Những câu hỏi liên quan
Quách Thu Ngân
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn Minh Thư
17 tháng 11 2023 lúc 18:22

Thầy Duy-sen là một nhân vật quan trọng trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Thông qua việc phân tích nhân vật này, chúng ta có thể nhận thấy những đặc điểm và vai trò của thầy Duy-sen trong câu chuyện.

Thầy Duy-sen được miêu tả là một người thầy giáo tận tâm và đầy tình yêu thương dành cho học trò. Ông có khả năng truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu và sáng tạo, giúp học trò hiểu và yêu thích môn học. Thầy Duy-sen không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người thầy tâm huyết, luôn quan tâm và chia sẻ với học trò về cuộc sống và những giá trị nhân văn.

Vai trò của thầy Duy-sen trong câu chuyện là một người thầy truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân vật chính là cậu bé Thạch Sanh. Thầy Duy-sen giúp Thạch Sanh khám phá và phát triển tiềm năng của mình, khơi dậy niềm đam mê và lòng tự tin. Ông không chỉ dạy kiến thức mà còn truyền đạt những giá trị nhân văn, giúp Thạch Sanh hiểu rõ về tình yêu, tình bạn và lòng nhân ái.

Thầy Duy-sen cũng là một người thầy có lòng nhân ái và sẵn lòng giúp đỡ những người khó khăn. Ông luôn tạo điều kiện cho học trò có hoàn cảnh khó khăn để tiếp cận kiến thức và phát triển bản thân. Thầy Duy-sen là một hình mẫu người thầy tốt, mang lại sự ảnh hưởng tích cực cho học trò và cộng đồng xung quanh.

Tóm lại, nhân vật thầy Duy-sen trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên" là một người thầy tận tâm, truyền cảm hứng và có lòng nhân ái. Vai trò của ông là tạo động lực và hướng dẫn cho nhân vật chính, đồng thời truyền đạt những giá trị nhân văn quan trọng. Thầy Duy-sen là một hình mẫu người thầy tốt, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn thông qua việc giáo dục và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.         đây nè bạn

Nguyễn Minh Dương
17 tháng 11 2023 lúc 18:27

Vũ Nguyễn Minh Thư

 Bn ko đc phép sử dụng phần mềm AI để trả lời câu hỏi trên diễn đàn hỏi đáp ạ.

Han Do
Xem chi tiết
Minh Nhân
7 tháng 2 2021 lúc 9:48

– Những đặc điểm của con người được gán cho các con vật trong truyện là: biết nói năng, suy nghĩ, mỗi con vật có tính cách riêng.

- Những câu chuyện về loài vật có cách viết tương tự: "Ếch ngồi đáy giếng"; "Đeo nhạc cho Mèo"; "Con hổ có nghĩa" ... đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật.

Nguyễn Nhật Nam 8A3
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 9:55

Tham khảo:

Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo nhiều sự thay đổi. Từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng đang bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên thờ ơ, ít quan tâm với cuộc sống của người khác, để "mạnh ai nấy lo", "phải ai tai nấy". Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người nếu sống không có tình thương thì chẳng khác gì loài vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” bởi vậy “cho và nhận” đã trở thành quy luật của cuộc sống. Khi làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên. Khi hai chữ "văn minh" chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ "tình người", đã biết đến cái "nghĩa vụ" của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy thì tại sao chúng ta những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà "văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời không cố gắng phát huy những nét đẹp của ông cha?

Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một "đất nước" nhưng chúng có chung một "biên giới" đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy. Đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa. Nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo. Và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được "thực hành" và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu. Đến ngày nay, điều đó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, "tối lửa tắt đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết. Ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự "trả thù" của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận "trả thù" của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn. Ví dụ như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân. Hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo" để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

Nguyễn Nhật Nam 8A3
3 tháng 10 2021 lúc 9:56

Giúp Mình Vói Plzz:((

 

Nguyễn Minh Uyên
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
21 tháng 11 2023 lúc 19:35

Nhân vật thầy Đuy- Sen trong tác phẩm Người thầy đầu tiên đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng sâu sắc. Từ nhân vật này chúng ta thấy được một vấn đề trong đời sống đó là lòng yêu thương và sự thấu hiểu.

Ai trong chúng ta cũng cần phải có lòng yêu thương và sự cảm thông đối với những người xung quanh đặc biệt là gia đình, người thân. Lòng sẽ chia, yêu thương, san sẽ giúp đỡ từ những điều nhỏ nhặt nhất. 

