Nước ta phải trải qua những triều đại nào và đóng góp của những triều đại đó
1.Từ thế kỉ 10-15, nước ta trải qua những triều đại nào?
1. Nhà Ngô (939-967)
2. Nhà Đinh (968-980)
3. Nhà Tiền Lê (980-1009)
4. Nhà Lý (1009-1225)
5. Nhà Trần (1225-1400)
6. Nhà Hồ (1400-1407)
7. Nhà Hậu Lê (1418-1527, 1533-1789)
1. Nhà Ngô (939-967)
2. Nhà Đinh (968-980)
3. Nhà Tiền Lê (980-1009)
4. Nhà Lý (1009-1225)
5. Nhà Trần (1225-1400)
6. Nhà Hồ (1400-1407)
7. Nhà Hậu Lê (1418-1527, 1533-1789)
Nêu những đóng góp to lớn của các triều đại trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm?
( trong đó có triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ )
Lịch sử lp 7 nha m.n
Đóng góp to lớn của các triều đại trong cuộc kháng chiến:
- Đập tan tham vọng của giặc ngoại xâm
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Nâng cao tinh thần yêu nước
- Phát huy truyền thống quân sự Việt Nam
- Củng cố nền độc lập dân tộc
Mình mò thôi ko chắc đâu
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, nước ta trải qua các triều đại nào?
A. Lý, Trần, Hồ
B. Đinh, Lê, Lý, Trần
C. Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ
D. Lý, Trần, Hồ, Lê
1.Các chính sách vơ vét ,bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đã để lại hậu quả gì cho đất nước ta bây giờ
2.Trình bày những đóng góp của phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa Bà Trưng,Bà Triệu
cần trả lời gấp......
#Tk
♥ Chính sách kinh tế:
– Chính quyền đô hộ pk phương bắc qua nhiều triều đại đã áp đặt quan hệ sở hữu phong kiến vào nước ta.
– Về danh nghĩa đất đai thuộc quyền sở hữu của hoàng đế Trung Hoa. Nhưng trên thực tế bọn quan lại pk phương bắc đã bao chiếm lập trang trại tư nhân.
– Chúng khuyến khích gia tộc quan lại từ Trung Quốc sang sinh sống lập nghiệp ở nước ta, đồng thời triệu tập các quý tộc địa chủ Trung Hoaa sang lánh nạn, tạo tầng lớp địa chủ Trung Hoa mới trên đất nước ta.
– Ở châu thực hiện chính sách “Đại quân tạp sĩ” lĩnh canh ruộng đất rồi nộp tô cho chính quyền đô hộ.
– Đặt ra các loại tô thuế như: tô ( thuế ruộng đất), dung (thuế lao dịch), điệu (thuế thủ công, thuế này đánh theo từng hộ),…
– dùng phép lưỡng thuế đánh theo ruộng đất và đánh theo vụ thu hoạch.
– cống nạp cũng như một chính sách bóc lột kinh tế của chính quyền đô hộ phương bắc: sơn hào, hải vị, vàng bạc châu báu…
♥ Chính sách chính trị:
– Ban đầu vẫn duy trì quan hệ cổ truyền của cơ cấu hành chính thời Âu Lạc, mặc dù xóa bỏ chủ quyền độc lập của nước ta, sát nhập nước ta vào nước Trung Hoa.
– Tùy theo từng thời kì mà nước ta có những tên gọi khác nhau: châu, quận, phủ với cơ cấu hành chính khác nhau và đặt dưới sự thống trị của phong kiến phương bắc.
– Thay lạc hầu, lạc tướng bằng quan lại được bổ nhiệm từ Trung Hoa sang , xóa bỏ chính sách “lấy luật cũ mà dùng”.
– Kẻ bị thay thế bằng hương và xã. Một mặt để trấn các quý tộc phong kiến lạc việt yêu nước, mặt khác mua chuộc dụ dỗ tầng lớp này đi theo phục dịch làm tay sai cho chúng để thực hiện chính sách ” dĩ di công di”.
– Đẩy mạnh chính sách di dân đưa người Trung Hoa sang sống với người Việt để kiểm soát và đồng hóa nhân dân ta.
– Thực hiện chính sách phong hầu cho những kẻ có công, để hạn chế sự tham nhũng của quan lại ảnh hưởng đến việc thu thuế và cống nạp. Mặt khác xoa dịu lòng căm phẫn của nhân dân ta bằng chính sách mị dân, ban hành các điều lệ cấm quan lại cai trị không được “dùng thế lực chiếm đoạt ruộng đất, giết hại, vơ vét của cải, tham lam, …”. Nhưng bên cạnh đó chúng thực hiện các chính sách tàn ác như :”sát phu, hiếp phụ” để đồng hóa người Việt.
♥ Chính sách văn hóa tư tưởng:
– Học chữ Hán, ra sức truyền bá tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc, Ấn Độ, như đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật vào nước ta nhằm phục vụ cho sự cai trị, bóc lột và đàn áp vơ vét của dân chúng.
– Các tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội.
– Nền giáo dục do chính quyền phương Bắc thực hiện ở nước ta là manh nha mờ nhạt sơ sài, trình độ không cao, cốt tạo ra một bộ phận đủ làm công cụ tay sai cho các thế lực phong kiến phương bắc đô hộ nước ta.
Câu 1 các chính sách vơ vét bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương bắc đã để lại hậu quả gì cho đất nước ta lúc bấy giờ:
-Làm cho "trăm họ xác xơ" dẫn đến hậu quả là nhiều nơi nông dân bị phá sản.
