Hướng dẫn soạn bài LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN 77/Sgk NGữ Văn 6 - Tập 1
1.Lập dàn bài cho đề văn:
a, Tự giới thiệu bản thân:
Mở bài:
-Lời chào: Xin chào tất cả các bạn.
-Giới thiệu: Mình (tôi, tớ) tên là ... H/s lớp ... trường ...
-Cảm xúc: Mình rất vui đc giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.
Thân bài:
-Tuổi: Mình năm nay ... tuổi, so với các bạn thì mình ... (VD: mình nhỏ hơn một chút)
-Gia đình: Gia đình mình gồm có 4 người.
+Trụ cột của cả nhà chính là cha mình.
+Người mà ngày nào cũng nấu những bữa ăn ngon ch cả gđ chính là mẹ.
+Thành viên út nhất nhà lại là cậu em trai mình năm nay mới có 3 tuổi (Bạn có thể thay thế).
+Và người thứ 4 chính là mình.
-Công việc:Ở nhà mình sắp xếp thời gian học và làm bài đầy đủ.
+Nghoài ra mình còn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cùng mẹ nấu cơm, rửa bát
+Những ngày nghỉ mình còn cùng ông chăm sóc vườn cây cảnh hoặc cùng bà đan những chiếc găng tay xinh xắn.
+(Bạn có thể thay thế phần này).
-Sở thích và nguyện vọng:
+Mình có sở thích ... và ước mơ sau này của mình là để ... (VD: Mình có sở thích hát, nghe nhạc và ước mơ sau này của mình là để mang tiếng hát này đến những vùng quê nghèo khó).
Kết bài:
-Cảm ơn: Vừa rồi các bạn đã đc nghe phần giới thiệu về bản thân mình. Mình xin chân thành cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
THE END
Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
a. Mở bài:
- Bạn ấy tên là gì ?
- Quê quan địa chỉ ở đâu ?
- Lời chào và lý do kể
b. Thân bài:
- Lý do thích chơi với bạn ấy ?
- Bạn ấy có những phẩm chất gì ?- Ngoại hình của bạn như thế nào ?
- Bạn là người như thế nào đối với mọi người xung quanh ?
- Ước mơ của bạn ấy với bạn là gì ?
c. Kết bài: Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của bạn
Kể về gia đình mình.
a. Mở bài:
- Gia đình ở đâu ?
- Gia đình gồm có mấy người ?
b. Thân bài:
- Bố mẹ làm nghề gì ?
- Tính cách của bố mẹ ?
- Anh chị đang làm/học gì ?
- Công việc ra sao ?
c. Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào? Nói lên lời yêu thương tới gia đình
soạn bài Chữa lỗi từ dùng ( tiếp theo ), và bài Luyện nói kể chuyện.
Tóm tắt truyện Em bé thông minh
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
Soạn bài Chưã lỗi dùng từ ( tiếp theo )
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Dùng từ không đúng nghĩa a) Khi dùng từ, cần đảm bảo tính chính xác giữa nghĩa vốn có của từ với nội dung định biểu đạt.b) Trong các câu sau, người viết đã mắc lỗi dùng từ như thế nào?(1) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.(2) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.(3) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.Gợi ý: Trong các câu trên, người viết đã mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Hãy tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ: yếu điểm, đề bạt, chứng thực; xét xem các từ này đã được dùng như thế nào, có đúng không?- yếu điểm: điểm quan trọng;- đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không qua bần cử);- chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.c) Sửa lại lỗi về dùng từ sai nghĩa trong các câu trên:Đối chiếu nghĩa của các từ trên với nghĩa của các từ nhược điểm (hoặc điểm yếu), bầu, chứng kiến, để thấy được độ chính xác khi thay thế.2. Như vậy, nguyên nhân chính của việc dùng từ không đúng nghĩa là trường hợp người viết (nói) không biết nghĩa của từ, hiểu sai nghĩa của từ hoặc hiểu không đầy đủ nghĩa của từ. Cho nên, để không mắc phải lỗi này khi viết (nói) thì một mặt phải không ngừng trau dồi thêm vốn từ, mặt khác trong những tình huống giao tiếp cụ thể, phải xác định được nghĩa của từ mình dùng, nếu còn chưa chắc chắn về nghĩa của từ nào thì phải tra từ điển để hiểu rõ nghĩa cũng như cách sử dụng nó.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Lựa chọn phương án đúng trong các trường hợp kết hợp từ sau đây:(1) bản (tuyên ngôn) - bảng (tuyên ngôn);(2) (tương lai) sáng lạng - (tương lai) xán lạn;(3) bôn ba (hải ngoại) - buôn ba (hải ngoại);(4) (bức tranh) thuỷ mặc - (bức tranh) thuỷ mạc;(5) (nói năng) tuỳ tiện - (nói năng) tự tiện.Gợi ý: - Tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ tuyên ngôn, xán lạn, bôn ba, thuỷ mặc, tuỳ tiện.- Kết hợp có các từ này là kết hợp đúng.2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:a) khinh khỉnh / khinh bạc- ...: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.b) khẩn thiết / khẩn trương- ...: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.c) bâng khuâng / băn khoăn- ...: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa của các từ khinh bạc, khẩn thiết, bâng khuâng, rồi so sánh với các lời giải nghĩa. Các từ phù hợp với các lời giải nghĩa sẽ là: khinh khỉnh, khẩn trương, băn khoăn.3. Tìm và chữa các lỗi dùng từ trong các câu sau:(1) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.(2) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.(3) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.Gợi ý: Câu (1), nghĩa của từ đá không phù hợp với nghĩa của từ tống (thay từ đá bằng từ đấm hoặc thay từ tống bằng từ tung); câu (2), từ thành khẩn phù hợp với việc nhận lỗi (thay cho thật thà), từ bao biện có nghĩa là ôm đồm làm nhiều việc, không phù hợp, nên thay bằng nguỵ biện (có ý nghĩa tranh cãi giả tạo, vô căn cứ). Câu (3), tinh tú có nghĩa là các vì sao, không phù hợp, nên thay bằng tinh tuý (phần giá trị nhất, quý báu nhất).
