Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
_ Huyền Anh _♥️
Xem chi tiết
Chibi tím
4 tháng 10 2018 lúc 20:32

Trog sách lịch sử có đầy mà!!!

Hoàng Thế Hải
4 tháng 10 2018 lúc 20:35

1. con người đã xuất hiện như thế nào

Cách đây hàng chục triệu năm, trên Trái Đất có loài vượn cổ sinh sống trong những khu rừng rậm. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, loài vượn này dần dần đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây.. làm công cụ. Đó là Người tối cổ (sớm nhất cách đây khoảng 3-4 triệu năm). Những hài cốt của Người tối cổ đã được tìm thấy ở nhiều nơi như : miền Đông châu Phi, trên đảo Gia-va (In - đô - nê - xi - a), ở gần Bắc Kinh (Trung Quốc) v.v...

Người tối cổ sống theo bầy gồm khoảng vài chục người. Ban ngày, họ hái lượm hoa quả và săn bắt thú để ăn ; ban đêm họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô. Họ biết ghè đẽo đá, làm công cụ ; biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. Cuộc sống bấp bênh "ăn lông, ở lỗ” như thế kéo dài hàng triệu năm.

2. Người tinh khôn sống thế nào?

Trải qua hàng triệu năm, Người tối cổ dần dần trở thành Người tinh khôn. Những bộ xương của Người tinh khôn có niên đại sớm nhất vào khoảng 4 vạn năm trước đây, đã tìm được ở hầu khắp các châu lục.

Người tinh khôn không sống theo bầy mà theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, gọi là thị tộc.

Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. Trong quá trình sinh sống, Người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. Con người không chỉ kiếm được thức ăn nhiều hơn mà còn sống tốt hơn, vui hơn.

3. vì sao xã họi nguyên thủy tan rã 

_Khoảng 400 năm trước công nguyên , con người phát hiện ra kim loại đồng , sắt và dùng kim.loại làm công cụ lao động . 
_Nhờ công cụ bằng kim loại con người có thể khai phá đồng hoang , tăng diện tích trồng trọt , sản phẩm làm ra nhiều , xuất hiện của cải dư thừa . 
_Một số người chiếm hưởng của cải dư thừa , trở nên giàu có , xã hội nhàn hóa thành kẻ giàu người nghèo . 
=» XÃ.HỘI NGUYÊN THỦY DẦN DẦN TAN RÃ

Khổng Thị Tú Quyên
Xem chi tiết
Linh Phương
17 tháng 9 2016 lúc 19:21

  Gửi Herry!

  Lâu rồi tụi mình chưa có gặp nhau nhỉ? Dạo này bạn có khỏe không? Việc học tập của bạn thế nào rồi? Công việc học tập của mình bên này rất tốt. 

     Bức thư lần trước bạn gửi về cho mình bạn có nói là bạn muốn biết thêm về việt Nam đất nước mình đang sinh sống đúng không, Herry! Đất nước của mình đang sống à mà phải nói sao nhỉ nó là nơi rất đẹp. Với khung cảnh thiên nhiên đất trời. Việt Nam còn là nơi của những làn điệu dân ca, ca dao. Nhiều hình tượng đặc trưng ví dụ như lũy tre có tên người anh hùng Thánh Gióng hay là đầm sen là biểu tượng của người con gái Việt khi mặc áo dài. Việt Nam cũng không kém các nước kháu đâu nha Herry. Cũng có rất nhiều những đặc sản, trò chơi thú vị và nổi tiếng nữa đấy. 

      Bên nước của bạn cũng đẹp lắm nhỉ? Nhưng dù nước của bạn đẹp bao nhiêu đi nữa thì mình rất vui vì được làm con người Việt Nam. Mỗi buổi sáng khi thức dậy là bức tranh của buổi sớm với tiếng chim hót trên cành, không khí của buổi sớm dễ chịu làm sao. Nhưng bạn biết nơi mình đang sống còn có nơi bình yên hơn vậy nữa đấy, là làng quê nơi mà khi bạn thức dậy sẽ đón những tia nắng ấm áp. Sẽ nghe thấy tiếng hò nhau í ới đi ra đồng. Để có những hạt gạo thơm ngon , nông dân Việt phải cần cù lao động. Đôi bàn tay không ngại nắng mưa sớm trưa làm việc. Con người, muôn loài đều thân thiện.