Một người mà có sự yêu thương thì luôn biết cảm thông, biết quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác. Họ sẽ luôn để ý đến từng biểu hiện của người xung quanh từ đó mf sẽ thấu hiểu được những việc làm của người khác.

Trong xã hội chúng ta hay như trong chính câu chuyện " người thầy đầu tiên" thì thầy Đuy- Sen cũng đã cảm thấy nhân vật An-tư-nai mồ côi cha mẹ, An-tư-nai phải sống với chú thím, bị thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Thầy Đuy-sen đã giúp đỡ để An-tư-nai có thể đi học. Trong kí ức của An-tư-nai, thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương.  Ngoài xã hội chúng ta cũng không ít khi bắt gặp những cảnh đời bất hạnh, đau khổ mà chúng ta cần phải yêu thương đùm bọc. Chỉ với một việc làm nhỏ nhỏ thôi cũng sẽ phần nào có thể xoa dịu đi nỗi đau ấy, để từ đó họ, những người gặp bất hạnh sẽ có thể vượt qua nó và phát triển hơn. 

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và lan tỏa được những thông điệp tích cực, tốt đẹp ra ngoài xã hội. Thầy Đuy-sen cũng vậy nhờ có những đức tính tốt đẹp đó mà thầy đã lan tỏa được tình yêu thương, trở thành một tấm gương sáng để các em học sinh noi theo. Nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người một con người đáng ngưỡng mộ và yêu mến.

Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Như câu hát mà chúng ta vẫn thường nghe " sống trong đời sống cần có một tám lòng".

Phan Văn Toàn
21 tháng 11 2023 lúc 19:35

chúc bạn học tốt

Linh Cung
Xem chi tiết
Tuấn Nguyễn
20 tháng 4 2018 lúc 17:56

a) Người thứ 1 làm được số sản phẩm là:

1200 x 40% = 480 (sản phẩm)

Người thứ 2 làm được số sản phẩm là:

1200 - 480 = 720 (sản phẩm)

b) số sản phẩm của người thứ hai bằng số phần trăm số sản phẩm của người thứ nhất là:

720 x 100 : 480 = 150%

Đáp số:...

Học tốt

Phan Tùng Dương
20 tháng 4 2018 lúc 18:06

Người 1 làm đc số sản phẩm là:

1200.40%=480(sản phẩm)

Người 2 làm đc số sản phẩm là:

1200-480=720(sản phẩm)

Số sản phẩm người thứ 2 bằng số phần trăm số sản phẩm người thứ nhất là:

720:480=1,5=150%

Trang Phan Thùy
20 tháng 4 2018 lúc 18:07

a, Số sản phẩm mà người thứ nhất làm được là 

1200 x 40%=480 (sản phẩm)

số sản phẩm người thứ 2 làm được là

1200-480 = 720 (sản phẩm)

b, Số sản phẩm của người thứ 2 bằng số phần trăm người thứ nhất là

720 x 100 : 480 = 150%

đáp số: a, 480 sản phẩm, 720 sản phẩm

b, 150%

DANH TÂM 7C
Xem chi tiết
van anh
1 tháng 1 2022 lúc 20:57

Người em yêu quý nhất trong gia đình chính là ba. Không yêu thương em giống như mẹ, ba dành cho em một tình yêu thật đặc biệt.

Ba em làm việc ở nhà in của tòa soạn báo. Công việc vất vả là vật nhưng ba vẫn luôn quan tâm đến gia đình. Ánh mắt hiền từ luôn dõi theo em đang chuẩn bị ăn uống, thay đồ đi học. Mỗi buổi sáng, ba thường ngồi đọc báo. Ba đọc đến những tin hỏa hoạn, động đất hay những tệ nạn xã hội, những tai nạn giao thông, liền đọc to lên cho cả nhà cùng nghe. Giọng ba thảng thốt, không còn trầm ấm như thường ngày mà lộ ra vẻ lo lắng, bất an. Lúc ấy, ba ngồi dựa vào thành ghế và thở dài. Cái dáng dong dỏng, cao cao ấy trong màu áo xanh công nhân chưa kịp thay làm em thấy chạnh lòng.

