Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
anjsixez
Xem chi tiết
anjsixez
25 tháng 7 2019 lúc 15:33

Ai trả lời đc mik cho 1k

nguyễn ngọc lam thanhh
Xem chi tiết
Đỗ Huyền Trang
27 tháng 3 2020 lúc 21:24

Một trong những điều có giá trị và giúp gắn kết cuộc sống này đó chính là lòng tốt. Lòng tốt là sự tốt bụng, bao dung, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác mỗi khi khó khăn. Lòng tốt rất quan trọng vì trước hết với mỗi các nhân, nó giúp rèn luyện một phẩm chất tốt đẹp. Khi ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác, đó là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ nhận lại được sự cảm kích, yêu quý của mọi người. Lòng tốt, đối với xã hội nói chung, là một sợi dây gắn kết con người ta lại với nhau. Một tập thể, rộng ra là một dân tộc, một quốc gia, nếu ai cũng có lòng tốt thì xã hội ấy sẽ ngày càng phát triển, giảm thiểu được những tệ nạn, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng đất nước. Đó là lý do mà vì sao ngày càng có nhiều những tấm lòng thiện nguyện, những tổ chức thiện tâm xuất hiện và thực hiện những chiến dịch, những hành động cao đẹp nhằm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tốt và biết yêu thương, sẻ chia nhiều hơn.

 

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn ngọc lam thanhh
Xem chi tiết
Nguyễn Công	Vinh
26 tháng 3 2020 lúc 21:48

Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn ngọc lam thanhh
Xem chi tiết
Đỗ Huyền Trang
27 tháng 3 2020 lúc 21:23

Một trong những điều có giá trị và giúp gắn kết cuộc sống này đó chính là lòng tốt. Lòng tốt là sự tốt bụng, bao dung, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác mỗi khi khó khăn. Lòng tốt rất quan trọng vì trước hết với mỗi các nhân, nó giúp rèn luyện một phẩm chất tốt đẹp. Khi ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác, đó là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ nhận lại được sự cảm kích, yêu quý của mọi người. Lòng tốt, đối với xã hội nói chung, là một sợi dây gắn kết con người ta lại với nhau. Một tập thể, rộng ra là một dân tộc, một quốc gia, nếu ai cũng có lòng tốt thì xã hội ấy sẽ ngày càng phát triển, giảm thiểu được những tệ nạn, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng đất nước. Đó là lý do mà vì sao ngày càng có nhiều những tấm lòng thiện nguyện, những tổ chức thiện tâm xuất hiện và thực hiện những chiến dịch, những hành động cao đẹp nhằm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tốt và biết yêu thương, sẻ chia nhiều hơn.

 

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Hải Dương
Xem chi tiết
Công Tử Họ Nguyễn
31 tháng 10 2018 lúc 20:59

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và coi trọng người thầy. Ca dao tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nhắc nhở con người về thái độ Tôn sư trọng đạo: "ăn vóc, học hay", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc Cầu kiểu - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"... Ngày nay, đặt trong bối cảnh của xã hội hiện đại, truyền thống ấy cần được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo.

Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, Nho giáo đặc biệt đề cao sự học và vai trò của người thầy. Người thầy đại diện cho những gì tôn kính nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng nhất của xã hội phong kiến (quân, sư, phụ)... ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa"; lược bớt các nghi lễ mang tính hình thức khắt khe, rườm rà, chú trọng đến nội dung nhân bản của thái độ coi trọng tri thức và mối quan hệ thầy trò. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa, đạo đức quý giá của người Việt. Nhờ coi trọng việc học tôn kính người thầy, nhân dân ta đã góp phần tạo dựng nền văn hiến của đất nước. Thời đại nào cũng có nhiều tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò. Có những người thầy đã xa khuất mà tài năng, nhân cách vẫn tỏa sáng cho bao nhiều thế hệ mai sau. Có những học trò đỗ đạt, làm quan to nhưng khi trờ về thăm thấy cũ nơi làng quê hẻo lánh vẫn lễ phép, khiêm nhường như người trò ngày xưa...

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thế tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được vói cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gừi gắm con em cho nhà trường và thầy cô...