        Herry nè! thư cũng đã dài rồi, tớ dừng bút nhé. Mình đang giới thiệu những thứ mà Việt Nam có lẽ là nổi bật hơn tất cả các nước khác. Nhưng nó luôn mang trên mình vẻ đẹp kiêu sa. Và con người ở đây với mong muốn đất nước ngày càng giàu mạnh.

 Hi vọng bạn có thể đến đất nước của mình một lần để biết thêm những điều mới mẻ nơi đây. Nếu bạn đến Việt nam hãy gửi thư cho mình nhé!

                                                                                                      Người bạn xa

                                                                                                       Phương Linh

                                                                                                Nguyễn Phương Linh

Chúc bạn học tốt!hihi

Khổng Thị Tú Quyên
Xem chi tiết
Lê Dung
8 tháng 10 2016 lúc 17:17

DÀN BÀI

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

Em thích màu của lá cây...Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Lê Dung
8 tháng 10 2016 lúc 17:17

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc.

Thảo Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:31
Thời thơ bé dưới mái trường tiểu học là quãng thời gian hạnh phúc nhất của một đời người. Mỗi khi nhớ về thời thơ ấu, quá khứ lại gợi lên trong tôi ấn tượng bạn bè, thầy cô mái trường tha thiết và một loài cây mà tôi vô cùng quý mến, trân trọng. Loài cây ấy đã khá quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Một nhà văn đã gọi nó với cái tên khá thân mật: cây hoa học trò.
Ngay từ khi đặt chân vào nấc thang học đường đầu tiên tôi phải bỡ ngỡ rụt rè e sợ nhưng cũng hòa vào đó là sự ngây ngất trước vẻ đẹp của trường. Ngay từ lúc ấy tôi đã cảm nhận được nơi này chính là nơi mà tôi tin tưởng có thể gửi cả cuộc đời tôi vào đây. Ở đây tôi có nhiều bạn mới cô thầy mới, trường lớp mới đã trở thành cô bé chững chạc hơn nhiều. Nơi đây có hàng cây xanh rì. Cây me tây những tán cây to vươn lên che cả bầu trời.Ngồi dưới tán cây một cảm giác mát dịu,chính từ thiên nhiên ban tặng. Nhưng tôi có thể thốt lên rằng: tôi không yêu cây me tôi chỉ yêu cây phượng. Cây phượng gắn cả quãng đời tôi là một người bạn tri ân tri kỉ không riêng gì tôi mà cả các bạn khác. Dáng cây nhỏ nhắn xnh xắn chỉ có vài cành to, nhưng trong thân cây và cành cây đó nó chứa đựng biết bao nhiêu kỉ niệm. Kỉ niệm vui buồn khác nhau. Mùa đông cây đứng im lìm không khoác được chiếc áo rậm rạp đỏ rực, cũng không mặt được chiếc áo xanh non ấm áp bao trùm lên cơ thể.Trơ trụi cành lá chỉ còn vỏ thân xù xì, nó cũng ghen tị với các loài cây me tây nhiều lắm. Nó ao ước rằng được như những người bạn khác. Khi bàn tay tôi chạm vào những chổ xù xì của nó, nó đau lắm nhưng cũng cố lay động cùng chị gió. Đó là một nụ cười mà cây dành cho tôi. Tôi vui lắm. Cây phượng là thế đó nó trải qua nhiều kỉ niệm vui buồn lắm. Nó phải tận mắt chứng kiếm cảnh học sinh nghỉ hè, cả trường vắng lặng, chỉ có nó là thắp lên ngọn lửa đỏ cháy bỏng của sân trường. Chúng tôi hòa vào những ngày vui của gia đình còn nó thì lẻ loi cô đơn nhưng nó cũng tự hào lắm, xung quanh trường chỉ có nó là ầm áp ngọn lửa đỏ mùa hè. Hè về học sinh nghỉ, trống nghỉ, trường nghỉ sau một thời gian làm việc mệt mỏi. Cây phượng vẫn ung dung làm việc của mình làm cho sân trường nhộn nhịp hẳn lên bởi chính màu hoa của nó. Sự cuốn hút của hoa màu đỏ như nhung mịn như bột đã làm cho mọi vật trong trường bừng giấc. Hè về những chú ve là dàn đồng ca mùa hạ ẩn nấp vào thân cây phượng tấu lên bản nhạc của mùa hè thật réo rắc và nhộn nhịp. Hoa phượng hàn chứa kỉ niệm vui đầy ắp. Những cánh hoa tụi con gái chúng tôi tách ra tạo thành những chú bướm thật là đẹp, thật dễ thương và đầy nụ cười. Mỗi khi tôi lật trang vở trắng có hình chú bướm tôi ngồi ngắm rồi một nụ cười lại hiên ra trên môi. Chợt một suy nghĩ hiện lê tâm trí tôi với một tấm lòng thật và chân thành tại sso cây hoa phượng lại là cây hoa học trò tôi đã cố suy nghĩ và để rồi câu trả lời chính xác là bởi vì cây hoa phượng nó gắn vời hàng nghìn cảm xúc của học sinh kỉ niệm vui buồn. Những bạn nam lấy hoa phượng chơi chọi gà cùng với tiếng hò reo í ới, tiếng cổ vũ nồng nhiệt xen vào đó lòng buồn rời rợi vì mình thua. Nhưng dù thắng hay thua thì trò chơi chọi gà vẫn không thể thiếu vào ngày chơi hè của chúng tôi. Lại một mùa đông nữa đến mùa hè trôi qua chắc có lẽ cây phượng trở lại thời xưa của nó. Hoa bắt đầu rụng xuống gốc cây chúng tôi cầm chổi ra quét như thu gom lại những kỉ niệm của mình rồi đây những kỉ niệm đó được vùi đống đốt thành tro. Kỉ niệm đã tan thành mây khói cùng với một năm học trôi qua năm học mới đến nhưng trong tôi vẵn còn đọng lại nhứng ấn tượng khó phai về một mùa phượng. 
Cây phượng lúc nào cũng đẹp nhưng không bao giờ đẹp như lúc này. Mai đây dẫu có đi bất cứ nơi nào thì hình ảnh của cây phượng vẫn còn vĩnh hằng trong trái tim tôi như ngọn nến không bao giờ tắt. Giờ đây tôi không biết phải cảm ơn thầy cô và mái trường như thế nào để thầy cô tha thứ cho những lỗi lầm mà tôi đã gây ra. Tôi không biết phải im lặng bao nhiêu lần để suy nghĩ về những tình cảm của tôi dành cho cây phượng, thầy cô mái trường. Tôi không biết tôi sẽ ra sao nếu như tôi không được đi học. Còn bây giờ tôi chỉ  
Tiên Cherry
Xem chi tiết
Tiên Cherry
20 tháng 5 2016 lúc 14:12

Tuy câu hỏi của mk hơi làm cho các bạn khó hiểu nhưng mình rất đang cần sự giúp đỡ chân thành nhất!!

