Viết một đoạn văn nghị luận bàn về tác hại nghiện điện thoại của giới học sinh hiện nay
viết đoạn văn nghị luận nói về tác hại của bạo lực học đường hiện nay
TK ạ : Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
THAM KHẢO
Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
tham khảo
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa
Bài văn nghị luận: Một trong những tệ nạn xã hội nhức nhối hiện nay đối với học sinh là hiện tượng nghiện trò chơi điện tử( nghiện game:))).em hãy viết bài văn suy nghĩ về hiện tượng này.
Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.
Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…
Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.
Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.
Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.
Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.
Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.
Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.
Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?
Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.
Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.
Viết một bài văn nghị luận về việc sử dụng điện thoại của giới trẻ hiện nay
giúp mik với mn
giúp mik với đi
mik hứa tích cho
pờ li
I. Giới thiệu vấn đề
Tình trạng sử dụng điện thoại của học sinh trong thời gian gần đây. Sự ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh.II. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng điện thoại của học sinh
Vấn đề giảm chất lượng giấc ngủ của học sinh. Vấn đề ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng học tập của học sinh. Vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.III. Những giải pháp để giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh
Giáo dục và nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức. Học sinh cần phải có những thói quen lành mạnh khi sử dụng điện thoại. Phụ huynh cần có trách nhiệm giám sát việc sử dụng điện thoại của con em mình. Các trường học cần áp dụng chính sách nghiêm ngặt để giúp học sinh giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trong lớp học.IV. Kết luận
Tóm tắt vấn đề và các giải pháp đã đề xuất. Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chung tay giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh.Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, điện thoại thông minh ngày càng trở thành dụng cụ liên lạc và giải trí không thể thiếu trong đời sống con người. Đối với học sinh hiện nay, phần lớn đều sở hữu cho mình một chiếc điện thoại. Việc sử dụng điện thoại thông minh của chúng ta trong thời buổi hiện nay, sự phát triển của công nghệ số; con người đang “nghiện” nó, lệ thuộc vào nó. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại thông minh của học sinh ngày nay là một vấn đề được cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy không nhỏ.
Điện thoại thông minh là phương tiện liên lạc và giải trí phổ biến nhất hiện nay. Với những chức năng tiện dụng và mới mẻ nên hầu hết học sinh ngày nào cũng chơi điện thoại để nhắn tin, nghe nhạc, lên Facebook hoặc xem phim, … Cũng không quá khó để có được một chiếc điện thoại thông minh, chỉ cần 2 đến 3 triệu là có thể sở hữu được một chiếc điện thoại. Việc dễ dàng một cái điện thoại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay.
Điện thoại thông minh ra đời là thành quả, là bước tiến vượt bậc của con người về công nghệ. Có nó, cuộc sống con người chúng ta trở nên phong phú và dễ dàng hơn rất nhiều, những gì xa xôi cũng có thể trở thành gần gũi; đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí, giao lưu gắn kết của con người…
Đây là một hiện tượng phổ biến, đang có chiều hướng chi phối cuộc sống hiện đại của con người chúng ta trong thời đại ngày hôm nay.
Thực tế học sinh bảo sử dụng điện thoại để liên lạc với ba mẹ, bạn bè hay là tìm kiếm bài tập trên mạng nhưng đó là phần nhỏ của học sinh khi sử dụng điện thoại. Thật sự là điện thoại thông minh với mục đích giải trí là chính. Hiện nay, học sinh đi học còn mang cả điện thoại vào trong lớp để chơi game và nhắn tin trong khi thầy cô đang giảng bài. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và giảm lượng kiến thức mà các học sinh học trong giờ học đó.
Việc các bạn học sinh lạm dụng vào điện thoại quá nhiều, thậm chí còn xem những nội dung không lành mạnh và những phim tuổi mới lớn chưa được xem. Nhiều bạn có đùa bằng cách chụp hình khó coi của bạn rồi phát tán lên trên mạng. Nặng hơn là việc đánh nhau quay clip lại tung lên mạng làm ảnh hưởng đến thể diện của bạn và dẫn đến việc có ý định bỏ học hoặc tự tử.
