Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 9 2018 lúc 6:14

Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.

- Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời.

* Phân tích vấn đề:

- Giải thích:

   + Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …).

   + Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất.

* Phân tích biểu hiện:

- Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

- Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng.

* Bình luận:

- Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi.

- Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán.

* Kết luận:

Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 2 2019 lúc 16:41

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 9 2017 lúc 9:58

Nội dung chính của đoạn trích: Lời dặn của người cha với con:

- Lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu, giúp đỡ con người, tôn trọng con người.

- Lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận... khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 10 2018 lúc 12:15

- Từ đồng nghĩa với từ hành khất: ăn xin, ăn mày.

- Tác giả dùng từ hành khất vì:

   + Tác dụng phối thanh.

   + Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất).

kim anh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Chiến
Xem chi tiết
satoshi-gekkouga
Xem chi tiết
Lê Ngân
Xem chi tiết
Trần Dương
29 tháng 9 2017 lúc 17:56

GỢI Ý:
- Đây là bài làm dạng nghị luận xã hội. Vấn đề xã hội được bàn luận ở đây được dẫn dắt từ một tác phẩm văn học.
- Xác định vấn đề nghị luận: Trên cơ sở hiểu được chủ đề của bài thơ: Thông qua lời người cha trò chuyện với người con về thái độ đối với những người ăn mày, bài thơ khắc sâu đạo lý: Con người phải có lòng trắc ẩn với những ai gặp rủi ro, bất hạnh. Đó chính là tinh thần của các câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”.
- Bài làm có lí lẽ, có dẫn chứng lấy từ đời sống và cả trong văn học.

a. Yêu cầu về hình thức:
Đúng hình thức một bài văn từ 2-3 trang ( tùy theo sở trường) với kết cấu và lập luận chặt chẽ; văn viết trong sáng, câu chữ gọt rũa, không có sai sót về văn phạm.

b. Yêu cầu về nội dung:
HS trình bày quan niệm của mình, và đây là khoảng không gian tự do nhất trong phát ngôn của các em. Tuy nhiên, văn là người và ngược lại. Cho nên, một bài văn tốt phải được xây dựng trên những suy nghĩ, cảm xúc đúng đắn, hướng thiện, tiến bộ, nhân văn. Vì thế, cần có những ý cơ bản sau:

b.1 Xác định vấn đề nghị luận:
- Vấn đề nghị luận ẩn trong chủ đề bài thơ. Cần tóm tắt ý được diễn đạt trong mỗi phần của bài thơ.
- Có thể thấy các ý sau:
+ Hai dòng đầu khổ một “Chẳng ai muốn làm hành khất – Tội trời đày ở nhân gian” nêu một quan niệm về những người hành khất: Trong cuộc đời, ngoài ý muốn, con người ta có thể gặp những rủi ro, thiệt thòi. Người hành khất, người bất hạnh là người đáng thương xót chứ không đáng bị khinh bỉ.
+ Mười dòng thơ tiếp theo: Căn dặn con cách cư sử với người hành khất: không cười giễu, phải giúp đỡ; giúp đỡ nhưng không làm họ tổn thương; không coi họ như kẻ trộm, không xua đuổi họ (“Con chó…đem bán”).
+ Khổ cuối: Thương người cơ nhỡ, bất hạnh là thương chính mình (“Lòng tốt gửi vào thiên hạ - Biết đâu nuôi bố sau này).
Có thể nói, mạch của bài thơ đi đến đạo lí tình thương: “Lá lành đùm lá rách”. “Thương người như thể thương thân”.

b.2 Bàn luận ( Khẳng định – Chứng minh).
- Những lời người cha dạy con tuy chỉ dựa trên một sự việc, hiện tượng ta thường gặp nhưng thể hiện một thái độ, một đạo lí sống. Đó là một thái độ, một đạo lí sống thân thiện, tốt đẹp, thông minh và thực tế.
- Bởi lẽ:
+ Mọi người sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhưng không phải ai cũng hạnh phúc và sung sướng như nhau. Mọi người sống trên đời đều có một hoàn cảnh, một số phận riêng không ai giống ai. Tùy thuộc những sự phân bố vừa ngẫu nhiên vừa tất nhiên mà những số phận khác nhau ấy sẽ may mắn hay hẩm hiu, hạnh phúc hay bất hạnh… không như nhau ( những điều kiện tự nhiên, xã hội và di truyền…). Nghèo khổ, bất hạnh không phải là tội lỗi, chỉ là sự rủi ro. Rủi ro sẽ dẫn đến thiệt thòi. Có thể kể đến các thiên tai, các đại dịch, các châu lục và miền đất có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; những người bị ốm đau, bệnh tật hiểm nghèo; những em bé mồ côi; những nạn nhân của chiến tranh;…
+ Vì vậy, những người gặp điều kiện tốt, được hưởng cuộc sống tốt lành hơn phải biết chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ những người bất hạnh, thiệt thòi. Đó là lương tâm hướng tới sự công bằng, là trách nhiệm với đồng loại, là thiên tính tự nhiên của nhiều loài, nhất là ở con người. Cha ông ta có câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” là vì thế.
+ Giúp đỡ, chia sẻ với người thiệt thòi bất hạnh còn thể hiện sự phong phú, cao quí của tâm hồn và đức hạnh. Càng biết cảm thông, chia sẻ, con người càng bồi dưỡng được sức mạnh của lòng nhẫn nại và tình thương để hướng tới một cuộc sống hữu ích, lớn lao.
+ Đùm bọc, chia sẻ có vai trò quan trọng góp phần xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.
+ Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn nếu mỗi con người biết “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Một con người thương yêu là một con người cao quí, hạnh phúc. Một xã hội nhân đạo là một xã hội văn minh, phát triển. Một cử chỉ xót thương là một hành động mạnh mẽ, thiết thực.
- Phê phán: hiện tượng một số người sống thiếu sự đồng cảm, sẻ chia, vô cảm trước những bất hạnh, éo le của người khác. Khi chúng ta không tự bồi dưỡng được một cách nhìn, một thái độ và một cách ứng xử tốt đẹp thì hậu quả sẽ tiêu cực: Người thiệt thòi càng khốn khó, mỗi chúng ta không thanh thản,không hoàn thiện, đạo lí tốt đẹp của dân tộc bị mai một, xã hội không phát triển…

b.3 Những hành động thương yêu, chia sẻ của bản thân người viết.

Vương Võ
Xem chi tiết