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực đang tác động không tốt đên truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương nhận được chưa đi đảm bảo cho người thầy một mức sống trung bình. Thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm thêm để kiếm sống - vừa mất đi thời gian, sức lực lẽ ra phải dành cho việc giảng dạy, vừa làm suy giảm hình ảnh người thầy. Đây đó, cũng có những giáo viên không đứng vững trước “cơn bão thị trường” đã làm giảm sút sự trân trọng của xã hội đối với người thầy... Đồng thời mức lương thực tế được tạo nên sự so sánh với các ngành, nghề khác, khiến học sinh giỏi có tâm lí ngại làm nghề dạy học. Chẳng hạn, một sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương có thể dễ đàng tìm việc làm với mức lương khởi điểm từ ba đến năm triệu đồng một tháng; trong khi một sinh viên Trường Đại học Sư phạm ra trường chỉ có thể nhận hơn một triệu đồng một tháng. Mà cơ hội tìm việc làm lại khó khăn rất nhiều... Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh, khi chúc mừng các học trò thi đỗ đạt đã có mấy lời "cảm tác" đáng để suy ngẫm: "Các em vào đại học, thầy vui - Duy chút băn khoăn, thoáng ngậm ngùi - ít em mong muốn vào sư phạm - Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?". Mặt khác, sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh còn mang tính thực dụng cũng làm giảm nhiệt tâm của không ít thầy,cô. Không hiếm học trò chăm chỉ đến thăm, tặng quà thầy, cô trong ngày lễ nhưng lại chểnh mảng, lười biếng trong giờ học. Có những học trò ra trường, khi thành đạt không hề nhớ đến người thầy đã tận tụy dạy dỗ mình. Có lẽ, họ không biết rằng, chỉ một lời thăm hỏi qua điện thoại cũng khiến thầy, cô hạnh phúc và yêu nghề hơn. Thậm chí, có cả những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh xúc phạm nặng nề đến thân thể và nhân phẩm của thầy, cô giáo... Đó là những biểu hiện hoàn toàn xa lạ đối với nếp sống, nếp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Những biến đổi phức tạp cùa đời sống trong xã hội hiện đại ngày càng đòi hỏi mỗi chúng ta góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và bổ sung cho truyền thống này những nội dung mới. Về phía nhà nước và xã hội. Tôi nghĩ cần có sự quan tâm hơn nữa để nâng cao mức sống cho giáo viên, đặc biệt là các thầy, cô giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa. Cần phải có những chính sách ưu tiên - không chỉ khi học mà cả sau khi ra trường : thu hút nhân tài cho các trường sư phạm. Phải có các thế hệ thầy giỏi thì mới có trò giòi; mới tạo đà cho "sự học" ở Việt Nam hội nhập cùng thế giới, về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần chú ý hơn đến việc giáo dục con em mình thái độ thực sự tôn trọng đối với các thầy giáo, cô giáo. Mỗi học sinh cũng cần biết thế hiện tình cảm với thầy, cô một cách chân thành, đúng đắn.Theo tôi, tình cảm đó không thể "gói ghém" trong một bó hoa, một chiếc phong bì hay túi quà nhân ngày lễ, tết. Trái lại, nó phải được thể hiện trước hết là sự nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng của người trò; ở thái độ

tôn trọng tình nghĩa thầy trò. Bởi vì, đối với người thầy, niềm vui lớn nhât vẫn là được truyền thụ tri thức; được nhìn thấy các lứa học trò trường thành như người làm vườn được thấy cây cối xanh tươi, đơm hoa kết trái. Yêu kính thầy, cô cũng không chỉ là biết vâng lời mà còn phải là say mê với môn học, khao thát hiểu biết và noi theo chí hướng, nhân cách của thầy...