Tuy nhiên, quá lệ thuộc vào nó, dễ nảy sinh những tiêu cực, những hệ lụy cho xã hội: Làm hao tốn thời gian quý báu của mình, khiến chúng ta không còn thời gian để quan tâm đến người khác, làm việc khác có ý nghĩa hơn, tích cực hơn, cần thiết hơn cho cuộc sống và công việc của mình. Tập trung vào nó quá mức cũng dễ làm cho chúng ta rơi vào sống ảo, dối nhau, lừa nhau, hãm hại nhau, có thể biến những người gần gũi nhất, thân yêu nhất trở thành xa lạ…
Sử dụng điện thoại quá nhiều có thể gây nghiện, khiến học sinh không thể tập trung học hành, khiến chúng ta mất thời gian vào những việc vô ích. Clement và Matt Miles đã viết trong cuốn sách của mình: “Thật thú vị khi nghĩ trong trường công lập hiện đại, nơi trẻ em đang được yêu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như iPhone, iPad thì những đứa trẻ con của Steve Jobs lại là một trong những thành phần duy nhất lựa chọn không tham gia”.
Bây giờ những đứa trẻ chỉ mới 3 – 4 tuổi thôi mà chúng có cả điện thoại ipad riêng để chơi. Các bậc cha mẹ làm vậy nghĩ rằng con sẽ ngồi yên để chơi nhưng không ai biết rằng chúng ta đang hại chúng. Việc sử dụng điện thoại quá lâu sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe chúng ta rất lớn.
Mỗi chúng ta, đặc biệt là thanh niên cần phải biết tận dụng sự phát triển công nghệ, áp dụng nó vào cuộc sống và công việc của mình nhưng đồng thời cũng biết điểm dừng. Sử dụng thời gian hợp lí khi ‘lướt nét” và cho những “Khoảnh khắc gia đình”. Hãy đặt điện thoại xuống trong một khoảng thời gian để sống thực hơn, trò chuyện cùng nhau, quan tâm đến nhau nhiều hơn. Hãy nói với mọi người bạn yêu mến họ thế nào và khiến họ cảm thấy được yêu thương. Và sau đó, bạn cũng sẽ nhận được tình yêu.
Sử dụng điện thoại là một hình thức giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian và có thể truyền tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh rắc rối nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại trong trường học nếu không thực sự cần thiết. Làm được như vậy thì điện thoại thông minh chúng ta mới thật sự có ích và giúp cho con người có thể thành công trong cuộc sống hơn.
ĐỀ 1:viết một đoạn văn nghị luận về vấn đề : " Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta! "
ĐỀ 2: viết một đoạn văn nghị luận về vấn đề : " Trang phục và văn hóa "
ĐỀ 3: viết một đoạn văn nghị luận về hiện tượng nghiện facebook trong giới trẻ hiện nay.
(Ai giúp mìk với!!!)
Đề 1: Bài Làm
Môi trường sống chính là căn nhà chung của con người, nó cho ta sự sống, cho ta một điều kiện để tồn tại, phát triển, khám phá, tận hưởng. Vậy, chúng ta hãy bảo vệ môi trường này vì điều đó cũng có nghĩa là bảo vệ chính cuộc sống của mình. Đây không phải là công việc của riêng bất kỳ một ai mà nó chính là trách nhiệm của tất cả cộng đồng người, những ai đang tồn tại trên trái đất này xin hãy chung tay, hãy bắt đầu từ chính gia đình của bạn, một tế bào của xã hội.
