Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
quang tuoi nguyen ngoc
Xem chi tiết
quang tuoi nguyen ngoc
2 tháng 5 2018 lúc 19:46

thank bạn

Nguyễn Mai Phương Hân
2 tháng 5 2018 lúc 19:49

Lũ con trai chúng tôi ai cũng mong muốn mình sẽ trở thành một chàng dũng sĩ khoẻ mạnh, cường tráng với sức khoẻ vô địch giúp cho cái thiện chiến thắng cái ác. Và tôi, tôi cũng mang trong mình mong muốn được tài giỏi, dũng mãnh như chàng Thạch Sanh trong truyện cổ tích.

Thạch Sanh vốn là thái tử con trai của Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới đầu thai vào làm con của gia đình họ Thạch. Cha mẹ mất sớm, ngày ngày chàng phải đổi củi lấy gạo nuôi thân. Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có khuôn mặt rạng rỡ, nhân từ và thân hình vạm vỡ, cường tráng. Quanh năm, chàng chít trên đầu mình chiếc khăn vải nâu đã sờn rách. Chàng thường ở trần, đóng khố, đi chân đất. Nước da dãi dầu mưa nắng ánh lên một màu nâu bóng như đồng hun. Thạch Sanh đẹp như một pho tượng đồng đúc. vầng trán chàng cao làm nổi bật đôi mắt nâu sẫm ánh lên một ý chí, nghị lực phi thường và quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi. Gương mặt chàng sắt lại vì sương gió.

 Các bắp thịt ở tay, ở chân nổi lên cuồn cuộn và rắn chắc như trắc, như gụ. Bờ vai chàng rộng, ngực nở hình vòng cung càng làm tôn lên vẻ đẹp cường tráng của một chàng dũng sĩ tài ba. Thạch Sanh được các thiên thần trên tiên giới xuống dạy cho rất nhiều phép thuật kì diệu.

Cho dù phép thuật cao cường, nhưng Thạch Sanh hằng ngày vẫn chăm chỉ, siêng năng, ngày ngày lên đường kiếm củi đi từ sáng sớm đến lúc tối mới về. Bờ vai trần màu đồng hun đỏ như gạch nung của chàng ngày ngày nhễ nhại mồ hôi. Vì tính nết thật thà, chất phác, Thạch Sanh từng bị Lí Thông lừa. Tuy thế, chàng vẫn lấy ân trả oán. Tính tình trọng nghĩa khinh lợi của chàng được mọi người rất yêu mến.

Thạch Sanh lập nhiều chiến công hiển hách. Chàng đã diệt trừ chằn tinh độc ác để cứu giúp dân lành. Bàn tay chắc khoẻ của chàng còn mang được cả cây cung vàng nặng cả trăm cân. Hơn thế nữa, chàng còn cứu cả công chúa và con vua Thuỷ Tề. Trận đánh của chàng với chằn tinh quả là nghiêng núi đổ hang. Chằn tinh to khoẻ cậy mình có phép thuật đã thổi ra lửa, dùng thân mình làm dây trói quấn quanh người Thạch Sanh. Nhưng nhanh như cắt, chàng đã vung búa để chống đỡ và hạ gục chằn tinh. Với cây cung vàng, Thạch Sanh đã bắn chết đại bàng khổng lồ và cứu được công chúa. Tuy cứu giúp được nhiều người nhưng Thạch Sanh không hề tham lam và màng danh lợi.

 Chàng chỉ xin vua Thuỷ Tề cây đàn nhỏ bé. Chính cây đàn ấy và âm thanh của nó đã vượt qua song sắt nhà tù đến tai công chúa và chữa cho nàng khỏi bị câm. Tiếng đàn gửi gắm tấm lòng trong sáng và tình yêu tha thiết của chàng. Không chỉ lập những chiến công bằng sức khoẻ và sự mưu trí của mình, Thạch Sanh còn cảm hoá quân giặc bằng chính tấm lòng nhân hậu của mình. Nhờ niêu cơm thần của chàng đã khiến mười tám nước chư hầu phải quy hàng và kéo nhau trở về nước giữ yên bờ cõi nước nhà. Chính nhờ tài đức vẹn toàn dó, Thạch Sanh đã được cưới công chúa và vua nhường ngôi cho.

Thạch Sanh là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người dũng sĩ mà người dân Việt Nam bao đời nay đều ước mơ. Chính vì vậy, hình ảnh Thạch Sanh luôn sống mãi trong tâm hồn chúng ta.