Cao Hoàng Minh Nguyệt
20 tháng 5 2016 lúc 20:10

ohobucminh

Đỗ Nguyễn Như Bình
21 tháng 5 2016 lúc 16:11

oho

no name
Xem chi tiết
Rykels
16 tháng 12 2021 lúc 20:33

Trà sữa trân châu chắc hẳn là đồ uống không còn quá xa lạ với các bạn trẻ hiện nay. Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây không ít cửa hàng trà sữa nổi lên với nhiều thương hiệu như: KOI, Gong Cha, Royal Tea, Maku,… rất nhiều chi nhánh trên khắp cả nước để phục vụ nhu cầu của giới trẻ. Mỗi nơi sẽ có hương vị đặc trưng riêng, không chỉ trà sữa trân châu đơn thuần như trước gần đây còn xuất hiện thêm thêm kem mặn và các loại topping đa dạng không kém. Tuy nhiên, ít ai có thể biết được trà sữa trân châu có nguồn gốc, lịch sử từ đâu. Hôm nay, hãy cùng Tin Tức Trà Sữa giải đáp thắc mắc trên nhé.
"Trà trân châu hay trà sữa trân châu (珍珠奶茶; trân châu nãi trà) là thức uống được chế biến từ trà xanh hoặc trà đen được các cửa hàng đồ uống tại Đài Trung, Đài Loan phát triển từ những năm 1980. Đặc điểm của trà trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt. Do đặc điểm này, trà bong bóng được dùng để gọi bất kỳ loại trà nào được lắc trong khi chuẩn bị, ví dụ như các loại trà đường "Phao mạt hồng trà" (泡沫紅茶), "bào mạt hồng trà" (泡沫綠茶).
Trà trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả hay trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay không từ sữa. Có nguồn gốc từ Đài Loan, trà trân châu đặc biệt phổ biến tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philipin, Việt Nam và Singapore. Loại đồ uống này cũng phổ biến tại châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Trà trân châu cũng có thể để chỉ loại trà sữa nóng kiểu Quảng Đông pha với các hạt bột sắn.
Khi trà sữa trân châu (trân châu nãi trà) được giới thiệu vào các nước ngoài châu Á, nó được gọi bằng tên tiếng Anh là "bubble tea". Do khác biệt cơ bản nhất giữa các loại trà bong bóng và các loại trà khác là các hạt bột sắn ở đáy cốc, nên một số người không biết tiếng Anh cho rằng "bubble" trong "bubble tea" là chỉ đến bột sắn. Tuy nhiên, trân châu trong "trà sữa trân châu" nói đến các hạt "trân châu" (bột sắn).
Trân châu Hạt trân châu được làm từ củ sắn. Hạt trân châu hay còn gọi là bola đun sôi khoảng dưới nửa tiếng cho tới khi chín hoàn toàn, nhưng vẫn còn độ dẻo, khi đó hạt nở ra đáng kể, rồi làm lạnh trong khoảng nửa tiếng nữa. Sau khi để ráo nước, hạt trân châu được cho vào nước đường hay mật ong để sẵn dùng vào trà. Sau khi nấu có thể để được 7 giờ. Các hạt chân trâu lớn, làm từ bột sắn nằm ở dưới đáy cốc. Các hạt thường lớn hơn 6 mm, màu nâu, mờ mờ không trong suốt và nâu đậm hơn ở giữa hạt. Hạt trân châu được hút bằng ống hút to (thường được cắm sẵn vào li trà), người uống trà vừa uống trà vừa nhai hạt trân châu.