Khi đọc những chuyện lạ bốn phương, những truyện cười, giọng ba cười khanh khách. Những lúc ấy, em liền chạy đến xem ké tờ báo, ba vuốt đầu em và kể cho em nghe. Hai cha con cười sảng khoái, giúp em tỉnh táo hẳn cơn buồn ngủ, để bắt đầu cho một ngày học mới. Ba hỏi em có muốn đọc báo Nhi Đồng không, ba mua. Ba khuyên em nên thường xuyên đọc báo để nắm bắt được nhiều thông tin trong cuộc sống và rèn cách viết văn. Chính vì vậy mà khả năng viết văn của em ngày một tiến bộ. Những bài tập làm văn trên lớp của em luôn đạt được những điểm cao.

Ba đã giúp em trở thành một đứa trẻ yêu thích việc đọc. Em cảm thấy vô cùng tự hào về điều đó. Cũng như vô cùng tự hào về người ba của mình.

Văn Cảm Nghĩ Về Bố Hoặc Mẹ Hay Chọn Lọc – Bài 8

Cùng scr.vn tham khảo bài văn cảm nghĩ về bố hoặc mẹ hay chọn lọc với đầy đủ các ý chính sau đây nhé!

Đối với tôi ba tôi là một thần tượng vĩ đại. Ba rất nghiêm khắc, nhưng ba có một tấm lòng yêu thương gia đình vô bờ bến. Đi đâu làm gì ba cũng nghĩ đến chị em tôi. Tôi rất trân trọng và kính yêu ba.

Ba tôi năm nay đã bốn mươi bảy tuổi, ba tôi rất vất vả với gia đình, nhưng nhìn ba vẫn trẻ hơn nhiều so với tuổi. Tóc ba vẫn còn đen, họa hoằn lắm mới tìm thấy vài sợi tóc trắng. Ba tôi dáng người cao gầy, nhưng nhìn rất khỏe và nhanh nhẹn. Ba làm cán bộ ở một cơ quan nhà nước, công việc cũng vất vả nhưng ba điều tiết thời gian rất giỏi. Dù bận mải thế nào ba cũng dành thời gian tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ ba em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn, môn nào ba cũng giỏi. Gương mặt ba hao hao như hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.

Tan giờ làm ở cơ quan, ba đi thẳng về nhà, dọn dẹp nhà cửa đỡ đần cho mẹ, có ngày ba còn vào bếp làm món ăn cho cả nhà. Ba rất giỏi nấu nướng và nấu món nào cũng ngon. Xong việc ba em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn nhà em không rộng lắm nhưng có nhiều thứ cây trái. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.

Khi đêm đến, chị em tôi đã say trong giấc ngủ, ba vẫn loay hoay làm thêm một số công việc để tăng thu nhập cho gia đình. Ba đã không quản khó nhọc để lo cho cuộc sống của hai chị em.Ba thường nói với em rằng: dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.

Ba làm nhiều việc như vậy nhưng ba rất giỏi sắp xếp công việc nên ba vẫn có thời gian dắt chúng em đi dạo quanh xóm. Vừa đi, ba vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì ba cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em hết nhờ ba giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Ba đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.

Ba đã vất vả rất nhiều để lo cho cuộc sống của gia đình, ba đã dành tất cả tình yêu thương cho hai chị em tôi. Để đền đáp công ơn ấy, tôi sẽ chăm chỉ học tập tốt, xứng đáng với những gì ba đã hi sinh cho chúng tôi.
 

Taru-sama
Xem chi tiết
Tử Nguyệt Hàn
23 tháng 9 2021 lúc 13:26

Bài học đường đời đầu tiên
tác giả Tô Hoài (1920 - 2014)

- Tên khai sinh: Nguyễn Sen

- Quê quán:

Sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) - làm nghề thủ côngLớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Bút danh: Tô Hoài được tạo nên bởi 2 địa danh có ý nghĩa với cuộc đời ông là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Cuộc đời: từ khi còn là thanh niên ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn..., cũng có những lúc ông phải chịu cảnh thất nghiệp.

- Sự nghiệp văn chương:

Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và nhanh chóng được công chúng chú ý đếnÔng có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí...

- Tác phẩm tiêu biểu:

Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài. 1941)O chuột (tập truyện ngắn, 1942)Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1853)...

- Phong cách viết: tôn trọng sự thật trong đề tài, nội dung, sáng tác kết hợp với lối trần thuật tài hoa, vốn từ linh hoạt, các sáng tác của ông đều có sự kết hợp với các vùng miền khác nhau tạo nên nét sống động, hấp dẫn.

