Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
dangkhoa pham
Xem chi tiết
Tiểu Linh Linh
21 tháng 12 2021 lúc 8:51

1.C

Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
21 tháng 12 2021 lúc 8:51

C

Chanh Xanh
21 tháng 12 2021 lúc 8:51

D.

A và C đúng

Trần Thị Lương
Xem chi tiết
NLT MInh
3 tháng 3 2021 lúc 18:47

Đã từ lâu, dân tộc ta luôn đề cao truyền thống hiếu học và vai trò của người thầy cũng như thái độ tôn sư trọng đạo luôn được đặt lên. Điều này được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên". Bên cạnh đó, những người bạn cũng có tầm quan trọng khôgn kém "Học thầy không tày học bạn". Vậy chúng ta nên hiểu 2 tục ngữ này như thế nào cho đúng.

 Trước hết, ta đến với câu tục ngữ 'Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ đã đề caotuyệt đối vai trò, vị trí quyết định của người thầy đối với học trò.  Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả .Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết.

 Thế nhưng, vai trò của người bạn được khẳng định như thế nào qua câu "Học thầy khôg tày học bạn". Câu tục ngữ đã đề cao vai trò của người bạn trong quá trình học tập của mỗi người. Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải giúp ta dễ tiếp thu hơn. Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống. 

Như vậy qua phan tích, có thể thấy hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về chuyện học. Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về tất cả mặt.

Vì vậy, bản thân mỗi người học sinh phải lựa chọn cho mình 1 cách học hiệu quả. Học sinh  không nên tuyệt đối hóa vai trò của thầy hay của bạn mà phải đồng thời kết hợp học tập ở cả thầy và bạn để từ đó đem lại kết quả cao nhất. 

 Con người muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình. Đồngthời phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

Buddy
3 tháng 3 2021 lúc 18:48

Dàn ý: 1. Mở bài:

- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.

2. Thân bài: * Giải thích câu: không thầy đố mày làm nên

- Đề cao đến mức tuyệt cú cú đối vai trò của người thầy đối với học sinh.

- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.

- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh * Giải thích câu học thầy không tày học bạn Không tày không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời (gian) gian của học sinh là học tập với bạn bè.

- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống. * Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ: - Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về chuyện học. -

Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về tất cả mặt. * Mở rộng: Cách học hiệu quả đối với HS

3. Kết bài: - Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.

- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

Cherry
3 tháng 3 2021 lúc 18:48
1. Mở bài: - Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. - Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau. 2. Thân bài: * Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên" - Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. - Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người. - Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh * Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn" - "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè. - Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống. * Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ: - Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. - Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt. 3. Kết bài: - Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình. - Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.  
Tâm Như
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Ngân
Xem chi tiết

Bước đi trên con đường đời, không thể thiếu những cánh tay dìu dắt con người ta trải qua những khó khăn, thử thách, và cánh tay của những người thầy, người dạy dỗ ta cũng là một trong số đó. Do đó, “Không thầy đố mày làm nên” chính là một trong những lời nhắn nhủ của ông cha ta đối với thế hệ con cháu.

Câu tục ngữ đơn giản nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa. “Thầy” ở đây là những người cho ta kiến thức, bài học về cuộc sống để con người có thể tư duy và phát triển, thực hiện những điều đúng đắn. Dùng một cách nói dân dã, “không thầy đố mày làm nên”, cha ông ta đã đề cao vai trò của những người thầy đối với cuộc đời của người, từ đó, khuyên nhủ con cháu cần biết kính trọng với những người đã giúp ta trong cuộc sống.

“Không thầy đố mày làm nên” là một câu tục ngữ có lẽ đã vô cùng phổ biến trong cuộc sống đối với mỗi thế hệ học sinh, sinh viên hay bất cứ con người nào về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Thật vậy, con người từ khi sinh ra chẳng phải là một cuốn từ điển bách khoa để có thể hiểu biết được tất cả mọi thứ, vì kiến thức là vô cùng vô tận, bên cạnh việc tự học, tự tìm hiểu thì cần có những người xung quanh cung cấp, chỉ bảo những điều hay, điều đúng đắn. Họ là những người thầy có ý nghĩa trong cuộc đời ta, chỉ cho ta những gì ta chưa biết, định hướng cho ta những gì ta đã biết, đóng một vai trò quan trọng trong chặng đường cuộc đời của ta. vforum.vn Vậy nên, khi con người tìm đến được thành công, thì không thể không kể đến công lao của những người thầy, người trợ giúp, người cung cấp tri thức cho ta.

Nếu cha mẹ là những người mở ra con đường đi đến thành công cho ta thì chính những người thầy – những người lái đò thầm lặng sẽ là những người đặt những viên gạch đầu tiên lên con đường ấy để ta có thể bước đi một cách vững trãi. Từ lâu, bên cạnh công lao sinh dưỡng của cha mẹ thì công lao dưỡng dục của người thầy cũng được nhân dân ta đề cao và coi trọng. Những người thầy lớn của dân tộc như Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Ký,...luôn được tôn vinh và kính trọng hay ngày lễ lớn Nhà Giáo Việt Nam 20-11 cũng là một dịp để các học trò tri ân, tôn vinh những người làm thầy, những người đã có công trong việc “trồng người”.