Những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu, ngành Giáo dục của đất nước chúng ta cũng không ít hiện tượng tiêu cực. Có những thầy, cô đứng trên bục giảng mà không dành cho sự nghiệp trồng người tình yêu và trách nhiệm. Có nhiểu học trò đã không tìm thây ở thầy giáo, cô giáo của mình chồ dựa tinh thần. Bản thân tôi cũng có lúc buổn khổ, thất vọng vì sự thiếu công bằng, thiếu nhiệt tình cùa một vài thầy, cô nhưng tôi hiếểu rằng đó chi là thiểu số. Nhìn lại con đường học tập của mình, tôi cảm nhận rõ hơn bao giờ hết công ơn dạy dỗ của thấy, cô. Các thầy giáo, cô giáo đã lặng lẽ vượt lên bao khó khăn về vật chất, thiệt thòi về tinh thần để miệt mài bên trang giáo án, say sưa bên tấm  bảng đen, tìm nguồn hạnh phúc từ những đôi mắt và gương mặt học trò. Trong lớp học nào tôi cũng thấy những thầy, cô được học trò yêu quý, kính trọng. Các thầy, cô đã cho chúng tôi không chỉ tri thức mà cả niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao quý, bền vững của cuộc đời Trong lớp 12 của tôi, có đến 6 bạn đăng kí thi vào các truòng sư phạm. Mỗi người xuất phát từ những lí do riêng, nhưng tất cả giống nhau ở một điếm: đều mang trong trái tim mình hình ảnh của những thầy, cô mà họ yêu quý, ngưỡng mộ. Các bạn ấy muốn được trờ thành người như thế muốn tiếp nóì con đường của thầy, cô...

Như vậy, dù ở thời đại nào, tôn sư trọng đạo vẫn là một truyền thống quý giá cần được giữ gìn, tiếp nối. Đạo thầy trò có thể tồn tại ở những trạng thái khác nhau nhưng mãi mãi vẫn là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, không thể thiếu trong hành trang tinh thần của mỗi con người.

Hạ Băng
31 tháng 10 2018 lúc 20:59

Dàn ý nghị luận vè tôn sư trọng đạo

I. Mở bài.

Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là "Tôn sư trọng đạo". Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.

II. Thân bài.

1. Giải thích.

Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

a. Phân tích.

"Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như:

"Không thầy đố mày làm nên" – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó."Học thầy không tầy học bạn" – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.

Vì thế dân gian lại có câu:

"Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư" - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.

Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa:

"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư": có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : "Tôn sư trọng đạo".

Và vì thế: "Trọng thầy mới được làm thầy" - có nghĩa là: nếu không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.

Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.

b. Chứng minh.

Lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.Bằng những hiểu biết về vấn đề này:Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi.Như thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,...Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta.

c. Bình luận.

Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...

3. Mở rộng.

III. Kết luận.

Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ "Tôn sư trọng đạo".Bài học bản thân.
Hạ Băng
31 tháng 10 2018 lúc 21:00

Bài tham khảo 

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử... từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

hà huy
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
19 tháng 3 2022 lúc 8:49

Đa số thanh niên ngày nay tích cực học tập, lao động, sống lành mạnh, tình nghĩa, đi đầu vào những việc khó, việc mới, không quản ngại gian khổ, hi sinh, ra sức phấn đấu thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp to lớn vào thành tựu đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận không ít thanh niên chưa thật sự vững tin vào tương lai của đất nước, giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, ngại khó khăn, vất vả, sống thực dụng, ích kỷ, buông thả, thờ ơ, hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi nặng giá trị vật chất... Trong đó lối sống thực dụng như căn bệnh nguy hiểm cần phải được loại trừ. Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp, trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu. Trong quan hệ xã hội giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng những quan hệ vụ lợi, vật chất. Trong đời sống họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ, bảo vệ cái đúng... Vì thế tuổi trẻ phải có khát vọng, phải có hoài bão thì mới có động cơ và mục đích sống. Khát vọng có khi cao cả, có khi chỉ là những ước muốn bình dị. Nhưng dù gì thì đó chính là động lực để chúng ta phấn đấu. Không chỉ vậy, cuộc sống còn phải có những mục đích nhất định, sống mà không có mục đích chỉ là sống hoài, sống phí. Các bạn trẻ đầy năng động, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm nhưng phải có mục đích cho cuộc sống, điều đó được cụ thể bằng những dự định, chí hướng trong hành động cụ thể diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Hành động của tuổi trẻ không thể tách rời những kế hoạch lâu dài, phản ánh tương lai ước vọng mà còn là kế hoạch gần, kế hoạch chủ yếu để biến quyết tâm thành hành động. Đất nước chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn. Tuổi trẻ là những người sống lạc quan yêu đời, có khát vọng, có niềm tin, hoài bão và ý chí vươn lên thì sẵn sàng loại bỏ chủ nghĩa thực dụng trong đời sống, vượt qua những cám dỗ đời thường, làm chủ cuộc sống, hướng tới tương lai

phúc hồng
Xem chi tiết
Lê Ngọc Duy Anh
15 tháng 9 2021 lúc 19:42

Viết một đoạn văn ( 8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường sau khi đã học văn bản "Cổng trường mở ra " của nhà văn Lý Lan 

Tung Duy
Xem chi tiết
bùi ngân phương
21 tháng 10 2021 lúc 19:38

Trong nhịp sống hối hả, tất bật, quay cuồng, những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính liệu có cuốn con người vào guồng quay lạnh nhạt? Không! Ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ tỏa sáng. Ngay trong khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O.Henry bằng tấm lòng chân thật của mình đã diễn tả biết bao vẻ đẹp của tình yêu thương giữa những con người, đặc biệt thầm kín qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng.