Soạn bài Luyện nói kể chuyện
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Chuẩn bị: Lập dàn ý theo bố cục ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài2. Luyện nói:a) Trên lớp:- Chia tổ luyện nói theo dàn bài đã chuẩn bị- Nói trước lớp theo dàn bài sau khi đã luyện nói ở tổb) Ở nhà:- Lập dàn bài theo đề cho trước- Lập dàn bài theo chủ đề mà mình thích- Tập nói một mình hoặc theo nhóm tự họcII. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tham khảo các đề sau:a) Tự giới thiệu về bản thânb) Giới thiệu về một người bạnc) Kể về gia đình mìnhd) Kể về một ngày hoạt động của mình2. Tham khảo một số dàn bài3. Lập dàn bài theo đề tự chọn4. Đọc bài nói tham khảo5. Tóm tắt lại thành dàn bài 6. So sánh với dàn bài của mình, tự sửa để hoàn chỉnh bước chuẩn bị7. Tập nói, lưu ý:- Nói to, rõ để mọi người đều nghe thấy- Tập nói diễn cảm, nói kết hợp với điệu bộ, cử chỉ- Rèn khả năng bình tĩnh, tự tin, tự điều chỉnh giọng nói cho phù hợp với nội dung muốn nói.Chúc bn hok tốt!
cho mk hỏi các bạn ha
bài Luyện nói kể chuyện ở lớp 6 tập 1 có cần soạn ko
và cho mk hình của sakura đẹp nhất thì mk tick
mik nghĩ là Luyện nói kể chuyện không soạn
Arnh của sakura với syaoran ở trên mạng có nhiều lắm nha
Học tốt!!!
Soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tưởng và con hổ có nghĩa
Soạn bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
Đề a (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Mượn lời một đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.
Mở bài: Đồ vật (con vật) tự giới thiệu mình, giới thiệu về tình cảm giữa mình và người chủ.
Thân bài:
- Lí do đồ vật, con vật trở thành sở hữu của người chủ.
- Tình cảm ban đầu khi mới chơi cùng, quen biết.
- Những kỉ niệm, những gắn bó của em với đồ vật, con vật.
Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em với con vật, đồ vật.
Đề b (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích. (trong bài lựa chọn nhân vật Thạch Sanh)
Mở bài: Không gian để nhân vật bộc lộ tâm tình: có thể là trong rừng, trong hang tối,...
Thân bài:
- Ta là Thạch Sanh bản tính lương thiện mà hay bị người khác hãm hại. Thật đáng buồn biết bao.
- Niềm tin vào công lí.
- Nỗi buồn, thất vọng khi người mình vẫn coi là anh em lại hết lần này lần khác lừa dối, hãm hại mình.
- Với công chúa, ta đã cứu nàng, người con gái hiền lành, xinh đẹp, yếu đuối mà nàng đã chẳng thể nói lên nỗi lòng với vua cha cứu ta.
- Chỉ có cây đàn là tri kỉ ta nói lên nỗi lòng mình. Ta tức giận Lí Thông đã lừa dối, cướp công ta, sao lại có kẻ ăn ở bất nhân như vậy.
Kết bài: Hóa thân vào nhân vật mới nhận ra tâm tư, tình cảm của nhân vật ấy.
Đề c (trang 139 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó (Sọ Dừa)
Mở bài: Nối tiếp câu chuyện Sọ Dừa, từ đoạn Sọ Dừa cứu vợ, từ hoang đảo trở về, mở tiệc nhưng giấu vợ trong buồng. Đoạn kết mới bắt đầu.
Thân bài:
- Hai cô chị nghĩ cô em đã chết, ra vẻ khóc lóc tiếc thương.
- Sọ Dừa gọi vợ ra, hai cô chị sửng sốt, xấu hổ, lén ra về.
- Trong hai năm, vợ chồng Sọ Dừa và dân làng không ai biết tin gì về hai cô chị.
- Thật ra họ đã xấu hổ cùng ra đi đến một vùng đất mới, xây nhà trồng trọt làm ăn lương thiện. Hai năm sau họ đã trở nên khá giả nhưng trong lòng vẫn ân hận về lòng đố kị của mình trước kia. Và thế là họ đã quyết định chia hết của cải cho dân nghèo, trở về thành tâm xin lỗi hai vợ chồng Sọ Dừa.
- Vợ chồng Sọ Dừa thấy họ ăn năn cũng không còn giận và tha lỗi cho họ.
- Hai người chị dù được tha thứ vẫn không nguôi nỗi day dứt, tiếp tục ra đi, đi khắp miền núi, miền biển giúp đỡ những người nghèo.
Kết bài: Kết thúc truyện tốt đẹp.
Soạn bài: Con hổ có nghĩa
Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.
- Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.
Tóm tắt:
Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại. Có hai đoạn chia như phần Bố cục.
Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.
Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.
Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, biếu bà một cục bạc, còn được hổ dẫn ra tận cửa rừng.
- Câu chuyện con hổ với bác tiều: bác tiều giúp lấy cái xương bị hóc trong miệng con hổ, được hổ đền đáp và nhớ ơn mãi về sau.
→ Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn trong lần được giúp đỡ còn con hổ thứ hai thì nhớ ơn mãi về sau, cả khi bác tiều đã mất.
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.
Luyện tập
Câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ:
- Tính khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời của chú chó.
- Quấn quýt với mọi người, hay chơi đùa, vẫy đuôi chạy ra tận cổng khi chủ về,...
- Chú chó dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn.
T i c k mk nha bn
Các bạn soạn hộ mk bài LUYỆN TẠP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG nha
I. Cho các đề văn tự sự sau:
- Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, …)
- Đề 2: Kể một chuyện vui sinh hoạt (đốt lửa trại, …)
- Đề 3: Kể về người bạn mới quen. (do cùng lớp tiếng anh, do cùng câu lạc bộ thể thao, tính tình của bạn ra sao …)
- Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ. (đi thăm các chú bộ đội, thăm các bạn khuyết tật, …)
- Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em. (có đường, có nước máy, có cầu mới, …)
- Đề 6: Kể về thầy giáo (hoặc cô giáo) của em. (người quan tâm, động viên em học tập, …)
- Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)
Có thể tham khảo một số đề tự sự khác:
- Kể về một lần về thăm quê.
- Kể về một chuyến du lịch biển
- Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.
II. Gợi ý lập dàn bài
Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.
a. Mở bài:Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.
b. Thân bài:
- Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, ...
- Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:
+ Những con đường, những ngôi nhà mới
+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…
+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…
+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…
c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.
Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)
a. Mở bài:Giới thiệu chung về ông em.
b. Thân bài:
- Nói về ý thích của ông:
+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?
+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.
- Ông rất yêu các cháu
+ Chăm sóc việc học
+ Kể chuyện cho các cháu
+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình
c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.
Đề a:
Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.
Thân bài:
- Bắt đầu và diễn biến tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.
- Em cảm nhận như thế nào về kỉ niệm ấy: vui, buồn, mừng, giận, ...
- Sau đó em có bài học, kinh nghiệm gì (Nếu kỉ niệm đó là kỉ niệm mà lỗi do em)
- Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.
Kết bài: Em sẽ luôn giữ lại mảng kí ức về kỉ niệm đó để ...
Đề b:
Mở bài: Câu chuyện vui vô tình từ đâu. Đó là chuyện vui gì?
Thân bài:
- Không gian, thời gian xảy ra việc.
- Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,...)
Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Thời điểm hiện tại, em có thấy vui khi nghĩ lại câu chuyện.
Đề c:
Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,...)
Thân bài:
- Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,...)
- Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.
- Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.
Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.
Đề d:
Mở bài: Đó là buổi gặp gỡ với những ai, vào dịp nào.
Thân bài:
- Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường,...)
- Các chi tiết của buổi gặp gỡ:
+ Mở đầu
+ Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,...
+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào?
- Ý nghĩa của cuộc gặp.
Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.
Đề đ:
Mở bài: Nhìn chung về quê em trước và sau đổi mới.
Thân bài:
- Hình ảnh quê em trước kia: nghèo, rủ dưới bóng tre làng, thôn xóm đơn sơ, giản dị, rơm rác mùa lúa chín,...
- Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,...
- Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,...
Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.
Đề e:
Mở bài: Người thầy ấy là ai?
Thân bài:
- Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.
- Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?
- Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.
- Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.
Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.
Đề g:
Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.
Thân bài:
- Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,...
- Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.
- Vai trò của người đó với em, với gia đình em.
Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.
Luyện nói kể chuyện
Đề bài : Kể về chuyến về quê
Giúp mình nha
Hồi đầu năm học, bố em có hứa rằng nếu em đạt danh hiệu Học sinh giỏi thì đến hè bố sẽ cho về thăm quê. Em đã cố gắng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi và bố em đã thực hiện lời hứa của mình.
Vào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi. Chiếc Hon da được lau chùi sạch sẽ và đổ đầy xăng. Túi quà biếu ông bà nội mà mẹ em sắp sẵn từ tối hôm qua cũng đã được chằng buộc kĩ càng. Mẹ tiễn hai bố con ra cổng rồi nắm tay em dặn:
- Con thưa với ông bà là mẹ gửi lời kính thăm ông bà nhé! Chúc hai bố con một chuyến đi vui vẻ!
Chiếc xe máy như con tuấn mã nhẹ nhàng lao đi trên con đường trải nhựa phẳng phiu, rộng rãi. Cây cối, nhà cửa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau. Gió sớm lồng lộng thổi làm cho tâm trạng em thêm náo nức. Hai tay ôm chặt lấy lưng bố, em vui vẻ cất tiếng hát:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay…
Quê nội em ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vùng đất nổi tiếng với hội Lim, với các làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, với tranh Đông Hồ nức tiếng gần xa. Bố em đã được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ ven sòng Đuống. Xa quê, bố hay nhắc đến những ki niệm thời thơ ấu gắn nền với cây đa, bến nước, mái đình,…
Rong ruổi độ hơn một tiếng đồng hồ, hai bố con em về tới cổng làng. Một đoàn người tay liềm tay hái, vai quảy quang gánh đang ra đồng gặt lúa. Bố con em cất tiếng chào, bao nhiêu tiếng bà con tíu tít đáp lại. Lòng em ấm áp hẳn lên bởi tình cảm quệ hương thân thiết.
Nhà ông bà nội kia rồi! Năm gian nhà ngói giữa một vườn cây trái sum suê. Hàng cau cao vút trồng dọc lối vào đeo những buồng sai quả. Giàn trầu bên giếng nước vẫn xanh tươi như trước. Dưới gốc cam, mẹ con đàn gà đang rỉa lông rỉa cánh…
Ông bà và các bác, các anh chị ùa ra đón. Người dắt xe, người xách túi… Tiếng nói tiếng cười rộn rã cả một khoảng sân.
Ông nội dắt tay em vào nhà. ông cười, chòm râu bạc rung rung:
- Cu Thuận con bố Thành năm nay học hành ra sao, kể cho ông nghe nào!
Em bẽn lén thưa rằng em đạt được đanh hiệu Học sinh xuất sắc, ông vui lắm, xoa đầu em khen:
- Cháu ông giỏi lắm! Mấy tháng nữa là lên lớp 7 rồi, phải chăm ngoan hơn nữa nghe chưa!
Cả nhà cười vang. Em xấu hổ chạy đến nấp sau lưng bà nội.
Mấy ngày ở quê, em được dẫn đi thăm hết thảy họ hàng; được lên chơi trên chùa Bút Tháp, được theo các anh chị ra đồng xem thu hoạch lúa…
Vui nhất là đêm rằm, anh Tiến con bác Cả đưa em ra sân đình chơi cùng các bạn. Nào là trò rồng rắn lên mây, nào là trò ú tim tìm bắt, nào là trò chồng nụ chồng hoa… Chúng em tung tăng chạy nhảy trên thảm rơm vàng. Mùi rơm mới thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Dưới ánh trăng, cảnh vật quê em thật là thơ mộng.
Trên đường về thành phố, em thủ thỉ bên tai bố:
- Bố ơi, con thích sống ở quê lắm bố ạ! Tết này bố cho cả mẹ và em Hoa về quê ăn Tết, bố nhé!
Bố em bật cười:
- Ý kiến của con hay đấy! Con trai của bố!
Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Năm nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.
Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.
Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội.
Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.
Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô...lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.
Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.
Sau khi trải qua một năm học dài nhiều niềm vui nhưng cũng đầy những căng thẳng, mệt mỏi. Chúng em đã chính thức bước vào kì nghỉ hè đầy niềm vui và sự lí thú. Như thông lệ, cứ mỗi khi kết thúc một năm học, vào dịp nghỉ hè thì bố em sẽ đưa em và cả gia đình về quê thăm ông bà và các bác. Đây cũng là điều em mong chờ nhất trong kì nghỉ hè này, vì cũng đã rất lâu rồi, từ dịp Tết nguyên đán thì em mới có dịp về thăm quê, thăm ông bà. Vì vậy mà em cũng rất háo hức, kì vọng ở chuyến đi này.
Vào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi. Chiếc Honda được lau chùi sạch sẽ và đổ đầy xăng. Túi quà biếu ông bà nội mà mẹ em sắp sẵn từ tối hôm qua cũng đã được chằng buộc kĩ càng. Mẹ tiễn hai bố con ra cổng rồi nắm tay em dặn:
- Con thưa với ông bà là mẹ gửi lời kính thăm ông bà nhé! Chúc hai bố con một chuyến đi vui vẻ!
Chiếc xe máy như con tuấn mã nhẹ nhàng lao đi trên con đường trải nhựa phẳng phiu, rộng rãi. Cây cối, nhà cửa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau. Gió sớm lồng lộng thổi làm cho tâm trạng em thêm náo nức. Hai tay ôm chặt lấy lưng bố, em vui vẻ cất tiếng hát:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay ...
Quê nội em ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vùng đất nổi tiếng với hội Lim, với các làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, với tranh Đông Hồ nức tiếng gần xa. Bố em đã được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ ven sông Đuống. Xa quê, bố hay nhắc đến những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa, bến nước, mái đình, ...
