , đáng yêu vậy nhưng có phải ai trong chúng ta cũng biết trân trọng vẻ đẹp ấy hay không ? Hãy biết biến tình yêu thành hành động : trồng thêm một cây xanh cho cầu không khí trong lành , bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ nhất ... Hãy đối xử với thiên nhiên bằng tấm lòng chân thành để những mùa xuân tươi đẹp sẽ còn mãi với đất trời .
Chúc bạn học tốt ^^
Câu 2:
Một năm có bốn mùa.Trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, em thích nhất là mùa xuân.Từ tháng giêng đến tháng ba là tháng của mùa xuân. Mỗi khi xuân về đều mang theo những tia nắng ấm áp, dịu dàng. Các loại cây cối đua nhau khoe sắc, tỏa hương thơm. Cây cối đâm trồi nảy lộc.Chim Én lượn cả bầy chời báo hiệu một năm mới lại đến. Mùa xuân mát mẻ, chúng em còn rộn ràng đón tết. Chúng em được bố mẹ dẫn đi chơi, đi thăm ông bà.Mùa xuân thật nhẹ nhàng và mát mẻ.
Nguyên liệu làm bánh chưng gồm: lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hành, tiêu… Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc kỹ càng. Lá dong chọn lá xanh đậm, có gân chắc, lá to không bị rách hoặc héo rũ, sau đó đem rửa sạch, phơi qua nắng để lá héo sẽ dễ gói hơn. Gạo nếp phải chọn loại thơm và dẻo, hạt đều đặn, đem vo qua nước rồi ngâm 2 - 3 tiếng để hạt gạo nở đều, khi luộc sẽ nhanh chín hơn. Đậu xanh xát bỏ vỏ, đun nhừ rồi vo thành từng viên tròn để làm nhân. Riêng với thịt lợn, người làm bánh chọn miếng thịt có cả mỡ và nạc, thường là thịt ba chỉ để đảm bảo độ ngầy ngậy, không bị quá khô hoặc quá ngán. Ngoài ra cần phải chuẩn bị thêm lạt giang chẻ mong, ngâm qua nước để buộc bên ngoài bánh. Tất cả các nguyên liệu này chính là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, vùng có khí hậu quanh năm nóng ẩm, nhiệt đới mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Khó nhất trong cách làm bánh chưng chính là khâu gói bánh. Người gói đòi hỏi phải có tay nghề, sự tỉ mỉ, kiên trì và khéo léo thì bánh mới vuông vức, đều đặn, đẹp và chắc tay. Đầu tiên, xếp 2 tàu lá dong úp xuống, hơi chồng lên nhau. Sau đó, xếp tiếp 2 lá mặt ngửa theo hình chữ thập lên trên rồi đặt khuôn gói vào chính giữa. Gói lần lượt các mặt lá xung quanh thành hình vuông của khuôn rồi đặt một khuôn mới, vuông và to hơn phía ngoài. Đến đây, mở lá lấy khuôn ở phía trong ra, rải lần lượt nguyên liệu vào bên trong, gạo nếp thì phủ kín 2 mặt lại, dàn đều và gói cẩn thận. Khâu gói bánh đòi hỏi phải chắc tay, cẩn thận buộc từng dây lạt để bánh không bị méo mó, không bị vỡ khi luôn chín. Khó là khó vậy nhưng lạ thay, cả già trẻ, gái trai đều quây quần, háo hức được gói bánh. Luộc bánh chưng phải luộc bếp củi, thời gian từ 8 - 10 tiếng thì bánh mới mềm, thơm ngon. Trong quá trình luộc phải luôn canh để lửa đều, vừa phải trong nồi có đủ nước. Được một nửa thời gian thì lật bánh, đổi vị trí của những chiếc bánh để không bị đập nát hoặc nhão. Đến khi bánh chín, vớt ra, xếp thành từng lớp rồi dùng vật nặng nén lại nhưng vậy, bánh sẽ rền, mịn, phẳng và chắc hơn.
Em tham khảo nhé !!
Nếu như Hàn Quốc có kim chi và canh rong biển, Nhật Bản có cơm sushi thì Việt Nam lại nền nã y như nó vốn có với món bánh chưng truyền thống.