 

Có một tình đời trong chiếc lá…

Chiếc lá dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng được trở đi trở lại rất nhiều lần trong tác phẩm. Vừa là biểu tượng của tình thương, vừa là biểu tượng của đức hy sinh cao cả… Chiếc lá ấy có thể là chiếc lá thực sự còn sót lại trên cây thường xuân. Nó đã dũng cảm bám chắc vào cuống lá, mặc cho mưa tuôn bão thổi, mặc cho gió lạnh hoành hành. Chiếc lá bị vùi dập dưới cơn mưa mà vẫn kiên cường, trút hết sức sống còn lại cố níu cành, để làm mẫu vẽ cho một con người cao cả, để một chiếc lá khác trỗi dậy sức sống mới. Khi chiếc lá cuối cùng trên cây vừa lìa cành cũng là lúc một màu xanh từ một chiếc lá khác rung rinh. Chiếc lá ấy chính là tác phẩm hội họa, là kiệt tác của cụ Bơ-men trong đêm mưa rét. Tuổi cao sức yếu mà lại dám đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc lặng lẽ âm thầm như vậy quả thực dũng cảm. Trong một phút xuất thần, bằng tình yêu thương vô bờ đối với Giôn-xi, bằng sự quyết tâm mãnh liệt để cứu sống một cô gái, cụ Bơ-men đã vẽ thành công tác phẩm, thỏa nguyện những ước mơ ám ảnh cả một đời. Tiền đề cho chiếc lá ấy tồn tại, chính là tình đời…

Có một tình đời trong chiếc lá…

Người họa sĩ già đã lặng lẽ ra đi, sau khi dồn hết sức lực, trút bỏ mọi hơi thở còn lại của mình để giành lại tuổi trẻ và sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng ấy mang một màu xanh của hy vọng, hy vọng trả lại màu xanh cho chiếc lá đã rụng, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ gần như đã gần tuyệt vọng, trả lại niềm tin, nghị lực cho những con người yếu đuối. Chính sức sống kiên cường ấy đã thổi vào tâm hồn Giôn-xi hơi ấm của niềm tin, kéo cô từ vực thẳm vô vọng lên chiến thắng bệnh tật. Nhưng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất trong chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh ấy là tình yêu thương bao la của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Trong đêm đông giá rét, đôi tay người họa sĩ cũng theo đó mà run rẩy, mà cứ run rẩy như vậy thì muốn vẽ hoàn thành một bức tranh cũng thật khó. Nhưng bức tranh không chỉ được vẽ bằng bút lông, bằng màu mà còn được vẽ bằng tình yêu thương, sự hy sinh cao cả, thầm lặng. Cụ Bơ-men đã ra đi, nhưng tình đời trong chiếc lá thì còn sống mãi…

 

Có thể nói, với hình ảnh chiếc lá cây thường xuân, O.Henry đã ngợi ca tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người đồng cảnh ngộ. Ngòi bút O.Henry không trực tiếp kể chuyện và cũng không kể lại cái đêm chiếc lá được vẽ ra mà để cho Xiu thuật lại, tạo sự hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc, càng làm nổi bật đức hy sinh của người họa sĩ già. Và người họa sĩ già đã chết vì viêm phổi, sau cái đêm giá lạnh phơi mình ngoài gió đông. Chiếc lá lặng im không rung rinh vì nó là một bức tranh, hay nó lặng lẽ trước cái tình đời và cái chết của người họa sĩ già với tấm lòng cao cả?