SANRA
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Huyền
15 tháng 10 2018 lúc 20:15

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội. 
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu. 
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti. 
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi. 
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

truong gia huy
15 tháng 10 2018 lúc 20:27

uoc mo cua nhan dan ve chien thang cuoi cung cua cai thien doi voi cai ac.cai tot doi voi  cai xau.tinh yeu cua thach sanh doi voi cong chua

qua 2 chi tiet tuong tuong ki ao em thay tieng the hien uoc mo cua nhan dan va su cong bang doi voi su bat cong

nieu com than the hien tiem nang to lon cua dat nuoc va su nhan hau tot bung cua thach sanh

SANRA
Xem chi tiết
Nguyễn Trâm Anh
16 tháng 10 2018 lúc 12:14

- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo tring truyện Thạch Sanh là :

Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
Nguyễn Phạm Hồng Anh
16 tháng 10 2018 lúc 12:27

Có 2 chi tiết kì ảo : Cây đàn thần và niêu cơm thần.

Cây đàn thần

- Tiếng đàn giúp nhân vật giải oan giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công. Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh  mà công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và đã giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ đó mà Lí Thông cũng bị vạch mặt. Tiếng đàn thần như vậy cũng là tiếng đàn công lí. Tác giả sử dụng những chi tiết thần kì về công lí của mình.

- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu xin hàng. Với khả năng thần kì, tiếng đàn còn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân. Nó là vũ khí để cảm hóa kẻ thù.

Niêu cơm thần

- Niêu cơm thần có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu chế giễu nhưng sau đó phải khâm phục.

- Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.

- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Lương Đỗ
Xem chi tiết
N.phong
15 tháng 6 2023 lúc 20:34

Uk

nguyen thi yen nhi
Xem chi tiết
Suka Mimi
Xem chi tiết
phạm cao kim ngân
Xem chi tiết
Lê hoàng kim anh
30 tháng 6 2021 lúc 21:09

Đề 1:

                                                                                     bài làm

Lời kêu gọi "Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần" mang thông điệp tích cực, đặc biệt là trong những ngày đất nước đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid. Dịch bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc gần giữa người với người, nếu tập trung đông thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ vô cùng cao, và khi đó chính quyền sẽ rất khó khoanh vùng để dẹp dịch. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì hãy ở yên trong nhà, Tổ quốc cần bạn ở yên, bạn phải ở yên. Đó là trách nhiệm của bản thân với chính đất nước, quốc gia mình. Mặt khác, lời kêu gọi cũng mang hàm ý phê phán, khiển trách những kẻ coi thường dịch bệnh, chủ quan, thậm chí cố tình làm trái những quy định về cách ly của chính quyền để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Mọi người cần tỉnh táo, nâng cao ý thức chính mình, người thân, bạn bè,...trong công tác phòng chống dịch Covid, đừng vì những nhỏ nhen, ích kỉ mà gây họa cho chính dân tộc mình.

Đề 2:

                                                                                               bài làm

Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranhHai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.

Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.

Khách vãng lai đã xóa
mini world
Xem chi tiết

Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.

Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.

Chợ làng em vẫn họp giữa trời. Trên bãi đất trông chỉ lơ thơ vài dãy lều tranh của những bà bán hàng khô, hàng tạp hoá, còn đa số các hàng khác đều bày luôn trên mặt đất. Chẳng ai bảo ai mà người ta cũng ngồi thành từng dãy, từng hàng. Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Vậy mà bà bán hàng vẫn tươi cười trò chuyện và lấy hết thứ này đến thứ nọ cho khách chọn, bao giờ người mua vừa ý mới thôi!

Đằng sau dãy hàng bách hoá là dãy hàng gạo. Người ta gánh về đầy đủ các loại gạo nếp, gạo tẻ, ngô, đỗ, kê, vừng,… Các bà, các cô vẫn quen mua thứ này bằng cách đong từng bơ nên cả dãy hàng cứ như một đội múa đang tập mỗi một động tác quay tay vậy. Chỉ có mấy bà buôn chuyến là tỏ ra nhàn nhã vì đã có cái cân trong tay rồi.

Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.

Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranh. Làng Đông Hồ nổi tiếng chỉ cách làng em vài cây số. Bây giờ chưa phải là chợ Tết, nhưng tranh ảnh vẫn được bày bán rất nhiều. Hai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.

Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.

mini world
29 tháng 4 2019 lúc 10:29

bn gửi cho mk tin nhắn cho mk nhé bài văn ý

Trân Võ Mai
Xem chi tiết
Hoa Thạch Thảo
17 tháng 12 2016 lúc 11:14

cảm nghĩ của em về Thạch Sanh là :

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hoà bình của con người Việt Nam  
Cửu vĩ linh hồ Kurama
17 tháng 12 2016 lúc 12:01

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

Hà Ngân Hà
17 tháng 12 2016 lúc 14:44

Trân Võ Mai: Văn biểu cảm bạn nhé.