Mỗi loài hoa sẽ có một hương thơm riêng, mỗi dân tộc sẽ có một bản sắc văn hóa và phong tục tập quán đặc trưng không trộn lẫn. Một trong những yếu tố tạo nên Văn hóa bản sắc dân tộc là văn hóa ẩm thực. Vâng, và chúng ta đang nói đến dân tộc Việt Nam dịu dàng và duyên dáng với chiếc áo dài duyên dáng, dưới chiếc nón lá xinh xinh và du dương trong những câu quan họ ngọt ngào nồng đượm. Chắc có lẽ bởi thế mà bánh chưng- một món ăn giản dị đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay.
Truyền thuyết kể rằng, vào thời vua hùng thứ sáu, nhà vua đã già và muốn truyền ngôi cho con nhưng chưa biết chọn ai trong số những người con trai của mình. Bởi thế, vua Hùng bèn gọi các con lại và nói rằng nếu ai tìm được món ăn ngon nhất để cúng Tiên Vương thì sẽ được nối ngôi. Các Lang nghe vua cha nói vậy, bèn kẻ lên rừng, người xuống bể tìm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị để mang về cúng Tiên vương. Người con thứ mười tám của nhà vua là Lang Liêu, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh đâm sinh bệnh rồi chết. Từ nhỏ, chàng đã sống ở ngoài cung vua, hòa nhịp với cuộc sống của nhân dân lao động. Chàng vốn tính tình thuần hậu, chí hiếu nhưng lực bất tòng tâm , không biết kiếm của ngon vật lạ ở đâu để dâng lễ Tiên Vương. Vào đêm trước ngày tế lễ, chàng nằm mộng thấy có người chỉ rằng:” Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống con người. nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh giấc, bèn làm theo lời thần dặn làm bánh cúng Tiên Vương và được vua hùng truyền ngôi cho. Từ đó, bánh chưng trở thành một vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết trong dân gian Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, được gói bằng lá rong màu xanh rất đẹp mắt. Đó là một món ăn giản dị xuất phát từ một nền văn minh lúa nước. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, đỗ xanh, hành củ, hạt tiêu và thịt lợn. Gạo càng ngon thì bánh sẽ càng dẻo. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ. Thịt quá nạc bánh sẽ bị khô và ngược lại thịt quá mỡ sẽ khiến cho bánh ăn bị ngấy, mau chán Khi gói bánh, sau một lớp gạo lè đến một lớp đỗ, nhân là thịt lợn và hành được cho ở giữa rồi tiếp tục đến một lớp đỗ, rồi một lớp gạo. Lá dong là lá được dùng để gói bánh chưng vì có màu xanh rất đẹp và dịu, lại không làm mất đi hương vị của bánh. Khi gói phải gói thật kín, để khi luộc nước không thể vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc nhưng phải khéo. Gói lỏng tay, bánh không ngon. Song nếu quá chắc, bánh cũng không ngon.
Độc đáo nhất là, bánh chưng được nấu trong thời gian dài, 8-10 tiếng đồng hồ. phải để lửa vừa phải, không to quá và cũng không bé quá. Tuy gọi là luộc bánh chưng nhưng nước không trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu được luộc (gạo nếp, đỗ, thịt lợn,…) nên là hình thức hấp hay chưng giúp giữa nguyên được vị ngon của gạo đỗ và thịt. Chắc có lẽ vì cách chế biến ấy mà người ta mới gọi thứ món ăn bổ dưỡng ấy là bánh chưng. Thời gian luộc bánh lâu nên các hạt gạo mềm ra như quyện vào nhau, không giống như khi đồ xôi. Khi hạt gạo nhừ mà quyện vào nhau như thế người ta gọi là bánh chưng “rề”, tức là bánh chưng đó đã đạt đến độ quyện dẻo như ý, là bánh ngon. Cũng nhờ đặc điểm thời gian làm chín bánh lâu, lại trong nước sôi nên nhân bánh là đỗ hay thịt có đủ thời gian để nhừ ra, hòa quyện đan cài các hương vị vào với nhau tạo nên một món ăn hoàn chỉnh nhất. Đó phải chăng cũng là quan niệm sống hòa đồng, hòa quyện, cởi mở của dân tộc ta?
Chế biến bánh chưng không khó nhưng cần công phu tỉ mỉ và bàn tay khéo léo. Đó cũng chính là những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam.