Những câu hỏi liên quan
Hoa Trần
Xem chi tiết
nguyen Thuy
Xem chi tiết
licht
12 tháng 10 2021 lúc 8:57

Chữ Hiếu là phẩm chất cao đẹp của con người, là thước đo nhân phẩm và giá trị. Có thể nói tình mẹ luôn thiêng liêng và cao cả, nhưng đồng thời cũng quá hiển nhiên và đơn giản dễ khiến người ta quên đi sự có mặt của nó. Qua câu chuyện sự tích cây vú sữa này chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Đó cũng là ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt đến cho mọi người. Khi ba mẹ còn sống hãy có hiếu, đối xử tốt với ba mẹ. Đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn.

Bình luận (0)
nguyen Thuy
Xem chi tiết
Võ Ngọc Bảo Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Tất Đạt
5 tháng 1 2020 lúc 9:22

 Từ bao đời nay, người Ê-đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết chán từ đêm này sang đêm khác khen Đăm Săn bài ca về người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Trong những chiến công lẫy lừng ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn Đánh thắng Mtao Mxây, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của Đăm Săn.

     Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây (tù trưởng sắt) đã cướp Hơ- Nhị - vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng Đánh thắng Mtao Mxây là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để giành lại người vợ chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi thường không kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy rõ sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mxây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.

      Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đăm Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực: Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát: Đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù tư thế đàng hoàng của mình: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ. Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là.

      Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc chiến đấu giữa, hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt  Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội.

     Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu qúy. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giáp của Mtao Mxây. Khi không còn áo sắt, hắn thật thảm hại và hèn nhát, hắn lần lượt chạy trốn vào chuồng heo, chuồng trâu, khi sắp chết lại buông ra những lời hèn nhát. Ông trời chỉ đóng vai trò hỗ trợ Đăm Săn, còn chính chàng mới là người kết liễu kẻ thù, đòi lại danh dự, cướp lại người vợ được Trời tác thành. Giết Mtao Mxây, chính nghĩa thuộc về Đăm Săn. Chiến thắng được tôn vinh cùng với việc Đăm Sàn được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của hắn. Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, làm nên vinh quang của người anh hùng. Bởi thế hình ảnh trong sử thi được mô tả với qui mô hoành tráng, mọi người tình nguyện theo Đăm Săn đông như bầy hươu nai, lố nhố như đàn kiến cánh, như bầy kiên đen, như đàn mối trắng. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng - của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.

      Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có một lễ ăn mừng chiến thắng thật kì vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu muôn người như một, bởi chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng, đem lại sự bình yên cho bến nước buôn làng. Lễ cúng mừng chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: Hãy lây bảy chum rượu, bảy con trâu đực, bảy con heo thiến đế cúng cho Đăm Săn này đã chiến thắng Mtao Mxây, đê ta được như cây cổ thụ cao vút. Dấu ấn tâm linh sau chiến thắng cho thấy Trời đứng về phía Đăm Săn. Không khí hội còn náo nức tưng bừng với chiêng trỏng vang lừng khiến vỡ cả sàn nhà, làm bay mái tranh lợp nhà, con khỉ con vượn mãi nghe mà quên đi hái trái cây, những con voi và con tê giác cũng phải lắng nghe mà quên cả cho con bú. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đàm Săn - tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành dộng: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uống rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thây no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đăm Săn quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trỗ sắc bén... Đăm Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ ,vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế.

      Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bến nước. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm Săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp một đi không trở lại.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Hà Vy
Xem chi tiết
Trịnh Nam Khánh
Xem chi tiết
Quân
18 tháng 12 2022 lúc 21:45

Ai-Ma -Tốp là một nhà văn nước cộng hòa vùng trung á thuộc Liên Xô trước đây. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu cho thời kì bấy giờ. Ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Những tác phẩm của ông được rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến trong đó phải kể đến tác phẩm "hai cây phong"là một trong những tác phẩm rất suất sắc của ông. Tác phẩm được trích trong "người thầy đầu tiên",trong đoạn trích truyện hai cây phong được miêu tả một cách sinh động với ngòi bút đậm chất hội họa.

Trước tiên tác phẩm đặc biệt ở cách kể và ngôi kể trong chuyện nhân vật chúng tôi song song đồng hiện với nhân vật tôi cùng tâm sự chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc với người đọc. Do đó ngôn từ hình ảnh chấp chới lúc ẩn lúc hiện lúc thực lúc mơ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên những trò chơi ngày bé được hiện lại những suy nghĩ sây lắng những cảm xúc dạt dào cứ ngân lên theo mỗi câu chữ. Câu chuyện kể về tôi thì lúc ở hiện tại còn lúc chuyện kể với ngôi chúng tôi thì chỉ ở quá khứ. Hai mạch kể ít nhiều phân biệt và trùng vào nhau. Nhân vật xưng tôi đóng vai trò là người kể chuyện được tác giả tạo ra để dẫn dắt câu chuyện. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng tôi tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng chúng tôi vẫn là người kể chuyện nhưng lại xưng danh là bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong đó. Căn cứ vào mạch kể chuyện ta thấy ngôi nhân vật xưng tôi quan trọng hơn và được tác giả gửi gắm nhiều những tâm sự hơn.

Hình ảnh so sánh hai cây phong được so sánh với ngọn hải đăng trên núi cho ta thấy được dường như ánh sáng của quê hương và những hồi ức những trải nghiện trên quê hương đã soi sáng bước chân những đứa trẻ nơi đây để chúng tự tin bước đi trên chính bước chân của chúng đến những miền đất xa lạ và trong số đó chắc hẳn có nhân vật chính của tác giả hay chính là tác giả. Hai cây phong lớn lên như những ngọn đèn hải đăng trên núi từng gây ấn tượng đối với bất kì ai. Với họa sĩ tình yêu quê hương đã chan hòa gắn bó tình thương nhớ hai cây phong đầu làng. Mỗi lần về thăm quê nhà thì họa sĩ đã đưa mắt nhìn hai cây phong quen thuộc và coi đó chính là bổn phận đầu tiên của mình. Nhớ hai cây phong đối với họa sĩ là nỗi nhớ với một nỗi buồn da diết nên càng về tới gần nhà lại càng nhớ. Đứa con ấy thầm tự hỏi lòng mình "ta sắp được thấy chúng chưa,hai cây phong sinh đôi ấy?Mong sao cho nhanh được về tới làng chóng lên tới đồi để được đến với hai cậy phong. Và niềm hạnh phúc biết bao nhiêu đối với đứa con lâu ngày mới được trở về được đứng mãi ở dưới gốc cây để được nghe thấy tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất. Đúng là một mối quan hệ khăng khít của tác giả đối với quê hương đối với tuổi thơ mình. Dường như đó cũng là điều mà tác giả muốn nhắn nhủ đối với tất cả chúng ta hãy nhớ đến quê hương nhớ đến tuổi thơ mình bởi đó chính là nền tảng để tạo nên chúng ta ngày hôm nay.

Hai cây phong mọc trên đồi với dáng vóc khổng lồ với các mắt mấu các cành cao ngất cao đến ngang tầm cánh chim bay với bóng râm mát rượi với dáng vẻ đung đưa như đang chào mới tất cả mọi người đến với nó. Phải chăng chính dáng vẻ chào mời ấy đã khiến cho tác giả có nhiều kỉ niệm đối với nó như thế. Bức tranh thiên nhiên được tác giả ngắm nhìn từ trên cao tạo ra cho người đọc cảm thấy không gian được mở rộng đến muôn vùng xa thẳm thảo nguyên hoang vu và cả dòng sông lấp lánh như đang hiện lên trước mắt người đọc khiến ta như đang hòa chung cùng một cảm xúc đối với tác giả. Bức tranh mà tác giả gợi cho người đọc thật ấn tượng đầy đặc trưng và quyến rũ đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều những ấn tượng khó quên.

Hai cây phong đã làm cho người kể chuyện say sưa ngây ngất và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện. Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên. Tác phẩm gợi cho chúng ta những kỉ niệm ấy và từ khi nào nó bỗng hiện lên một cách vô thức khi ta đọc những kỉ niệm đáng nhớ của nhà văn. Hai cây phong đối với tác giả đó chính là những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ của tuổi học trò ,tuy đã là quá khứ đã xa thật xa nhưng mỗi khi hồi tưởng lại nó dường như tác giả đang cảm nhận nó một chút một chút một và đưa người đọc cùng cảm nhận cùng hồi tưởng lại với nhà thơ. Hai cây phong chính là nhân chứng câu chuyện hết sức sinh động về thầy Đuy -sen và cô bé An-t -nai. Chính thầy đã đem hai cây phong trồng trên đồi với cô bé đó và thầy đã gửi gắm những hi vọng mơ ước cho những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An-t-Nai ngày càng được mở mang kiến thức và trở thành những con người có ích. Hình ảnh nhân hóa hai cây phong có tiếng nói riêng và chan chứa những lời nói êm dịu, hai cây phong chính là những con người có tâm hồn với những tâm trạng những cung bậc cảm xúc khác nhau. Hai cây phong được kể và tả bằng chính trí tưởng tượng và những tâm trạng đan xen của người nghệ sĩ.

Tác phẩm đã mang đến cho người đọc thật nhiều tâm trạng và dạt dào cảm xúc về quê hương. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn lớn lên và đó còn là nền tảng để con người có thể đứng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là cảm xúc lòng biết ơn của người họa sĩ đối với quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tác phẩm như một lời thức tỉnh đối với chúng ta cho chúng ta những cảm nhận thật gần gũi về quê hương.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Anh Phương
Xem chi tiết
Anna Phan
Xem chi tiết
Phụng 7/5 Vương Thiếu
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
28 tháng 9 2021 lúc 16:35

Tham khảo:

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
28 tháng 9 2021 lúc 16:35

Tham khảo nha:

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.

Bình luận (0)
nthv_.
28 tháng 9 2021 lúc 16:36

Tham khảo:

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.

Bình luận (0)