Rong ruổi độ hơn một tiếng đồng hồ, hai bố con em về tới cổng làng. Một đoàn người tay liềm tay hái, vai quảy gánh đang ra đồng gặt lúa. Bố con em cất tiếng chào, bao nhiêu tiếng bà con tíu tít đáp lại. Lòng em ấm áp hẳn lên bởi tình cảm quê hương thân thiết.
Nhà ông nội kia rồi! Năm gian nhà ngói giữa một vườn cây trái sum suê. Hàng cau cao vút trồng dọc lối vào đeo những buồng sai quả. Giàn trầu bên giếng nước vẫn xanh tươi như trước. Dưới gốc cam, mẹ con đàn gà đang rỉa lông rỉa cánh ...
Ông bà và các bác, các anh chị ùa ra đón. Người dắt xe, người xách túi ... . Tiếng nói tiếng cười rộn rã cả một khoảng sân.
Ông nội dắt tay em vào nhà. Ông cười, chòm râu bạc rung rung:
- Cu Thuận con bố Thành năm nay học hành ra sao, kể cho ông nghe nào!
Em bẽn lẽn thưa rằng em đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc, ông vui lắm, xoa đầu em khen:
- Cháu ông giỏi lắm! Mấy tháng nữa là lên lớp 7 rồi, phải chăm ngoan hơn nữa nghe chưa!
Cả nhà cười vang. Em xấu hổ chạy đến nấp sau lưng bà nội.
Mấy ngày ở quê, em được dẫn đi thăm hết thảy họ hàng; được lên chơi chùa Bút Tháp, được theo các anh chị ra đồng xem thu hoạch lúa ...
Vui nhất là đêm rằm, anh Tiến con bác Cả đưa em ra sân đình chơi cùng các bạn. Nào là trò rồng rắn lên mây, nào là trò ú tim tìm bắt, nào là trò chồng nụ chồng hoa ... Chúng em tung tăng chạy nhảy trên thảm rơm vàng. Mùi rơm mới thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Dưới ánh trăng, cảnh vật quê em thật là thơ mộng.
Chuyến về quê này của gia đình em thực sự rất vui và ý nghĩa, trở về quê hương của mình em không chỉ là hưởng thụ phần thưởng mà bố đặc biệt dành cho gia đình em, mà chuyến về này còn vô cùng ấp áp và hạnh phúc vì ông bà và những người trong đại gia đình của em dành cho gia đình nhỏ của em rất nhiều những bất ngờ cũng như những tình cảm yêu quý rất đáng trân trọng.
soạn giúp mình bài LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG LỚP 6 với
THANK YOU VERY MUCH
Chuẩn bị dàn ý cho bài kể chuyện tưởng tượng
a, Mượn lời của một đồ vật hay con vật gần gũi để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.
Mở bài: Bản thân hóa thân vào con vật, tự giới thiệu về mình và quan hệ với chủ nhà.
Thân bài:
- Nhắc lại khoảng thời gian mới đầu khi được trở thành con vật trong nhà chủ.
- Tình cảm, ấn tượng ban đầu của con vật với chủ.
- Kể về các hoạt động thường ngày của con vật khi ở trong nhà chủ
- Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và con vật đó.
Kết bài: Nêu tình cảm của em dành cho con vật
b, Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em thích
Mở bài: Hóa thân vào nhân vật Mã Lương trong truyện (Cây bút thần) để kể chuyện.
Thân bài: Lần lượt kể về các sự kiện bằng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)
- Khi Mã Lương chăm chỉ luyện vẽ và được tặng cây bút thần.
- Mã Lương bị tên địa chủ tham lam bắt nhốt vào chuồng ngựa, đòi cướp bút thần
- Mã Lương thoát chết nhưng không lâu sau lại bị nhà vua bắt vẽ rồng phượng, vàng
- Cuối cùng Mã Lương vẽ sóng biển nhấn chìm tên vua tham lam.
Kết bài: Nêu cảm xúc, nói lên tâm tư, nguyện vọng của Mã Lương khi mơ về cuộc sống thiện lương, no đủ cho mọi người.
Chúc bạn học tốt!!!Giúp mình làm bài Luyện nói kể chuyện với
Đề bài : Kể về một ngày hoạt động của mình nha.
THAM KHẢO NHA!
Bài 1:Mỗi người đều dành một ngày của mình cho các hoạt động khác nhau, người thì học tập, người làm việc…Và dưới đây là một ngày hoạt động của em.
Đó là hoạt động của ngày hôm qua, ngày thứ Hai đầu tuần sau hai ngày nghỉ là thứ Bảy và Chủ nhật để bước vào một tuần học tập mới. Em học buổi sáng và buổi học bắt đầu từ lúc bảy giờ vì vậy đồng hồ báo thức của em luôn được đặt lúc sáu giờ sáng. Đúng giờ, đồng hồ báo thức reo vang, em thức dậy và vươn vai tập bài thể dục buổi sáng quen thuộc chỉ trong năm phút. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt sạch sẽ và ăn sáng. Tô mì nấu với trứng đã được mẹ chuẩn bị sẵn đặt ngay ngắn trên bàn đang đợi em.
Sau khi bữa sáng đã xong, em liền thay quần áo em chọn cho mình chiếc áo trắng và quần sẫm mầu vì hôm nay là thứ hai đầu tuần có buổi chào cờ, khăn quàng đỏ, mũ ca nô và sách vở đã được em chuẩn bị từ tối hôm trước. Em chải tóc gọn gàng và đạp xe đến trường. Hôm nay có năm tiết, một tiết chào cờ và bốn tiết học trên lớp. Những tiết học cứ thế trôi qua cho đến tiết cuối cùng, rồi tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc buổi học. Hôm nào cũng vậy cứ đến trưa là cái bụng lại đói meo, nhưng vẫn phải cố gắng đạp xe về nhà. Vì năm tiết nên chúng em về đến nhà cũng khá muộn, về nhà bố mẹ em đã ăn cơm rồi để riêng hai phần ra phần em và chị gái em cũng học cấp ba nên về muộn hơn em. Mẹ giục em đi ăn cơm kẻo đói, em vội vã đi thay quần áo, rửa mặt và ăn cơm trưa.