Nếu không có những người thầy mang lại ánh sáng của tri thức cho ta hay dìu dắt ta trên chặng đường của chính bản thân mình thì con người sẽ dễ dàng vấp ngã, từ bỏ hay mất niềm tin, động lực và vĩnh viễn chẳng thể nào đạt được thành công. Dó đó, cần phải biết ơn, kính trọng đối với những người thầy. Tuy nhiên, dù là một đạo lý truyền thống của dân tộc nhưng có nhiều cá nhân trong cuộc sống hôm nay vẫn có thói sống “ăn cháo đá bát”, họ vô ơn, bất kính đối với chính những người đã góp phần tạo nên thành công của họ, họ phủ nhận công lao dạy dỗ của những người thầy và cho rằng đó hoàn toàn là công sức của bản thân mình. Lối sống đó thật đáng lên án. Bên cạnh đó, cũng cần phải hiểu, tuy vai trò của người thầy trong cuộc sống của mỗi người là rất lớn thế nhưng không phải vì thế mà dựa dẫm hoàn toàn vào thầy, mà chính bản thân con người cũng cần không ngừng nỗ lực, cố gắng tiếp thu tri thức của người thầy và tự rèn luyện bản thân theo những gì mà thầy đã định hướng và chỉ bảo. Người thầy không phải là người tạo nên cuộc đời ta nhưng sẽ là người chỉ dẫn cho ta tạo nên cuộc đời chính mình.

Tuy đã ra đời từ bao đời nay nhưng câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Không thầy đố mày làm nên” quả thực là một lý lẽ vô cùng đúng đắn và có ý nghĩa tác động đến nhận thức và cách làm người của mỗi cá nhân trong cuộc sống, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cũng như biết bao thế hệ con cháu sau này, tiếp thu, nối tiếp đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời nay.

Phạm Minh Khang
7 tháng 3 2019 lúc 9:54

google co do

Phạm việt hoàng
Xem chi tiết
Yen Nhi
2 tháng 5 2021 lúc 12:30

Thông qua hai câu tục ngữ " Không thầy đố mày làm nên ", " Học thầy không tày học bạn " chúng ta có thể thấy rằng nó có mâu thuẫn với nhau, nhưng không phải thế đâu. Xem xét về điều khuyên răng, chúng ta thấy rằng :" Đó là những lời nói bổ ích cho con người siêng năng học tập. Bởi trong hai câu này, đều có những nội dung mà chúng ta nên học tập" Mỗi người cần phải học tập các thầy, các cô vì họ là những người đi trước, đã trải qua những bước đường chông gai. Tuy vậy, học thầy thôi vẫn chưa đủ, cần học hỏi thêm bạn vì bạn là người chung lứa tuổi, dễ gần gũi.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 7 2019 lúc 9:14

So sánh:

- Giống: đều đề cao việc học tập, học hỏi, chỉ có học tập, biết tìm thầy mới có thể thành tài, đóng góp được cho xã hội

- Khác:

   + Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục

   + Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè

- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 7 2019 lúc 10:34

Hai câu tục ngữ tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.

Dương Hoàng Anh Văn ( Te...
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
17 tháng 3 2018 lúc 12:45

Nó đều nói đến chuyện hok 

và nó bổ sung cho nha về nghĩa 

- câu 1 thì biết hok ở thầy 

- câu 2 khuyên chúng ta hok ở bn !! 

chúc bn hok tốt !!

Ahwi
17 tháng 3 2018 lúc 12:43

Nó bổ sung cho nhau

Cold Guy
17 tháng 3 2018 lúc 12:44

có quan hệ cghặtn chẽ

Ɲσ•Ɲαмє
Xem chi tiết
Đặng Viết Thái
21 tháng 3 2019 lúc 19:27

Câu thứ nhất: "Không thầy đố mày làm nên" 

+Người thầy: ở đây không chỉ riêng giáo viên trong trường mà ám chỉ cho tất những người đã cho ta những bài học và kiến thức. Như: ông, bà, cha, mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa. 
+Làm nên: nghĩa là sự thành công, thành đạt. 

Câu thứ hai: "Học thầy không bằng học bạn" 

+Người thầy: ở đây ảm chỉ duy nhất là giáo viên. 
+Bạn: ở đây không giới hạn ở bạn đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm VD: cha, mẹ, ông hàng xóm thậm chí là giáo viên. 

=>Từ định nghĩa thầy của "câu" 1 và "bạn" của câu 2 bạn sẽ thấy chúng ko hề mâu thuẫn. 

=>Chúng đang bổ sung cho nhau : Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn (tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta cũng là người mà ta yêu mến và kính trọng. 

Hàn Thiên Băng
21 tháng 3 2019 lúc 19:34

Câu thứ nhất : " Không thầy đố mày làm nên "

+ Người thầy : ở đây không chỉ riêng thầy giáo trong trường mà ám chỉ  cho tất cả những người đã cho ta những bài học và kiến thức như : ông , bà, cha,mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa

+Làm nên : nghĩa là sự thành công thành đạt

Câu thứ hai : "Học thầy không tày học bạn "

+Người thầy :  ở đây ám chỉ duy nhất là giáo viên

+Bạn : Ở đây không giới hạn bạn ở đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm như: cha,mẹ ,ông hàng xóm thậm chí là giáo viên

=> Từ định nghĩa "thầy" của câu 1 và "bạn" ở câu 2 bạn sẽ thấy  chúng không hề mâu thuẫn

=> Chúng đang bổ sung cho nhau đấy: Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn( tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta là những người mà ta yêu mến , kính trọng.

                                 _Hok Tốt _

TVG
Xem chi tiết

Hai câu tục ngữ trên  tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.

Khách vãng lai đã xóa
✰Nanamiya Yuu⁀ᶜᵘᵗᵉ
24 tháng 3 2020 lúc 20:04

Hai câu tục ngữ trên  tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.

Nguồn mạng

c tra mạng cs mà ))

Khách vãng lai đã xóa

giống tui ghê

Khách vãng lai đã xóa