Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 3 2019 lúc 14:25

Do bị bóc lột, thất nghiệp, bất công xã hội, đặc biệt là nạn nhân phân biệt chủng tộc giữa người da đen và người da trắng... đã dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân, những người lao động Mĩ chống lại nhà tư sản. Cuộc đấu tranh này phát triển ở hầu khắp các bang của Mĩ. Trong bối cảnh đó, tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
31 tháng 1 2021 lúc 14:48

* Bối cảnh thế giới:

- Chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba.

- Tháng 6-1941, phát xít Đức đã mở cuộc tấn công Liên Xô, thế giới hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

* Bối cảnh trong nước:

- Thực dân Pháp câu kết chặt chẽ với phát xít Nhật để bóc lột nhân dân.

- Ngay từ đầu Đảng ta đã xác định cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ.

=> Trước tình hình trên, Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 để kịp thời đề ra đường lối lãnh đạo cách mạng trong tình hình mới.

- Hội nghị chủ trương thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh). Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày 19/5/1941.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 2 2019 lúc 16:44

- Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba. Sau khi chiếm phần lớn lục địa châu Âu, tháng 6-1941, phát xít Đức đã mở cuộc tấn công Liên Xô, thế giới đã hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Trong nước, thực dân Pháp câu kết chặt chẽ với phát xít Nhật để bóc lột nhân dân Đông Dương.

- Vì vậy, ngay từ đầu Đảng ta đã xác định cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ.

- Trước tình hình đó, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã về nước để lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 để kịp thời để ra đường lối lãnh đạo cách mạng trong tình hình mới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 1 2019 lúc 10:47

Đáp án D

Trước tình trạng các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ và tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 8 2017 lúc 10:09

- Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là một yêu cầu khách quan và bức thiết của phong trào công nhân và cách mạng thế giới lúc này. Những tiền đề dẫn tới sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nhiều đảng Cộng sản.

- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã có công lao to lớn trong việc thành lập Quốc tế Cộng sản.

- Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản (gọi tắt là Quốc tế II) đã khai mạc ở Mat-xco-va. Đây là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 3 2018 lúc 7:29

Hoàn cảnh lịch sử: Từ cuối năm 1929, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản, ba tổ chức này hoạt động công khai, tranh giành quần chúng, gây ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng tới tình hình cách mạng nói chung.

Diễn biến của hội nghị thành lập Đảng:

- Trước tình hình cách mạng nói chung, Nguyễn Ái Quốc với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

- Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long, dự hội nghị có đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

- Tại hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ.

- Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được thông qua.

- Ngày 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương cộng sản liên đoàn, tổ chức này cũng được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
8 tháng 4 2017 lúc 15:09

a) Hoàn cảnh lịch sử:

- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đógiai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.

- Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cáchmạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào CM trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn

- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã chủ động triêụ tập các đạibiểu đến Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930.

b) Nội dung Hội nghị:

- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.

- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.

- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhậpĐảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷniệm thành lập Đảng.

- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Bách
Xem chi tiết
Linh Linh
23 tháng 3 2021 lúc 23:26

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trở thành ngọn đuốc lớn soi đường cho cách mạng Việt Nam sau này. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại Việt Nam, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.

Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hoá, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách “ngu dân” để dễ bề cai trị.

ý nghĩa;

 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam - thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. 

 Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại 

Bình luận (0)
Trương Nhật Minh
Xem chi tiết
Thư Phan
10 tháng 2 2022 lúc 8:40

Tham khảo

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa quan trọng:

- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn.

- Gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
heliooo
10 tháng 2 2022 lúc 8:40

Tham khảo !

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa quan trọng:

- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn.

- Gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Minh Ngọc
10 tháng 2 2022 lúc 8:42

Tham khảo:
Hoàn cảnh ra đời: kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam.

Ý nghĩa: 

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được đổ ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.

+ Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)