Chứng minh rằng lão Hạc là 1 người nông dân có phẩm chất đạo đức đẹp đẽ và đáng nể phục?
viết 1 đoạn văn lập luận theo tổng phân hợp chứng minh lão hạc là người nông dân có phẩm chất cao đẹp.Trong đoạn văn có câu ghép và trợ từ
cho câu chủ đề: "nhân vật lão hạc trong chuyện ngắn" lão hạc "của nhà văn nam cao là 1 người nông dân có nhiều phẩm chất tốt đẹp" viết đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp
Lấy dẫn chứng cho thấy Chị Dậu, Lão Hạc là những người có phẩm chất tốt đẹp, là những hình ảnh tiêu biểu cho số phận người nông dân trước cácch mạng tháng 8.
ua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết , hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì
cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục
Phân tích vẻ đẹp phẩm chất cao quý của người nông dân qua nhân vật Lão Hạc và chị Dậu
nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mang tháng 8 qua hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn"(Ngô Tất Tố) và lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
hướng dẫn làm bài:
A. Mở bài:
Gới thiệu nhân vật chị Dậu với tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc với tác phẩm lão Hạc của Nam Cao
B. Thân bài:
- phân tích số phận của chị Dậu và lão Hạc để thấy được nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của họ (nêu dẫn chứng)
- phân tích những phẩm chất làm nên vẻ đẹp của người nông dân: lão Hạc đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con. Chị Dậu thông minh, đảm đang, tháo vát, yêu thương chồng con,...(nêu dẫn chứng)
- khái quát: về chị dậu và lão Hạc chính là hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám, họ bị xã hội phong kiến bần cùng hóa, đau đớn về thể xác lẫn tinh thần... nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, thủy chung, giàu lòng tự trọng,....Đoa là nét đẹp ngàn đời của người nông dân Việt Nam...
C. Kết bài:
- suy nghĩ về ssoa phận người nông dân trước cách mạng tháng 8.
-liên hệ hình ảnh người nông dân ngày nay
Viết đoạn văn (7-10 câu) theo cách diễn dịch triển khai câu chủ đề sau: "Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ nhưng có nhiều phẩm chất đáng quý".
Tham khảo :
Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ nhưng có nhiều phẩm chất đáng quý . Lão Hạc là một người nông dân lương thiện, hiền lành, chất phác nhưng sống cô đơn do vợ mất sớm, con bỏ đi đồn điền cao su . Lão giàu tình yêu thương, lão yêu con mình, yêu cả con chó được lão đặt tên là cậu Vàng. Có lẽ việc làm khiến lão hối hận, dằn vặt nhất chính là đã lừa và bán câu VÀng- người bạn thân thiết của lão. Lão bị một trận ốm nặng khôgn có tiền để ăn và duy trì sự sống nhưng lão nhất quyết không động vào số tiền mà lão dã dành cho con. Lão quyết định bán chó, quyết định cay đắng khi bán đi một tri kỷ của mình để giữ trọn chữ tín với con. Ngay cả khi chết lão vẫn không muốn mọi người lo cho mihf nên đã chuẩn bị rất chu dáo cho sự ra đi của mình. Lão chuẩn bị, sắp xếp cho cái chết một cách tỉ mỉ và cẩn thận khi nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi tiền làm ma để đỡ phiền hàng xóm. Lòng tự trọng ấy cao đẹp biết bao. Lão đã chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ để giữ phẩm giá. Lão đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người. Lão sống một cuộc đời trong sạch đến khi chết. Lão chính là người nông dân đáng khâm phục. Lão Hạc chính là hiện thân của số phạn người nông dân trước cach mạng tháng 8. Họ toàn là những người lương thiện nhưng cuộc đời lại quá nhiều bất công đến mức phải tìm đén bước đường cùng.
Qua tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao hãy chứng minh Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ có tình yêu con sâu sắc bằng 1 đoạn văn diễn dịch 12 câu.
Có ý kiến cho rằng :" Đồng cảm số phận của người nông dân trước cách mạng t8 đồng thời ca ngợi những phẩm chất quý là những biểu hiện quan trong của giá trị nhân đạo. qua truyện ngắn lão hạc hã làm sáng tỏ ý kiến trên
Dàn ý nhé.
