Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 8 2017 lúc 3:57

Đáp án

– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần.

– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.

kiet999390
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 4 2017 lúc 2:24

Chọn đáp án: D → Điệp đầu nghe

Nguyễn Thùy My
2 tháng 12 2021 lúc 16:36

d nha iem

Khách vãng lai đã xóa
phúc nguyễn
12 tháng 3 2022 lúc 19:59

Chọn đáp án: D → Điệp đầu nghe

phúc nguyễn
Xem chi tiết
phúc nguyễn
12 tháng 3 2022 lúc 20:01

đứa nào gúp bố mày với tao đang gấpucche

Li An Li An ruler of hel...
12 tháng 3 2022 lúc 20:04

TK

So sánh sự hồi tưởng và suy ngẫm của mỗi tác giả về bà của mình trong hai đoạn trích trên.

1. Giống nhau:Cảm hứng của mỗi tác giả để có những suy ngẫm và hồi tưởng về người bà về tuổi thơ mình đều là những vật bình dị, thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ của mỗi người (và cũng với mỗi người dân Việt): bếp lửa, tiếng gà trưa,...

2. Khác nhau:* Bài “Tiếng gà trưa”:- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được gợi ra từ “tiếng gà trưa”. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.

- Hoàn cảnh hồi tưởng:“Trên đường hành quân xa / Dừng chân bên xóm nhỏ.

- Giai đoạn: Chiến tranh đang nổ ra. Tác giả cũng như bao người dân khác phải hành quân, chống giặc,…* Bài “Bếp lửa”:

- Hình ảnh “bếp lửa” gợi nhớ cho tác giả về người bà chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân mình để chăm lo cho cháu, cho gia đình,…

- Hoàn cảnh hồi tưởng:Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu – Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở…

- Giai đoạn: Thời bình. Tác giả đang ở xa, một nơi giờ cuộc sống đã sung túc, đầy đủ “có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, nhưng vẫn nhớ về người bà đáng kính của mình, về quê hương đất nước,…

Cá Mắc Cạn
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Trần Tiến Đạt
20 tháng 2 2021 lúc 20:04

Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương - Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại... - Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.

thảo nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quỳnh Như
Xem chi tiết
songoku  đại đế
22 tháng 2 2019 lúc 21:13

Xuân Quỳnh là tác giả nổi tiếng của thi ca Việt hiện đại, Chị đã rất nhiều bài thơ nổi tiếng. “Tiếng gà trưa” không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều, nhưng nó trở thành nổi tiếng khi được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn. Bài thơ như một dòng hoài niệm về quá vãng ấu thơ thân thương gắn với hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đềm. Tuy nhiên, thi phẩm không chỉ dừng lại ở những hoài niệm, dường như có một mạch ngầm nào đấy chảy da diết mang theo bao điều suy tưởng...
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

Xuân Quỳnh là tác giả nổi tiếng của thi ca Việt hiện đại, Chị đã rất nhiều bài thơ nổi tiếng. “Tiếng gà trưa” không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều, nhưng nó trở thành nổi tiếng khi được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn. Bài thơ như một dòng hoài niệm về quá vãng ấu thơ thân thương gắn với hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đềm. Tuy nhiên, thi phẩm không chỉ dừng lại ở những hoài niệm, dường như có một mạch ngầm nào đấy chảy da diết mang theo bao điều suy tưởng...
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.

bac21
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
3 tháng 11 2023 lúc 17:14

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 3: Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí của người chiến sĩ vào thời điểm người chiến sĩ đang trên đường hành quân xa và dừng chân nghỉ ngơi tại một xóm nhỏ.