- Giải thưởng: năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật
 

tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí”

- Dế Mèn phiêu lưu kí:

Được in lần đầu năm 1941 - là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.Dung lượng: 10 chươngNội dung: kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé

2. Thể loại

- Bài học đường đời đầu tiên thuộc thể loại kí, nhưng về bản chất vẫn là một "tiểu thuyết đồng thoại" được sáng tạo chủ yếu bằng yếu tố tưởng tượng và nhân hóa.

3. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

- Trong đó PTBĐ chính là tự sự

4. Ngôi kể

- Ngôi thứ nhất, xưng "tôi"

- Tác dụng của việc dùng ngôi thứ nhất để kể chuyện: làm tăng thêm ý nghĩa của biện pháp nhân hóa đã được dùng lên Dế Mèn, khiến Dế Mèn như là một con người biết suy nghĩ và có hành động cụ thể đang tự miêu tả, tự kể về cuộc đời mình. Từ đó làm cho câu chuyện trở nên thân mật hơn, gần gũi hơn.

 

 

nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 13:27

Bài học đường đời đầu tiên: Tô Hoài.

Sông nước Cà Mau: Đoàn Giỏi

Tử Nguyệt Hàn
23 tháng 9 2021 lúc 13:27
I. Đôi nét về tác giả: Đoàn Giỏi (1925 - 1989)

- Quê quán: Châu Thành, Tiền Giang

- Bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lê, tuy nhiên ông thường dùng tên thật của mình (Đoàn Giỏi) hơn.

- Cuộc đời:

Những năm tháng chống Pháp, ông công tác trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin văn nghệ ở miền NamSau chiến tranh chống Pháp ông tập kết ra BắcTừ năm 1955 ông chuyển sang làm sáng tác và biên tập sách báo.Giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa I, II, III

- Sự nghiệp văn chương:

Ông viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân PhápĐề tài sáng tác: thường viết về thiên nhiên và con người Nam BộĐối tượng hướng đến: chủ yếu là các em thiếu nhiTác phẩm tiêu biểu: Những dòng thư máu Nam Kì (kí, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười (kịch thơ, 1949), Cá bống mú (truyện, 1946), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957)...II. Đôi nét về tác phẩm Sông nước Cà Mau

1. Xuất xứ

- Văn bản Sông nước Cà Mau (tên bài do người biên soạn đặt) trích từ chương XVIII của truyện Đất rừng phương Nam.

- Truyện Đất rừng phương Nam được sáng tác năm 1957 - là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi.

(Đôi nét về Đất rừng phương Nam: Truyện kể về quãng đời lưu lạc của bé An - nhân vật chính - tại vùng đất rừng U Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua câu chuyện về cuộc phiêu lưu của An, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống con người ở vùng đất cực Nam của tổ quốc. Đất rừng phương Nam đem đến cho bạn đọc những hiểu biết phong phú và lòng yêu mến đối với thiên nhiên và con người vùng đất ấy)

2. Thể loại

- Tiểu thuyết

3. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

- Trong đó PTBĐ chính là miêu tả

4. Ngôi kể

- Ngôi thứ nhất (bé An)

 

- Tác dụng: bé An vừa là nhân vật chính vừa là người kể chuyện, đem những gì xảy ra xung quang mình, đã mắt thấy tai nghe để kể với độc giả làm tăng sự tin cậy, thuyết phục, chân thực, hấp dẫn của hình ảnh trong tác phẩm.

Conan thời hiện đại
Xem chi tiết
Cô nàng cự giải
4 tháng 1 2019 lúc 15:20

Bút kí bạn nhé

TuiTenQuynh
4 tháng 1 2019 lúc 15:21

Thuộc thể loại truyện ngắn nha!!

Chúc em học tốt!!!

Conan thời hiện đại
4 tháng 1 2019 lúc 15:22

thế sao trên mạng ng thì ghi tr ngắn ng thì ghi tr dài vậy bn

Đào Hồng Phương
Xem chi tiết
๖²⁴ʱ๖ۣۜGà ๖ۣۜNɠố༉
5 tháng 1 2020 lúc 16:00

Hình ảnh những con vật miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện " Bài học đường đời đầu tiên"? 

-Những con vật được miêu tả trong truyện là:.....Dế Mèn, Dế Choắt... 

-Những truyện có cách viết tương tự Dễ Mèn phiêu lưu kí: 

+Vịt chị, Vịt em

+Võ sĩ Bọ Ngựa

+Ếch ngồi đáy giếng

..............................

Khách vãng lai đã xóa