Mở bài:
- Giá trị nhân đạo là gì?.
+ Dẫn dắt ý kiến trên vào bài.
Thân bài:
- Giới thiệu truyện ngắn Lão Hạc.
- Làm rõ số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8:
+ Qua số phận của Lão Hạc:
-> nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.
-> là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.
-> túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.
+ Qua phẩm chất đáng quý của Lão Hạc:
-> là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.
-> là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng, đau lòng hối hận day dứt khôn nguôi vì trót lừa một con vật đã tin tưởng mình.
-> sợ làm phiền đến hàng xóm, chỉ nhờ đến chỗ thân cậy nhất là ông giáo lo ma chay cho mình và đưa tiền cho con mình.
- Tổng kết:
+ Truyện ngắn "Lão Hạc" thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.
- Vì sao giá trị nhân đạo của con người là đồng .... quý?
+ Bởi đó là sự chia sẻ, sự cảm thân, sự yêu thương của mình dành cho những con người cùng khổ.
+ Bởi ta phải hiểu được ông cha ta đã sống như thế nào, đã khổ ra sao để biết thương lấy lịch sử nước nhà để biết cố gắng cống hiến cho đất nước mình.
Kết bài:
- Khẳng định lại:
+ Qua "Lão Hạc", phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao.
1) Qua cái chết của lão Hạc, Nam Cao muốn nhắn gửi điều gì?
Gợi ý:
Ý 1: cảm thương cho số phận của người nông dân nghèo trong xã hội cũ, bị bần cùng hóa
Ý 2: cảm thông,trân trọng phẩm chất tốt đẹp của người nông dân (họ vẫn giữa gìn phẩm chất lương thiện mặc cho hoàn hoàn cảnh nghèo nàn túng quẫn)
hãy viết 4-6 câu Văn từ 2 gợi ý trên
tham khảo
Cái chết ấy khép lại câu chuyện và có rất nhiều người cho rằng, cái chết này ẩn chứa đâu đó hình bóng bi kịch: Đó là bi kịch của sự đói nghèo, bi kịch của tình phụ tử, bi kịch của phẩm giá làm người.
Chính cái chết này góp phần làm rõ hơn quan điểm có phần cực đoan của Nam Cao: “Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp người này kéo thì người kia hở”.
Nhưng xét một cách toàn diện thì cái chết ấy chưa hẳn là bi quan vì nó nói lên được niềm tin sâu sắc vào phẩm chất tốt đẹp ở người nông dân của tác giả. “Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn. Mà nếu đáng buồn thì đáng buồn theo một nghĩa khác”. Lão Hạc là một người nông dân chân lấm tay bùn chưa từng đọc sách thánh hiền, chưa từng được tham dự một lớp học nào về cách làm người, về tình phụ tử song cả cuộc đời lam lũ, lương thiện và trong sáng thanh cao của lão, cả cái chết kinh hoàng của lão- là minh chứng đầy đủ cảm động về nhân cách làm người, về tình cha con thiêng liêng sâu nặng.
Tham khảo
Cái chết ấy khép lại câu chuyện và có rất nhiều người cho rằng, cái chết này ẩn chứa đâu đó hình bóng bi kịch: Đó là bi kịch của sự đói nghèo, bi kịch của tình phụ tử, bi kịch của phẩm giá làm người.
Chính cái chết này góp phần làm rõ hơn quan điểm có phần cực đoan của Nam Cao: “Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp người này kéo thì người kia hở”.
Nhưng xét một cách toàn diện thì cái chết ấy chưa hẳn là bi quan vì nó nói lên được niềm tin sâu sắc vào phẩm chất tốt đẹp ở người nông dân của tác giả. “Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn. Mà nếu đáng buồn thì đáng buồn theo một nghĩa khác”. Lão Hạc là một người nông dân chân lấm tay bùn chưa từng đọc sách thánh hiền, chưa từng được tham dự một lớp học nào về cách làm người, về tình phụ tử song cả cuộc đời lam lũ, lương thiện và trong sáng thanh cao của lão, cả cái chết kinh hoàng của lão- là minh chứng đầy đủ cảm động về nhân cách làm người, về tình cha con thiêng liêng sâu nặng.