Hãy làm từ những việc nhỏ nhất, mỗi người trong gia đình, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ, ông bà, ba mẹ, con cái phải tự xây dựng cho mình một tác phong khoa học trong công việc cũng như sinh hoạt vì nó đang gắn trực tiếp đến môi trường. Mọi người hãy coi việc bảo vệ môi trường như công việc thường trực, như một thói quen thằng ngày vậy. Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc hết sức quan trọng, và hãy làm ngay trong gia đình chúng ta. Phải đặt việc này một cách thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi. Vận dụng tất cả mọi cách để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ lời nói đến hành động, hãy tuyên truyền thuyết phục và đưa ra những tấm gương.Người lớn trong gia đình chính là tấm gương tốt nhất cho con cháu, do đó ông bà, bố mẹ hãy là người đầu tiên bảo vệ môi trường, hãy phân tích, chỉ bảo và hướng con cháu đến hành động thiết thực. Hãy chủ động nhắc nhở và khuyên răn nghiêm khắc với những hành động tưởng chừng như nhỏ nhất, đôi khi lại là khiến con trẻ lạc lối. Nếu bạn nhìn thấy một đứa trẻ biết vứt rác đúng chỗ, đúng nơi quy định, và bạn tán dương, vỗ tay khen ngợi, một lời động viên tưởng đơn giản nhưng với nhận thức của đứa trẻ thì nó vô cùng to lớn. Điều này sẽ định hướng đúng đắn hành vi của con trẻ sau này. Hoặc khi con trẻ nhận được một lời nhắc nhở của người lớn về việc mình vứt rác không đúng nơi đúng chỗ, chúng sẽ biết điều đó là sai, không nên làm, cứ như thế trong đầu trẻ hình thành ý thức và nhận định, chúng sẽ biết sau này phải làm điều gì và không nên làm điều gì. Nhưng tại thời điểm đó, nếu như hành vi của con trẻ là đúng hoặc sai nhưng người lớn, ông bà, cha mẹ lại làm ngơ, thờ ơ, bỏ mặc hoặc cũng chính người lớn thực hiện những hành động vô tội vạ đó thì trực tiếp chúng ta đã thu vào trong trí óc trẻ. Và rồi ngày mai, ngày kia, cả sau này chúng sẽ vứt rác bừa bãi, hành động bừa bãi giống như chúng ta đã làm. Nói cách khác, việc người lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa trẻ, vì vậy, hãy hành xử đúng đắn, cúng bảo vệ môi trường từ chính bản thân chúng ta.
Có hàng trăm hàng nghìn cách và hành động để bảo vệ môi trường xung quanh. Cộng đồng cùng thực hiện đó là cách tốt nhất để tạo ra một ngôi nhà chung trong sach và tươi xanh. Dù là cách nào đi chăng nữa, trước tiên hãy xuất phát từ bản thân và gia đình, hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng giáo dục, bằng tuyên truyền, ngăn chặn. Gia đình là một tế bào trong cơ thể môi trường sống, tế bào có tốt thì môi trường mới mạnh khỏe được. Và khi tất cả các tế bào cùng hợp lại và xây dựng nên thì mới có thế bảo vệ được trái đất này. Đừng thơ ơ trước những hành động tưởng chừng như đơn giản nhất. Hãy lên án những hành vi sai trái, ngăn chặn những kẻ đang ngày ngày âm mưu hủy hoại môi trường. Dù chỉ là những việc làm nhỏ nhất.
Xã hội ngày càng phát triển đến chóng mặt, nhưng cũng kéo theo một hệ lụy đó là làm mất đi dần những giá trị truyền thống, hay chính là làm cho con người trở nên vô cảm, lãnh đạm hơn với những việc làm, những con người xung quanh và cộng đồng mà không biết việc làm đó ảnh hưởng to lớn đến thế nào với cuộc sống tương lai, sau này. Thức tĩnh ngay bây giờ là điều cần thiết vì một môi trường xanh-sạch- đẹp. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta.
đề 3:lấy luôn câu đầu làm câu mở bài
tb:-sau đó thì hãy nêu những tác hại mà facebook nêu ra như:
văng tục chửi bậy
nghiện nghập không thể bỏ
tàn phá về ý thức của mỗi con người
bị lừa bởi bọn cheat
không điều chỉnh được thời gian làm việc
hại mắt
không suy nghĩ về tương lai sau này
-rồi nêu cách khác phục:
nỗ lực tuyên truyền
phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là học sinh
2 câu cuối thân bài:hực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người.