Thay cho hạt bột truyền thống, thạch dừa hoặc thạch konjac còn được dùng để làm trà trân châu. Thạch được cắt thành viên nhỏ, hình lập phương hoặc hình hộp, có độ dẻo và dai. Trà trân châu có thể pha chế thành trà trân châu thập cẩm, khi có cả trân châu và thạch. Có nhiều loại thạch khác như thạch vải, thạch cà phê, thạch cầu vồng[cần dẫn nguồn] và thạch trái cây hỗn hợp.
Hạt trân châu trong trà sữa bày bán nhiều nơi có khả năng được làm từ vỏ lốp xe cũ và đế giày da. Bình thường, nếu dùng bột củ quả để làm trân châu thì những viên trân châu này sẽ dễ dàng được tiêu hóa ngay khi vào thành ruột. Hiện tại, trân châu được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc chỉ có một loại, nhưng thành phần làm ra những hạt trân châu này thì không biết rõ. Chúng có tính kết dính và co giãn rất mạnh. Nếu như tích tụ trong dạ dày, những hạt trân châu này sẽ khó có thể tiêu hóa, thậm chí dồn ứ ở đó.
Thực chất món trà sữa trân châu này chẳng có trà, chẳng có sữa, mà chủ yếu được tạo thành từ các chất phụ gia và trân châu giả, làm từ mảnh bỉm của trẻ con. Sở dĩ giá thành của một ly trà rẻ do hầu hết các quán không dùng sữa, trà hay hoa quả mà chỉ sử dụng các loại chất tạo màu, tạo mùi, cộng với hạt trân châu giả làm từ bột sắn và một loại bột hóa học chuyên dùng làm bỉm trẻ em để tạo độ giòn và màu sắc bắt mắt.
Sữa Trong pha chế pha trà trân châu, có thể dùng sữa không có nguồn gốc từ động vật, thay vì sữa thường, khi đó trà có mùi vị khác biệt. Một trong những lý do dùng loại sữa này là do chúng không gây kết tủa như sữa thường, hay giá thành của sữa này rẻ hơn, tiện dụng hơn và có nhiều kem hơn sữa thường.
Giải thích một ít về trân trân và sữa rồi, vậy lịch sửa hình thành trà sữa như thế nào và ai là người chế biến ra công thức trà sữa này vẫn còn đang là câu hỏi không ai có thể biết được. Theo một bạn ở vnexpress.net cho biết: “Trà sữa trân châu có nguồn gốc từ Đài Loan” có thật sự phải như vậy không? Hãy cùng mình theo dõi ngay nhé.
"Trà sữa trân châu có nguồn gốc từ Đài Loan khoảng 25 năm trước đây và hiện nay vẫn là một đồ uống yêu thích hàng ngày của hàng triệu người. Không những thế, trà sữa trân châu đã vươn xa đến khắp nơi trên thế giới từ Trung Quốc, Philippines đến Australia, Mỹ… dưới hình thức những quầy bán hàng nhỏ.
Ý tưởng đầu tiên được xuất phát từ một gánh bán trà rong ở Đài Loan. Người bán hàng muốn thu hút khách hàng đa số là giới trẻ với một loại đồ uống mới, bổ dưỡng mang hương vị hoa quả. Ý tưởng này ngay lập tức đã rất thành công và trở thành một trào lưu mạnh mẽ ở Đài Loan với tên gọi Trà bong bóng. Tại sao lại gọi là Trà bong bóng? Đó chính là do những lớp bọt được tạo nên khi lắc những hương vị của thứ đồ uống này quyện lại với sữa.
Để làm hấp dẫn thêm thứ đồ uống này, người ta đã nghĩ ra hạt trân châu. Hạt trân châu có màu đen hoặc màu trắng tùy vào nguyên liệu. Trân châu đen thường làm từ khoai lang, sắn và đường đen. Khi luộc lên, hạt trân châu trong hơn, mềm hơn ở bên ngoài và dai dai khi cắn vào bên trong. Để hút được những hạt trân châu, người ta lại giới thiệu những ống hút to với hình dáng rất ngỗ nghĩnh.