Sau khi đã ăn no em lên giường đi ngủ khoảng một tiếng và thức dậy tiếp tục ngày hoạt động của mình. Em thức dậy lúc hai giờ chiều, vì chiều nay được nghỉ nên em sẽ ở nhà học bài và giúp mẹ một số công việc nhà. Trời khá là nắng nên tranh thủ khi trời chưa mát, em ngồi vào bàn học xem qua một số bài tập thầy cô giao để giảm bớt gánh nặng bài tập vào buổi tối. Mày mò với đống bài tập nhưng mãi không ra em liền gọi Hương – đứa bạn học cùng lớp ở ngay cạnh nhà em sang và hai đứa cùng giải bài tập. Khi số bài tập đã được giải quyết gần hết, Hương về nhà còn em đi nhổ cỏ vườn rau và tưới rau giúp mẹ.Thấy trời cũng bắt đầu tối, em quét sân quét nhà sạch sẽ và lấy rau chuẩn bị bữa tối. Chị gái em chuẩn bị ôn thi đại học nên khá bận với việc học tập nên không có nhiều thời gian giúp đỡ bố mẹ. Còn em, chương trình học cũng không phải quá vất vả nên có nhiều thời gian rảnh hơn chị. Bữa tối đã được chuẩn bị xong, em đợi bố mẹ đi làm và chị gái đi học về ăn cơm. Tranh thủ lúc đợi em đi tắm và thu quần áo, gấp xếp gọn gàng vào tủ. Khi mọi người đã về đầy đủ, cả nhà ăn cơm rất vui vẻ, mẹ khen em nhỏ mà đã giúp đỡ được mẹ rất nhiều việc. Chị em thấy vậy tỏ vẻ ganh tỵ với em và bảo: “chẳng qua chị bận học thôi nhé!”, em mỉm cười sung sướng, ăn cơm xong chị gái em nhận việc rửa bát, còn em thì ngồi vào bàn học giải quyết số bài tập còn lại và chuẩn bị sách vở cho ngày mai.Xong xuôi, em xem ti vi với bố mẹ một lúc rồi đi ngủ sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Đi ngủ em nghĩ về một ngày hoạt động của mình với nhiều việc thật ý nghĩa.Một ngày hoạt động trôi qua với nhiều việc làm, tuy mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui vì đã học tập thật hiệu quả và giúp đỡ bố mẹ một số công việc dù rất nhỏ.
Bài 2:Em là Hoàng Đức Hải, học sinh lớp 6A trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, phường 4, thị xã Tân An, tỉnh Long An, Em là con trai lớn trong nhà. Dưới em là bé út Hoàng Mai, rất hay nhõng nhẽo nên có biệt danh là Mít Ướt. Ba em là bộ đội biên phòng, thường xuyên công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân xí nghiệp may xuất khẩu của tỉnh.
Vì hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nên em sớm biết lo. Buổi sáng, khoảng năm giờ rưỡi, khi chú gà trống nhà bác Mười kế bên cất tiếng gáy vang là em đã thức giấc. Dưới bếp, mẹ em đang nấu bữa sáng. Tập thể dục xong, em chạy bộ khoảng hơn cây số dọc theo quốc lộ. Khí trời mát mẻ, trong lành khiến em thấy khỏe khoắn hẳn ra.
Em bắt tay vào quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các thứ cho gọn gàng, ngăn nắp. Em thay mẹ nhắc nhở em gái chuẩn bị sách vở. Ăn sáng xong, hai anh em cùng đi học. Ngôi trường khang trang chi cách nhà độ chừng cây số. Buổi trưa, khi mẹ nấu cơm, em cho gà ăn, thay nước uống cho chúng và lượm những quả trứng hồng bỏ vào chiếc giỏ nhựa lót rơm. Đàn gà mấy chục con, mỗi ngày đẻ hơn hai chục trứng là nguồn thu nhập thêm của gia đình em. Bữa cơm đơn giản với ba món: trứng chiên, đậu đũa xào và canh bí xanh nấu tôm khô. Ba mẹ con ăn rất ngon miệng. Mẹ em tranh thủ chợp mắt. Bé Mai cũng “tranh thủ” nằm gọn trong lòng mẹ. Em ra ngoài hiên, nằm đu đưa trên chiếc võng dù màu xanh lá cây của ba rồi cũng thiu thiu ngủ. Lúc em thức dậy thì mẹ đã đi làm. Nắng chiều chiếu chếch qua khung cửa sổ, in những sọc vàng trên nền gạch. Đã đến giờ tự học. Em xem lại những bài buổi sáng và giải mấy bài toán cô yêu cầu. Bé Mai cũng chăm chi học. Chi khi nào gặp chỗ khó Mai mới hỏi em.Buổi tối, mấy mẹ con quây quần trò chuyện. Mẹ nhắc nhiều về ba. Chúng em cũng mong Tết nhanh tới, ba sẽ được nghỉ phép về nhà. Mới nghĩ đến đây, em đã thấy vui hẳn lên ! Sau khi xem xong mục Thời sự và vườn âm nhạc trên tivi, em và bé Mai ngồi vào bàn học. Chuyện đó đã thành nếp. Em cố gắng rèn cho mình những thói quen tốt như biết sử dụng thời gian vào những việc làm có ích cho bản thân và gia đình. Em cảm thấy mình đã lớn lên nhiều.Bài 3:Chào các bạn! Tôi là Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 6B – trường Trung học cơ sở Chương Xá. Tôi đã bước vào một cấp học mới và cảm thấy mình thay đổi nhiều hơn khi bước vào năm học này- năm học mà tôi chính thức trở thành học sinh Trung học cơ sở. Và tôi bắt đầu trưởng thành hơn từ những hoạt động của mình trong một ngày.Buổi sáng, tôi không chờ mẹ gọi rồi nhõng nhẽo một hồi lâu như trước nữa, tôi đánh thức mình vào lúc 5 giờ 30 nhờ cô bạn đồng hồ mà mẹ mua cho tôi khi tôi lên lớp 6. Tôi đánh răng, rửa mặt, tập thể dục và tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Sau khi ăn sáng xong, tôi khoác trên mình bộ đồng phục mới và hào hứng đi đến trường lúc 6 giờ 30 bằng chiếc xe đạp đã gắn bó với tôi được 2 năm.
Lên lớp 6, chương trình học của chúng tôi không còn như trước, chúng tôi học theo tiết. Buổi sáng tôi thường học 4 tiết, sau mỗi tiết học chúng tôi được giải lao 5 phút. Vì đã rèn luyện thân thể và ăn uống đầy đủ trước khi đến lớp nên tôi học tập sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn.
Tan học, tôi về nhà lúc 10 rưỡi. Đây cũng là lúc mẹ đã chuẩn bị xong bữa trưa cho cả nhà. Tôi ăn cơm cùng gia đình, nghe và chia sẻ những câu chuyện của bố, mẹ và em. Tôi giúp mẹ rửa bát, dọn nhà trước khi nghỉ trưa. Bố tôi thường dặn hai chị em: giờ trưa các con nên nghỉ 1- 2 giờ, nên trong thời gian biểu của cả hai chị em đều có thêm dòng chữ: Nghỉ trưa 12 giờ 30 đến 13 giờ 30.