Phong Tuấn Đỗ
Xem chi tiết
Linh Phương
15 tháng 12 2016 lúc 16:53

Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu. TRong khổ thơ đầu :

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ"

Những vần thơ mở đầu bằng bối cảnh hết sức bình dị, khi người chiến sĩ đi qua một xóm nọ, ngồi nghĩ chân đang lúc nắng trưa mỏi mệt,bỗng từ đâu cất lên những âm thanh quen thuộc, đó là tiếng gà nhảy ổ” cục tác cục ta”.mọi cảm xúc kỉ niệm của tuổi thơ cứ theo âm thanh đó mà vang vọng về người chiến sĩ, nó không chỉ gợi ra hình ảnh tuổi thơ đẹp đẽ, mà còn xóa tan nỗi mệt nhọc trên con đường hành quân. Cảm xúc của người chiến sĩ có sự chuyển biến theo cường độ ngày một tăng dần. Đầu tiên là với thứ âm thanh quen thuộc, khi phát hiện được âm thanh đó, anh cảm thấy nó bắt đầu làm thay đổi không khí xung quanh anh” xao động nắng trưa” rồi đến bàn chân đỡ mỏi , và sức lay động mãnh liệt nhất dó chính là “ gọi về tuổi thơ”.

Nguyen Thi Mai
15 tháng 12 2016 lúc 16:55

Ôn tập ngữ văn lớp 7Ôn tập ngữ văn lớp 7

Phạm Ngọc Cát Tường
15 tháng 12 2016 lúc 17:57

Đến với nền thơ hiện đai Việt Nam, người đọc có dịp trải lòng với những vần thơ bình dị, tha thiết mà sâu lắng về tình yêu đôi lứ,tình cảm gia đình, quê hương cua " Nữ hoàng của thi ca tình yêu" - Xuân Quỳnh. Thơ của Xuân Quỳnh là tiếng nói da diết và khát vọng hạnh phúc từ những điều đơn sơ, bình dị nhất. Bài thơ "Tiếng gà trưa " không da diết, khắc khoải như những sáng tác về tình yêu mà nó cất lên với giọng thơ trong trẻo nhưng vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của 1 người phụ nữ đa cảm và giàu yêu thương. Đặc biệt là khổ thơ đầu, tôi thấy được cái nhẹ nhàng, ấm áp, nổi bật tình yêu cùng nỗi nhớ về tuổi thơ của người chiến sĩ:

" Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

" Cục..cục tác cục ta"

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ".

Bài thơ được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Trong những tháng ngày bom đạn ấy, hình ảnh của đứa cháu cùng bà nơi quê nhà đã vô cùng quen thuộc. Cũng vì lẽ đó, Xuân Quỳnh đã tái hiên 1 cách chân thực hình ảnh đó trong bài " Tiếng gà trưa".

Mở đầu bài thơ là tâm trạng nhớ nhà của người lính trên đường hành quân. Có lẽ đã ở cùng bà, cùng con gà thân thuộc quá lâu nên khi nghe tiếng gà trưa nơi xóm nhỏ đã khơi gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đe và đầy màu sắc. Điệp từ "nghe" đã làm nổi bật thêm nỗi nhớ cồn cào mà da diết ấy. Chỉ là 1 tiếng gà thôi nhưng cũng đủ để khơi gợi biết bao thương nhớ về tuổi thơ. Tiếng gà trưa không những làm sao động cả nắng trưa mà có lẽ cũng làm xao động con tim và tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà trưa gợi bao kí ức đẹp đẽ của thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của bà. Hình ảnh người bà tần tảo, người cháu đáng yêu và cả con gà như đang sống dậy trước mắt tôi.

Khép lại khổ thơ đầu mà tôi như chìm đắm vào tuổi thơ của người chiến sĩ với những tình cảm thân thương, tha thiết nhất. Dù chỉ là bài thơ được viết theo thể thơ 5 tiếng nhưng nó vẫn chứa giá trị nghệ thuật. Tiếng gà trưa không chỉ 1 thứ âm thanh đẹp đẽ mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Bài thơ giúp tôi hiểu thêm về tình bà cháu và sự đẹp đẽ cuẩ thứ tình cảm đó. Thật cảm ơn Xuân Quỳnh vì bài đã để lại 1 bài thơ hay và sâu sắc như vậy.