Trà sữa trân châu không ngừng mở rộng ở Châu Á, lan sang cả Bắc Mỹ và nhiều nước khác. Học sinh Mỹ uống Trà sữa trân châu sau giờ học, học sinh Trung Quốc chen chân ở các quầy hàng yêu thích sau khi tan trường. Hình ảnh Trà sữa trân châu đã trở nên ngày càng quen thuộc. Khi trào lưu ngày càng mạnh, các hương vị trái cây được đưa vào thứ đồ uống này tạo nên sự kết hợp đặc biệt. Đa số Trà sữa trân châu ở Châu Á được kết hợp cùng trà và các vị trái cây khác nhau. Ở Mỹ và Australia, người ta lại thích uống chỉ hương vị trái cây đánh với sữa tạo nên những màu sắc khác nhau và được tô điểm thêm bởi những hạt trân châu lắng ở đáy cốc.
Dễ uống, ngộ nghĩnh và bổ dưỡng chính là những lý do Trà sữa trân châu đã trở thành mối quan tâm lớn của giới trẻ.
Chắc hẳn các bạn đã biết được nguồn gốc, lịch sử của trà sửa rồi đúng không nào? Vậy đối với những fan cuồng trà sữa còn biết đồ uống này còn có những bí mật gì khác không? Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao trà sữa trân châu xuất hiện tại Đài Loan mà không xuất hiện tại các nước khác trên thế giới không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá xem trà sữa còn có những bí mật nào nữa nhé.
"Những ai là fan cuồng trà sữa đều biết nguồn gốc xuất xứ của thức uống này là từ Đài Loan, nơi gắn liền với tên gọi “Milk Tea Heaven – Thiên Đường Trà Sữa”. Nhưng đã ai từng thắc mắc vì sao trà sữa trân châu lại xuất hiện ở Đài Loan mà không phải là một đất nước khác? Và vì sao lại phải là trân châu? Trân châu từ đâu ra mà có?
Châu Âu trong thời kỳ xâm lược các nước Châu Á đã bị ảnh hưởng nền văn hoá Á Đông và trong đó có văn hoá uống trà. Tuy nhiên, người Châu Âu không quen với hương vị chát đắng đậm đà nên đã nảy ra sáng kiến pha trà cùng với sữa và đường để cân bằng lại vị đắng. Khi Hà Lan đô hộ Đài Loan, những thương buôn Hà Lan đã lựa chọn vùng đất này để làm nơi nhập khẩu trà. Món trà pha với sữa tươi và đường của người Châu Âu từ đó đã được du nhập vào Đài Loan. Khoảng thời gian bị Nhật Bản đô hộ, Đài Loan cũng trở thành vùng đất trồng trà đen cho người Nhật. Từ đó về sau, Đài Loan trở thành một trong những đất nước nổi tiếng về trồng trà không thua gì Nhật Bản, Trung Quốc hay Ấn Độ. Đây là lý do vì sao trà và trà sữa đã đến với Đài Loan.
Vào những năm 1980, khi mà ngành kinh doanh trà bắt đầu phát triển rầm rộ, Đài Loan xuất hiện rất nhiều những kiosk nhỏ bán trà như một loại nước giải khát. Họ cạnh tranh nhau trên từng con phố, ngõ hẻm. Theo nhiều tư liệu, trong số đó có một tiệm đã trở nên nổi bật hơn khi chủ tiệm cho thêm một số nguyên liệu trái cây vào công thức trà của họ. Hương vị thơm ngon đặc biệt và mới lạ này nhanh chóng được các tiệm khác bắt chước và trở thành một trào lưu.