๖ۣۜmạnͥh2ͣkͫ5ツ
Xem chi tiết
Kiiu🔥
13 tháng 12 2018 lúc 15:19

-Hoq bt

Người
13 tháng 12 2018 lúc 15:20

bonj nos laf bonj dowr hoiw

bon nos laf bonj do hoi

nghien face ko  hok dc

♑  ঔღ❣ ๖ۣۜThư ღ❣ঔ ♑
13 tháng 12 2018 lúc 15:22

Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện facebook của hs hiện nay

trả lời

Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng. Mạng facebook được tạo ra giúp mọi người dễ dàng kết nối. Tuy nhiên, ngỡ tưởng Facebook mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích nhưng càng ngày nhiều người sử dụng khiến cho Facebook mang nhiều tác hại xấu bởi hiện tượng nghiện facebook lại càng phổ biến.

Facebook là mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckerberg sáng tạo ra ho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Dù hai người ở hai đầu của địa cầu, chỉ cần có mạng Internet, họ có thể sử dụng Facebook để liên lạc. Nghiện facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu facebook.

Facebook ngày càng phổ biến với những tiện ích nhất định nên lượng người sử dụng gia tăng rất nhanh và cao. Theo như thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng facebook nhiều nhất, và thời gian đăng nhập sử dụng lâu nhất đứng hàng đầu thế giới. Giới trẻ là độ tuổi sử dụng facebook nhiều nhất và nhiều bạn trẻ không thể rời xa facebook một chút nào.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện Facebook. Khi nhu cầu kết bạn tăng, đặc biệt kết bạn toàn cầu thì người sử dụng facebook muốn dành nhiều thời giờ sử dụng và lâu dần trở thành thói quen. Trên mạng xã hội, người sử dụng buồn vui được bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ ai quản lý. Đó chỉ là mạng xã hội ảo, nên họ luôn có quan điểm nếu bị chỉ trích cũng không sợ vì tất cả chỉ là ảo. Điều này càng thu hút người sử dụng online Facebook nhiều hơn. Trên mạng xã hội, người dùng có thể ẩn danh tính, không cần phải là chính mình nên họ càng muốn dùng facebook nhiều hơn. Hơn thế, nhiều bạn trẻ nổi tiếng nhờ Facebook bởi vậy vì mong muốn nổi tiếng mà nhiều người dùng facebook để tăng độ phổ biến của mình.

Mạng xã hội Facebook có rất nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên nghiện Facebook lại là hiện tượng xấu gây ra nhiều tác hại đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội. Nghiện Facebook chỉ tổn tốn thời gian thì giờ của chúng ta. Lúc nào trên tay cũng khư chiếc điện thoại, lướt lướt trang Facebook rồi đọc những trạng thái của người khác rồi rảnh rỗi không làm gì. Thời gian lướt Facebook đó có thể dành cho đọc sách, học tập hay tham gia nhiều hoạt động bổ ích khác nhau. Facebook là mạng xã hội còn nhiều lỗ hổng. Thông tin cá nhân của người dùng dễ dàng bị đánh cắp. Nhiều người giả danh lập ra những tài khoản đi lừa đảo người khác gây ảnh hưởng đến danh tiếng người khác và nhiều trường hợp vi phạm đến luật lệ. Vì Facebook là mạng xã hội ảo, bởi vậy nhiều người ẩn đi bản thân, sống khác đi, dần dần hình thành thói quen sống giả dối bản thân mình, trở nên tự tin mặc cảm hơn ở ngoài đời và luôn muốn sống ở mạng ảo đó. Nghiện Facebook gay ra hiện tượng sống ảo khiến con người đắm chìm ở thế giới ảo,tự tin, mặc cảm với bản thân, đố kị, và phát ngôn ngày càng thiếu suy nghĩ, trở thành những anh hùng bàn phím bình luận bừa bãi gây nên nhiều cuộc tranh cãi không đáng có.

Để hiện tương nghiện facebook giảm tải ta phải có những biện pháp thích hợp. Mỗi bản thân phải quản lý thời gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình. Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu. Như Trung Quốc xây dựng những nhà cai nghiện Facebook cho trẻ em để chúng thoát khỏi những tác hại xấu của nghiện facebook. Còn đối với học sinh luôn đề cao học tập, sử dụng facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ, nhà trường.

Cuộc sống còn nhiều điều thú vị đợi chúng ta khám phá. Vậy tại sao ta phải sống ở thế giới ảo của Facebook ,mà không tích cực tham gia các hoạt động ngoại giờ bổ ích khác nhau? Hãy để hiện tượng nghiện Facebook không còn là vấn đề khiến chúng ta phải đau đầu.