Sau giấc ngủ trưa, bố mẹ đi làm, tôi đánh thức em dậy, hai chị em tôi học bài. Đây là thời gian tôi xem lại bài lúc sáng được thầy cô truyền đạt, tôi cũng tranh thủ dạy em viết chữ và tập đọc. Khi đã hoàn thành việc học, tôi thường đọc những câu chuyện mà mình yêu thích. Trong giá sách của tôi luôn có: Dế Mèn phiêu lưu ký, Nỗi muộn phiền sau giờ học; Số phận của chú bé đánh trống; góc sân và khoảng trời… Tôi không cảm thấy chán nản bởi: đọc sách với tôi là một niềm đam mê.
Vào 5 rưỡi chiều, tôi và em cùng rửa ấm chén và lau nhà. Trước kia, mẹ thường làm công việc này sau khi ăn xong bữa tối, tôi đã học và làm được những công việc đó để giúp mẹ đỡ vất vả. Hơn nữa, kỳ nghỉ hè vừa rồi mẹ cũng đã dạy tôi nấu cơm, luộc rau. Trước khi mẹ về, tôi cũng đã làm xong những việc phụ đó. Niềm tự hào, vui vẻ hiện lên trên khuôn mặt của bố mẹ tôi sau giờ tan sở.
Tôi ăn tối cùng gia đình lúc 7 giờ 30. Chị em tôi nghỉ khoảng 30 phút sau khi ăn để chuẩn bị học bài. Tôi dành 2 tiếng buổi tối cho bài tập về nhà, bài tập nâng cao và chuẩn bị trước bài ngày hôm sau. Việc học đó giúp bản thân tôi nắm vững kiến thức hơn và luôn chủ động trước khi đến lớp.
10 giờ 30, tôi bắt đầu đi ngủ, tôi luôn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện: cổ tích có, ngụ ngôn có, chuyện về bà, về mẹ ngày xưa…Nhờ mẹ mà tôi ngủ ngon giấc hơn. Tôi cũng đã kết thúc một ngày như vậy! Chúng ta sẽ lớn lên bằng những hoạt động có nghĩa từng ngày đúng không các bạn?
Bài 4:Tôi là một đứa rất thích học toán, vậy nên sang lớp 8 tôi đã dự thi và đủ điểm vào lớp chọn Toán. Vì là lớp chọn nên các hoạt động phong trào được tổ chức và tham gia rất sôi nổi. Lớp tôi đã từng tham gia rất nhiều các chương trình tình nguyện cho Đoàn trường tổ chức, mỗi hoạt động đó đều để lại trong tôi rất nhiều kỉ niệm. Nhưng có một lần vào dịp 26/3 lớp tôi tổ chức thăm và tặng quà cho bạn Nguyễn Thành An, một học sinh của lớp. Bạn ấy liên tục là học sinh giỏi 4 năm và có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chúng tôi đã đến thăm gia đình bạn và tặng bạn một chiếc cặp đi học. Đó là lần đầu tiên tôi đến thăm gia đình có hoàn cảnh éo le đến như vậy. Thực sự, tôi rất xúc động và lớp tôi đã có một ngày với những trải nghiệm đầy ý nghĩa.
Ngày 26/3 sau khi dự mitting ở trường xong, chúng tôi bắt xe buýt từ trường đến nhà bạn An. Trên xe, chúng tôi nói chuyện rôm rả kể về hồi nhỏ nghịch ngợm như thế nào, mải chuyện quên cả xuống xe. Chúng tôi xuống bến cuối cùng ở Long Biên. Chúng tôi đi bộ theo An về nhà. Chưa bao giờ tôi thấy con đường lại dài đến thế, hết ngõ này đến ngách khác, đến giờ cho quay lại chắc tôi cũng không thể nhớ đường. Ai cũng hỏi An sắp đến nơi chưa, An mỉm cười nhẹ nhàng “sắp đến rồi các bạn ạ, chỉ một đoạn nữa thôi”. Sau 40 phút đi bộ thì chúng tôi cũng đã đến nhà của An. Cảm giác đầu tiên của tôi là, ngoài sự tưởng tượng, tôi chưa bao giờ nghĩ chỗ mà An chỉ chúng tôi được gọi là một ngôi nhà. Chỗ đó chỉ được dựng lên bởi những tấm ván, xung quanh thì che chắn bởi những cái bao tải. Đi vào trong thì có một cái phản và xung quanh thì treo xoong nồi, bàn học của An thì để vào một góc nhà, phía trước được dán mấy tờ lịch cũ. Cả lớp chúng tôi ai cũng ngỡ ngàng. An đã kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh gia đình bạn ấy. Bố An mất sớm do bị cảm đột ngột. Nhà chỉ có hai mẹ con, hàng ngày mẹ An đi bán rau ngoài chợ, tối về thì đi giúp việc cho ông bà cạnh nhà để kiếm thêm thu nhập. Hai mẹ con đã cố gắng từng ngày, bởi mẹ An luôn muốn An được học hành đầy đủ như các bạn. Mẹ đã dành tất cả sự hy sinh cho An. Nghe câu chuyện của An, tôi thực sự đã không thể kìm được nước mắt. Trước kia tôi đã nghĩ ai cũng như mình, chứ chưa bao giờ nghĩ đến bây giờ mà vẫn có những bạn có hoàn cảnh khó khăn giống như An. Nghĩ lại tôi cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân mình vì tôi có điều kiện sống hơn An nhưng lại không học giỏi bằng An. Bạn ấy thực sự rất đáng khâm phục. An nhận món quà của chúng tôi trong niềm xúc động nghẹn ngào. Nói chuyện với An một lúc thì mẹ An đi chợ về. Bác ấy nở nụ cười trìu mến và chào hỏi chúng tôi. Nhìn thân hình gầy gò của bác ấy tôi thấy thương lắm! Tôi hiểu rằng người mẹ ấy thật vĩ đại, đã hy sinh cả cuộc đời cho tương lai của con. Bác ấy mời chúng tôi uống trà xanh. Những chén trà rất mát và thấm đượm tình người. Ngồi trò chuyện với bác một lúc rồi chúng tôi xin phép ra về. An tiễn chúng tôi trở lại bến xe.