-Nhiều người phải bán mình, bán vợ, con cho tầng lớp giàu có, thông trị để biến thành nô tì.
⇒Nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương, tủi nhục.
- Những đóng góp của phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng:
+ Cùng hai bà trưng lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.(có công rất lớn)
+ Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa giành được.
-xã hội phong kiến Trung Quốc triều đại nào phát triển nhất ?vì sao?
-trong xã hội phong kiến ở Ấn Độ có mấy vương triều.đó là những vương triều nào?thời gian hình thành và phát triển
-xã hội việt nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XII trải qua mấy triều đại ?kể tên những triều đại đó?
-hoàn thành sơ đồ bộ máy thời Ngô,thời Lý rồi rút ra nhận xét
-cho biết về tình hình quân đội và pháp luật thời Lý
-nêu diễn biến kết quả và ý nghĩa của các cuộc kháng chiến chống Tống
-nguyên nhân thắng lợi?nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
1. triều đường .
3. các triều đại : ngô , đinh , tiền lê , lý , trần
4.Thời ngô
Trung ương : vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , giúp việc có quan văn quan võ
Địa phương : cử các tướng có công coi giữa các châu quan trọng
Thời lý
Trung ương : đứng đầu là vua , giúp việc có quan đại thần , quan văn ,quan võ
Địa phương : cả nước chia thành 24 lộ dưới lộ là phủ , dưới phủ là huyện , dưới huyện là hương xã
6.những nét độc đáo của cách đánh của lý thường kiệt
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.
Hãy đóng vai mình là một vị,hoặc các qua trọng triều đình ở triều đại sau sẽ:
1,Học tập kinh nghiệm gì trong quá trình xây dựng đát nước ở thời Lý
2,Có những việc làm sáng tạo như thế nào để xây dựng đất nước pháp triển,vững chắc hơn
Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách kinh tế nào với nước ta?
Một trong những chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là?
Câu hỏi 1
Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt
- Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,...
- Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Câu hỏi 2
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.
- Nắm độc quyền muối và sắt.
- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
Câu 1:
Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt
- Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,...
- Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Câu 2:
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.
- Nắm độc quyền muối và sắt.
- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
1. Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý nhân dân ta phải đương đầu với những cuộc chiến tranh xâm lược nào?
2. Trình bày chính sách pháp luật, quân đội các triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lý
3. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt. Vì sao cuộc kháng chiến đó thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
4. Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là gì?
5. Trình bày sự phát triển Kinh tế, văn hóa thời Lý
6. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý
* Đề kiểm tra 1 tiết, trình bày rõ ràng, chi tiết,ngắn gọn dễ hiểu,*
1 chiến tranh xâm lược chống quân nam hán,quân tống,quân khmer
4.
-chủ động tấn công để phòng thủ.
-đánh vào tâm lí lòng người.
-xây dựng phòng tuyến vững chắc.
-chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.
5.
KINH TẾ:-nông nghiệp:
+nông dân được chia ruộng đất để cày cấy.
+tổ chức lễ cày tịch điền.
+chú ý nạo vét kênh nương.
\(\rightarrow\)nông nghiệp phát triển
-thủ công nghiệp:
+xây dựng xưởng thỉ công của nhà nước:đúc tiền,ràn vũ khí,xây dựng...
+phát triển các nghề thủ công cổ truyền:dệt,kéo tơ,làm giấy,làm gốm...
-thương nghiệp:
+đúc tiền đồng
+nhiều trung tâm mua bán như chợ,làng quê hình thành.
+buôn bán với nước ngoài phát triển.
văn hóa:-giáo dục chưa phát triển.
-đạo phật đc truyền bá rộng rãi.
-làng xã là nơi sinh hoạt chủ yếu của nông dân.
-nhiều loại hình văn hóa dân gian khá phát triển như ca hát,nhảy múa,đua thuyền...
Ấn Độ thời phong kiến trải qua những vương triều nào? Đặc điểm nổi bật của mỗi triều đại?
GIÚP MK VỚI MAI MK THI RỒI
Ấn Độ thời phong kiến đã trải qua ba vương triều lớn, trong đó có tới hai vương triều ngoại tộc.
a/ Vương triều Gúpta (thế kỷ IV -> VI).
- Là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ.
- Công cụ sắt dược sử dụng rộng rãi, luyện kim đạt trình độ cao.
=> Thế kỉ VI bị diệt vong.
b/ Vương triều Hồi giáo Đê li (thế kỷ XII – XVI).
- Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kì xâm lược, lập ra triều đại Hồi giáo Đê-li.
- Cướp đoạt ruộng đất của người Ấn, cấm đạo Hin – đu.
=> Xung đột tôn giáo, dân tộc gay gắt.
c/ Vương triều Ấn Độ- Môgôn(thế kỷ XVI – giữa thế kỷ XIX).
- Người Mông cổ chiếm Ấn Độ -> Lập ra vương triều Ấn Độ - Môgôn:
- Xoá bỏ sự kỳ thị tôn giáo,khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá.
Thời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hoá. Vào thời gian này, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.
Nhưng thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta chỉ kéo dài đến giữa thế kỉ V và đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong. Từ đó, Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.
Đến thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI). Các quý tộc Hồi giáo vừa ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, vừa thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu, làm cho mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.
Đầu thế kỉ XVI, người Mông cổ đã tấn công Ấn Độ, lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên Vương triều Ấn Độ Mô-gôn. Ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn là A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.
Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ. Từ đó, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.
Chúc bạn học tốt!