Tên gọi “Bubble Tea” cũng bắt đầu được hình thành từ câu chuyện trên. Khi cho các nguyên liệu khác vào ly trà, để có được vị ngon đều, người pha chế phải lắc hỗn hợp trà thật mạnh cho nguyên liệu và trà hoà quyện lại với nhau. Hành động lắc trà đã tạo ra những bọt bong bóng gọi là “bubble”. Và đây là bí mật đầu tiên cũng chính là nguyên nhân cái tên “Bubble Tea” ra đời. Trước đây, nhiều người vẫn tưởng rằng chữ “bubble” xuất phát từ những hạt trân châu, nhưng sự thật thì không phải thế!
Năm 1983, ông Liu Han – Chieh, người sáng lập ra thương hiệu Chun Sui Tang Tea House tại Đài Trung, một thành phố của Đài Loan, đã mang ý tưởng trà sữa uống lạnh đến với đất nước này. Một lần du ngoạn đến xứ sở hoa anh đào, khi ông chứng kiến cách người Nhật uống cà phê lạnh, ông đã về và pha trà lạnh cho khách hàng của mình thưởng thức. Không ngoài mong đợi, ý tưởng mới của ông đã được đón nhận rất tích cực và từ đó, món trà sữa lạnh lại tiếp tục được phổ biến rộng rãi như một trào lưu mới.
May mắn tiếp tục đến với ông Liu khi một quản lý nữ của ông đã vô tình phát minh ra trà sữa có thể kết hợp với các loại hạt dai dai, còn gọi là “Fen Yuan”, một món tráng miệng phổ biến của Đài Loan thời đó. Trong một lần họp nhân viên, bà vô tình bỏ những hạt Fen Yuan dai dai vào trong ly trà sữa như một thú vui. Khi thưởng thức, bà tỏ ra ngạc nhiên với sự kết hợp tuyệt vời này. Sau đó, bà đưa cho tất cả nhân viên trong tiệm uống thử thì mọi người đồng lòng đưa món trà sữa kết hợp với Fen Yuan, bây giờ là trân châu vào menu bán cho khách. Hiện nay, thương hiệu Chun Sui Tang Tea House vẫn trụ vững sau 20 năm thành lập. 80-90% doanh số đến từ trà sữa trân châu truyền thống và họ đã có khoảng 30 cửa hàng trên khắp đất nước Đài Loan mặc cho sự canh trạnh khốc kiệt của thị trường trà sữa.
Hạt trân châu thường có màu đen, nâu đậm hoặc màu trắng trong tuỳ vào thành phần nấu. Trân châu trắng trong làm từ chính thành phần bột năng nguyên chất. Trong khi trân châu đen có thể làm từ bột năng, hoặc tinh bột sắn dây nấu cùng đường nâu và caramel để tạo ra màu đen hoặc nâu đậm. Nhưng hãy nhớ nhé, những hạt trân châu xinh xinh này không phải là lý do cho tên gọi “bubble” mà chính là những hạt bong bóng nhỏ li ti do trà sữa được lắc đều. Sau này khi trà sữa đã trở thành thức uống quá phổ biến thì cái tên “bubble tea” luôn được gắn liền với trà sữa trân châu.
Một ly trà sữa 500ml chứa khoảng 220 calories (chưa bao gồm các loại topping). Nếu bạn thích một ly đầy trân châu thì hàm lượng calo có thể tăng thêm tới 90 calories. Đây quả là con số không mấy thân thiện với những ai có nhu cầu giảm cân. Tuy nhiên, đối với các bạn đang cần tăng cân thì trà sữa là một thức uống giàu chất dinh dưỡng. Với thành phần từ trà đen hoặc trà ô long, sữa tươi, kem béo thực vật và sữa đặc, trà sữa là nguồn năng lượng dồi dào cho suốt một ngày lao động miệt mài. Vì thế, nếu ai đang có vấn đề với cân nặng thì cần tiết chế lại việc uống trà sữa hoặc các topping và thay vào đó là các loại trà trái cây chỉ chứa khoảng 100-120 calories. Còn ai cần tăng cân hay có dấu hiệu suy nhược thì có thể thoả thích thưởng thức trà sữa.