Con đường đến thì dài mà con đường về thì sao ngắn quá! Phải chăng cảm xúc của tôi vẫn còn nuối tiếc nơi đây. Ngồi trên xe buýt, tôi vẫn đang nhớ lại câu chuyện của hai mẹ con An. Nhiều cảm xúc đan xen lẫn lộn trong suy nghĩ của tôi. Một cảm giác buồn man mác, thương cho hoàn cảnh của An. Một cảm giác hổ thẹn với chính mình. Một cảm giác biết ơn cha mẹ và quyết tâm học tập. Chúng tôi đã có một ngày thật ý nghĩa để nhận ra nhiều điều. Tôi chắc chắn, các bạn ai cũng có suy nghĩ giống như tôi rằng rất nể phục bạn An, mong bạn ấy sẽ luôn cố gắng học tập để làm mẹ vui lòng. Còn riêng tôi, tôi sẽ coi An như một tấm gương để làm mục tiêu phấn đấu. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ thấy hài lòng về tôi. Cảm ơn An đã cho chúng tôi thêm sức mạnh!
Bài 5:
Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ phải một mình vất vả.
Khi trời vừa ló rạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.
Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn. Chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành chuồng như ganh tị với lũ gà. Tôi bảo:
– Đợi tí rồi cũng tới phiên chú mà!
Cho gà ăn xong tôi lấy cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà năm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Chờ bọn chúng ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và ra ruộng với bố tôi từ lâu. Tỏi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy, dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc kêu đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự ăn. Thấy vậy, tôi nói:
– Đề chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!
Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm. Ăn xong nó đòi tôi kể chuyện. Tôi bảo:
– Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.
Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuống với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:
– Mẹ, ăn cơm!
Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nó và hỏi:
– Ở nhà ai tắm cho con vậy?
Nó ngọng nghịu trả lời:
Chị… ai… (Chị Mai)
Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe.rồi ăn cơm.
Mẹ nói;
– Hôm nay con nấu cơm ngon quá!
Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình tôi sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.
Bài 6:
Trong lớp, tôi có tiếng là người biết bố trí công việc hợp lí. Tôi luôn sắp xếp công việc của mình trong ngày hôm đó rồi thực hiện theo kế hoạch. Một ngày hoạt động của tôi diễn ra rất đều đặn, ít khi tôi bị ùn công việc lại đến ngày hôm sau.
Hôm qua cô giáo giao bài tập về nhà rất nhiều, hầu hết các bạn trong lớp đều không hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Đối với tôi thì đó là chuyện nhỏ, tôi không những hoàn thành nhiệm vụ mà còn làm được nhiều việc hữu ích khác. Bạn Hoàng chạy đến bên tôi và hỏi:
- Bạn làm cách nào mà hoàn thành hết được bài tập cô giao thế, tôi thì còn bừa bộn ra đây?
– Vậy ư? Một ngày hoạt động của mình cũng bình thường như mọi người, như hầu hết các bạn trong lớp thôi. Không tin, mình vắt tắt cho mà nghe nhé! Ví dụ hôm qua, thứ năm, ngày làm việc căng nhất trong tuần của chúng ta. Mình đã dậy sớm, từ lúc 5h. Khi trời còn mờ mờ, tiếng đài truyền thanh của xã vừa dứt bản nhạc hiệu là mình đã dứt khoát ra khỏi chăn ấm, hít thở sâu vài hơi rồi làm vệ sinh cá nhân. Chạy thể dục quanh sân gạch đỏ au, rộng như sân bóng đá vài vòng, rồi vào tắm nước lạnh. Có hôm cao hứng phóng ra sông Nhuệ, ùm một cái, bơi sải hai, ba vòng. Phù sa mát thật tận da thịt, sảng khoái vô cùng. Tranh thủ ăn điểm tâm, vừa nghiền ngẫm những bài đã học kĩ tối qua. 6h30 lên xe, đạp tới trường mất khoảng từ 25 tới 30 phút.
Khi vào lớp học, mình đã chuẩn bị kĩ bài nên khi cô giảng mình hiểu bài rất nhanh. Nhưng mình tính hơi rụt rè nên ít khi dám mạnh dạn xung phong. Ngồi dưới, nhiều lúc rất mong thầy cô gọi lên bảng để có dịp thể hiện, để rồi nhiều khi lại tiếc vì cơ hội đã qua mất…
Tan học khoảng 11h30 thì đã đói mềm người, về đến nhà mẹ đã dọn cơm sẵn chờ, tôi chỉ cất cặp, rửa tay chân thay quần áo rồi ăn cơm. Việc rửa bát anh em mình đã phân công rõ ràng: Mỗi bữa một đứa, nhưng mình hay nhờ vả cô em gái đảm đang, lại hay thương anh, nể anh trai “quyền huynh thế phụ”. Đấy là một tật xấu của mình mà không biết đến khi nào mới sửa được triệt để. Nghỉ trưa độ 30 phút, từ 1h tới 5h, 6h mình thường làm các công việc sau đây, tùy ngày: cắt cỏ, chăn bò, nhổ mạ, bổ củi, chở than tổ ong… Nếu không có việc gì thì học bài, làm bài vào buổi chiều. Đá bóng vào các buổi chiều, với mình là hiếm, tháng độ một hai lần vào chiều thứ bảy hay chủ nhật. Này! Cậu thấy thế nào? Vừa dắt bò chầm chậm dọc bờ ruộng mươn mướt cỏ non vừa học thuộc thơ là nhanh vào lắm! Và rất lí thú nữa.
Gần tối mình thường giúp bố mẹ dọn sân thóc, sân ngô, bơm nước, tưới cây, cho gà ăn, đổ rác… Toàn là việc lặt vặt mà mình cũng luôn tay, luôn chân. Cả nhà vừa ăn tối vừa bật chương trình thời sự trên tivi. Ông bà, bố mẹ quây quần vừa uống nước chè, vừa theo dõi, bàn luận râm ran. Mình và cô em gái ngồi vào bàn học, làm bài một mạch đến 9h mới giải lao. Xem phim, nghe nhạc hoặc trò chuyện với bố mẹ một lúc. Học và làm bài tiếp cho đến 11h thì nghỉ hẳn. Ra sân làm vài động tác cho giãn xương cốt, lại đánh răng, rửa mặt và lên giường đánh giấc đến 5h sáng.
Công việc của tôi trong một ngày thường diễn ra như thế đấy, thời gian là vàng bạc nên tôi không lãng phí thời gian vào những việc không mục đích. Trong mọi công việc nếu ta biết sắp xếp hợp lí thì ta sẽ làm chủ được thời gian, làm được mọi việc theo kế hoạch mình đã định sẵn.
Bài 7:
Em là Trần Đức Tiến, học sinh lớp 8A trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, phường 4, thị xã Tân An, tỉnh Long An. Em là con trai lớn trong nhà. Dưới em là cô út Hoàng Mai, rất hay nhõng nhẽo nên có biệt danh là Mít Ướt. Ba em là bộ đội biên phòng, thường xuyên công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân xí nghiệp may xuất khẩu của tỉnh.
Hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nên em sớm biết lo. Buổi sáng, khoảng năm giờ rưỡi, khi chú gà trống nhà bác Mười kế bên cất tiếng gáy vang là em đã thức giấc. Dưới bếp, mẹ em đang nấu bữa sáng cho cả nhà. Tập thể dục xong, em chay bộ khoảng hơn cây số dọc theo quốc lộ. Khí trời mát mẻ, trong lành khiến em thấy khỏe khoắn hẳn ra.
Em bắt tay vào quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các thứ cho gọn gàng, ngăn nắp và nhắc nhở em gái chuẩn bị sách vở. Ăn sáng xong, hai anh em cùng đi học. Ngôi trường khang trang chỉ cách nhà độ chừng cây số.
Buổi trưa, khi mẹ nấu cơm thì em cho gà ăn, thay nước cho chúng và lượm những quả trứng hỏng bỏ vào chiếc giỏ nhựa có lót rơm. Đàn gà mấy chục con, mỗi ngày đẻ hơn hai, chục trứng là nguồn thu nhập đáng kể của gia đình em.
Bữa cơm đơn giản chi có ba món là trứng chiên, đậu đũa xào và canh bí xanh nấu tôm khô. Ba mẹ con ăn rất ngon miệng. Mẹ em tranh thủ chợp mắt. Bé Mai cũng “tranh thủ” nằm gọn trong lòng mẹ. Em ra ngoài hiên, nằm đu đưa trên chiếc võng dù màu xanh lá cây của ba rồi cũng thiu thiu ngủ.
Lúc em thức dậy thì mẹ đã đi làm. Nắng chiều chênh chếch qua khung cửa sổ, in những sọc vàng trên nền gạch. Đã đến giờ tự học. Em xem lại bài học buổi sáng và giải mấy bài tập về nhà. Bé Mai cũng chăm chỉ học. Chỉ khi nào gặp chỗ khó Mai mới hỏi em.
Buổi tối, mấy mẹ con quây quần trò chuyện. Mẹ nhắc nhiều về ba. Chúng em cũng mong Tết tới, ba sẽ được nghỉ phép về thăm nhà. Chỉ nghĩ đến thôi đã thấy vui biết mấy!
Sau mục thời sự và mục Những bông hoa nhỏ trên tivi, em và bé Mai lại ngồi vào bàn học. Chuyện đó đã thành nếp. Em cố gắng rèn cho mình những thói quen tốt như biết quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc làm cộ ích cho bản thân và gia đình. Em thấy mình đã lớn.
Soạn bài:luyện nói văn kể chuyện.(SGK Ngữ văn 6,trang 77)
1. Lập dàn ý cho bài sau:
a. Tự giới thiệu về bản thân:
MB:
– Lời chào và lý do kể.
– Em tên là Hoa học sinh lớp 6C trường THCS Phan Đình Phùng, gia đình em có 5 người, bố em, mẹ em, chị em, em, và em gái em.
TB:
– Sở thích của em là hát, múa…
– Sở đoảng: nấu ăn.
– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.
KB: Lời kết khi giới thiệu xong.
b. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
MB:
– Bạn ấy tên là gì, quê quan địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
TB:
– Lý do thích bạn ấy?
– Bạn ấy có những phẩm chất gì?
– Ngoại hình của bạn như thế nào?
– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
KB:
– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.
c. Kể về gia đình mình.
MB:
– Gia đình ở đâu?
– Gồm có mấy người?
TB:
– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
– Tính cách của bố, ẹm?
– Anh chị đang làm gì?
– Công việc ra sao?
KB: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?
d. Kể về ngày hoạt động của mình?
MB:
Thời gian diên ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
TB:
– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
KB: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Ví dụ về một bài:
Giới thiệu về gia đình:
Xin chào các bạn hôm nay tôi xin giới thiệu về gia đình của mình.Gia đình tôi gồm có 5 người bố tôi mẹ tôi, tôi chị tôi và em tôi.
Bố tôi là một kĩ sư xây dựng, mẹ tôi là nội trợ trong gia đình, chị tôi đang làm việc tại báo điện tử dân trí, tôi là học sinh lớp 6 C trường THCS Kim Liên, em gái tôi là học sinh lớp 3 trường tiểu học Kim Liên.
Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe cuộc giới thiệu của tôi, chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ.
1. Tự giới thiệu về bản thân:
Mở bài:
– Lời chào và lý do kể.
– Em tên là ,,,học sinh lớp ...trường ..........., gia đình em có ..... người,
Thân bài:
– Sở thích của em là hát, múa…
– Sở đoảng: nấu ăn.
– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.
Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong.
2. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
Mở bài:
– Bạn ấy tên là gì, quê quán địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
Thân bài:
– Lý do thích bạn ấy?
– Bạn ấy có những phẩm chất gì?
– Ngoại hình của bạn như thế nào?
– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
Kết bài:
– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.
3. Kể về gia đình mình.
Mở bài:
– Gia đình ở đâu?
– Gồm có mấy người?
Thân bài:
– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
– Tính cách của bố, ẹm?
– Anh chị đang làm gì?
– Công việc ra sao?
Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?
4. Kể về ngày hoạt động của mình?
Mở bài:
Thời gian diễn ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
Thân bài:
– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Lập dàn ý cho bài sau:
1. Tự giới thiệu về bản thân:
Mở bài:
– Lời chào và lý do kể.
– Em tên là Hoa học sinh lớp 6C trường THCS Phan Đình Phùng, gia đình em có 5 người, bố em, mẹ em, chị em, em, và em gái em.
Thân bài:
– Sở thích của em là hát, múa…
– Sở đoảng: nấu ăn.
– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.
Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong.
2. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
Mở bài:
– Bạn ấy tên là gì, quê quán địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
Thân bài:
– Lý do thích bạn ấy?
– Bạn ấy có những phẩm chất gì?
– Ngoại hình của bạn như thế nào?
– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
Kết bài:
– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.
3. Kể về gia đình mình.
Mở bài:
– Gia đình ở đâu?
– Gồm có mấy người?
Thân bài:
– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
– Tính cách của bố, ẹm?
– Anh chị đang làm gì?
– Công việc ra sao?
Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?
4. Kể về ngày hoạt động của mình?
Mở bài:
Thời gian diễn ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
Thân bài:
– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Bài tham khảo:
Kể về gia đình
Xin chào các bạn hôm nay tôi xin giới thiệu về gia đình của mình. Gia đình tôi gồm có 5 người bố tôi mẹ tôi, tôi, chị tôi và em tôi.
Bố tôi là một kĩ sư xây dựng, mẹ tôi là nội trợ trong gia đình, chị tôi đang làm việc tại báo điện tử dân trí, tôi là học sinh lớp 6 C trường THCS Kim Liên, em gái tôi là học sinh lớp 3 trường tiểu học Kim Liên.
Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe cuộc giới thiệu của tôi, chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ.