Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phan Vũ Lạc Dương
Xem chi tiết
Phan Vũ Lạc Dương
18 tháng 12 2022 lúc 12:33

giúp tui với

hop trinh
Xem chi tiết
Huy Nguyen
Xem chi tiết
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 8:19

Câu 1:Trình bày sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao kinh tế Nhật Bản lại có sự phát triển thần kì

Biểu hiện của sự phát triển kinh tế

- Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1968 đạt 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, đứng thứ hai trên thế giới (sau Thụy Sĩ).

- Về công nghiệp:

+ Trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%;

+ Những năm 1961 - 1970 là 13,5%.

- Về nông nghiệp: cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới (sau Pê-ru).

=> Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

 

2. Nguyên nhân của sự phát triển

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc;

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản;

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng;

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

- Nhật Bản biết tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài: viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh Việt Nam (1945-1975), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953),...

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục: những năm 1991 - 1995 là 1,4%, năm 1996 nhích lên 2%, nhưng đến năm 1997 lại xuống âm 0,7%, năm 1998 - âm 1,0%, năm 1999 - âm 1,19%.

- Nhiều công ti bị phá sản, ngân sách thâm hụt. 

- Những biện pháp khắc phục của chính phủ đã không thu được kết quả như mong muốn.

Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 8:19

Câu 2:Sau chiến tranh thế giới thứ hai,kinh tế Mỹ phát triển như thế nào?Vì sa có sự phát triển đó ?

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 sự phát triển của kinh tế Mĩ không chỉ ngày một tăng mạnh mà nó còn trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:

+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ Về nông nghiệp: Mĩ có sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.

+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

Nguyên nhân của sự phát triển này:

+ Nước Mĩ ở xa chiến trường trong thế chiến thứ 2, được hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá.

+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.

+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến đứng đầu thế giới.

+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

+ Nhờ trình độ quản lí và tập trung tư bản.

Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 8:26

Câu 4:Tại sao có thể nói:Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX,"một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

Như thế:

+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

Linh Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
13 tháng 12 2021 lúc 21:48

tk

 

1. Nông nghiệp

 Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

- Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất.

+ Lúa gạo: 93% sản lượng lúa gạo thế giới, là cây lương thưc quan trọng nhất.

+ Lúa mì: 39% sản lượng lúa mì thế giới.

- Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đông dân, sản xuất lương thực đủ cho tiêu dùng trong nước.

- Thái Lan và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Vật nuôi thay đổi theo các khu vực khí hậu: khí hậu lạnh nuôi tuần lộc, khô hạn nuôi dê, ngựa, cừu; gió mùa ẩm ướt nuôi trâu bò, lợn, gà vịt...


 

+

Trung Quốc - sản lượng: 144,56 triệu tấn/năm.Ấn Độ - sản lượng: 104,8 triệu tấn/năm.Indonesia - sản lượng: 35,56 triệu tấn/năm.Bangladesh - sản lượng: 34,5 triệu tấn/năm.Việt Nam - sản lượng: 28,234 triệu tấn/năm.
quynhanh Tran
13 tháng 12 2021 lúc 21:53

Câu 1. Nông nghiệp

 Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

- Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất.

+ Lúa gạo: 93% sản lượng lúa gạo thế giới, là cây lương thưc quan trọng nhất.

+ Lúa mì: 39% sản lượng lúa mì thế giới.

- Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đông dân, sản xuất lương thực đủ cho tiêu dùng trong nước.

- Thái Lan và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Vật nuôi thay đổi theo các khu vực khí hậu: khí hậu lạnh nuôi tuần lộc, khô hạn nuôi dê, ngựa, cừu; gió mùa ẩm ướt nuôi trâu bò, lợn, gà vịt....

Câu 2:

Trung Quốc - sản lượng: 144,56 triệu tấn/năm.Ấn Độ - sản lượng: 104,8 triệu tấn/năm.Indonesia - sản lượng: 35,56 triệu tấn/năm.Bangladesh - sản lượng: 34,5 triệu tấn/năm.Việt Nam - sản lượng: 28,234 triệu tấn/năm.

Thanh Hiếu Đặng
Xem chi tiết
Nhii Nhii
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 11 2016 lúc 14:06

Câu 1: Trả lời:

* Đặc điểm sông ngòi nước ta:
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.
- Cả nước có khoảng 2360 dòng sông trên 10 km.
- Có 93 o/o là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Do lãnh thổ hẹp bề ngang. Địa hình nhiều đồi núi, lan sát biển.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Do cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
c) Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Hàm lượng phù sa TB: 223g/m3
- Tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn / năm
Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.
* Giá trị sông ngòi: Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: giao thông, thủy lợi, thủy điện, thủy sản...

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 11 2016 lúc 14:08

Câu 2: Trả lời:

- Vị trí địa lí thuận lợi

- Diện tích châu lục rộng lớn

- Có nền văn mình lúa nước phát triển

- Gia đình sinh con nhiều, chính sách kết hoạch hóa gia đình chưa thực sự phát triển.

- Công nghiệp hiện đại cũng tương đối phát triển.

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 11 2016 lúc 14:09

Câu 3: Trả lời:

Tây Nam Á bao gồm 20 quốc gia, có diện tích khoảng 7 triệu km2.
Có vị trí chiến lược quan trọng: Tiếp giáp với vịnh Pecxich, biển Arập, biển Đỏ, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Caxpi, án ngữ kênh đào Xuyê, tiếp giáp với khu vực Trung Á, Nam Á, Châu Phi, là ngã ba giữa ba châu lục Á- Phi- Âu, ở vị trí này Tây Nam Á dễ giai giao lưu buôn bán với các nước.

Là khu vực giàu có về dầu mỏ, chiếm khoảng 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới (5000 tỷ thùng), có nhiều nước có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới như: Ảrập xêut, Côeot…

Địa hình chủ yếu là đồi núi, cao nguyên, có nhiều hoang mạc và sa mạc.
Khí hậu khắc nghiệt, có đường chí tuyến đi qua gần như giữa khu vực, làm cho khu vực chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô, nóng.

Dân số trong vùng không đông, 313,3 triệu người (2005) nhưng có nhiều dầu mỏ nên GDP/người của một số nước khá cao. Đây là khu vực có nền văn minh lâu đời, còn lưu lại nhiều kiến trúc cổ, có giá trị nhiều mặt: Thánh địa Mecca, vườn treo Babilon, các nhà thờ Hồi giáo, các thành phố cổ kính…dân số chủ yếu theo đạo Hồi.

Nịnh Khánh
Xem chi tiết
Quân Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
18 tháng 12 2021 lúc 22:08

tham khảo

 

Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...)

- Một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. 

 


 

Quân Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
18 tháng 12 2021 lúc 22:00

TK

 

 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành độc lập.

- Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định, bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á.

- Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc cung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, hoặc cá phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại.

- Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po, Thái Lan..