Nhật Quỳnh
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
11 tháng 11 2016 lúc 20:18

Một bạn cho rằng :

- " Bón phân càng nhiều càng tốt cho cây trồng vì cây phát triển tốt và cho năng suất cao."

Theo em, ý kiến của bạn ấy không đúng .

 

Nguyễn Huy Tú
11 tháng 11 2016 lúc 20:27

- Theo em, ý kiến trên là không đúng vì:

+ Bón phân nhiều thì cây trồng sẽ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng hoặc bị chết do sử dụng quá nhiều chất dinh dưỡng.

+ Làm hại tới đất trồng -> cây khó phát triển

- Cần phải bón phân 1 cách hợp lý, vừa đủ liều lượng, không hơn, không kém, bón phân theo từng thời vụ sẽ giúp cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao.

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 11 2016 lúc 14:27

Theo em ý kiện của bạn không đúng vì:

- Bón phân nhiều tức là lượng dinh dưỡng để cung cấp cho cây cũng nhiều nên cây sẽ có khả năng hấp thụ không kịp các chất dinh dưỡng sinh ra cây bị chết.

- Đồng thời quá nhiều phân cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến đất trồng cũng như việc trồng trọt sau này.

- Vì thế cần phải bón phân một cách hợp lí, vừa phải để đem lại năng suất cao cho cây trồng đồng thời bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Trịnh Yến Nhi
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Ngọc My
Xem chi tiết
Akai Haruma
9 tháng 9 2023 lúc 18:02

Với số to như 25764 bạn muốn kiểm tra có chia hết cho 8 không thì có thể lấy 3 chữ số cuối cùng. Nếu 3 chữ số cuối cùng tạo thành số chia hết cho 8 thì cả số đó chia hết cho 8 còn không thì không chia hết.

Trong TH này 764 không chia hết cho 8 nên 25764 cũng không chia hết cho 8.

Nguyễn Văn Ngu
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh Vy
4 tháng 3 2022 lúc 16:45

anh đi học hay học olnline

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Văn Ngu
4 tháng 3 2022 lúc 18:33

các bạn giúp mình nha