KB:cứ nêu về tác hại khôn lường của facebook và bộc lộ cảm xúc của bạn về vấn đề này
đây là dàn bài ho bạn nhé tuy chưa từng dùng facebook
– Đi từ vấn đề phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, các mạng xã hội ra đời, trong đó có facebook.
– Có thể nói về tác dụng của fb trong vài dòng sau đó dẫn dắt đến vấn đề nghiện facebook của giới trẻ
Thân bài: triển khai các ý chính của hiện tượng nghiện facebook -) Facebook ?Nêu khái niệm facebook: fb là một mạng xã hội mà ở đó cho phép con người ta chia sẻ các trạng thái, hình ảnh cũng như tương tác với nhau một cách dễ dàng…
Như thế nào là nghiện facebook? Lên fb hàng ngày hàng giờ, phụ thuộc vào fb, không thể dứt ra khỏi facebook…
-) Hiện trạng nghiện facebook hiện nay Thực trạng của Facebook:– Là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là đối với giới trẻ: năm 2016 có 35 triệu tài khoản fb, trong đó có ¾ người dùng nằm trong độ tuổi 18-34.
– Tích cực: một phần giúp con người giải tỏa áp lực, kết nối với nhau, phục vụ cho công việc, cho cuộc sống…
– Tiêu cực: thông tin chưa được kiểm chứng nhưng lại được phát tán tràn lan, không kiểm soát chặt chẽ
Thực trạng nghiện facebook của giới trẻ– Ăn face, ngủ face, đi chơi cũng face, đi làm cũng face
– Phụ thuộc vào facebook: truy cập vào fb như một phản xạ tự nhiên và không dứt ra được
– Con số cụ thể: năm 2004. Facebook ra đời, đến năm 2013 thì mỗi ngày có khoảng 618 triệu người hoạt động trền fb. Không những thế, hơn 30 tỷ tin tức được chia sẻ và hàng trăm triệu hình ảnh được đăngtải
-) Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện facebook
Nguyên nhân khách quan– Gia đình: chưa quan tâm nhiều đến con cái, mải chạy theo kinh tế mà để mặc con cái
– Nhà trường: kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa kịp thời giáo dục học sinh của mình
Nguyên nhân chủ quan– Không đủ bản lĩnh để chống lại sự cám dỗ của fb
-) Hậu quả của hiện tượng nghiện facebook– Tiêu tốn quá nhiều thời gian: ảnh hưởng đến thời gian học tập, làm việc cũng như thời gian nghỉ ngơi
– Khiến cho cuộc sống bị đảo lộn: đắm chìm vào thế giới ảo, mất cân bằng trong cuộc sống.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe: ngồi máy tính hoặc sử dụng điện thoại lâu sẽ ảnh hưởng đến mắt. Ngoài ra, việc sử dụng thời gian ngủ để lướt fb làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
– Bị lợi dụng: bị ăn cắp thông tin cá nhân; bị lợi dụng để thực hiện các mục đích xấu
– Gây ra tâm lí hoang mang do các thông tin thật giả trên fb được đăng tải một cách lẫn lộn
– Nhiều người sử dụng fb như một công cụ để phục vụ cho mục đích xấu: nói tục, chửi bậy, gây mâu thuẫn, bôi nhọ danh dự người khác…
– Gây ra tâm lí ghét bỏ, mặc cảm, ghen tị, tự ti… do bị bôi nhọ danh dự
– Có nguy cơ tiếp xúc với các nguồn thông tin không lành mạnh
Bước 5: giải pháp– Nhà quản lý: cần phải tìm ra các giải pháp, công cụ làm lành mạnh môi trường facebook
– Gia đình, nhà trường: quan tâm, giáo dục, định hướng cho các em để sử dụng fb một cách hữu ích
– Bản thân giới trẻ: tỉnh táo, làm chủ bản thân trước fb, không sử dụng fb vào những mục đích thiếu lành mạnh. Trang bị kiến thức, kĩ năng để hfinh thành khả năng phân tích và lựa chọn thông tin giữa những thứ tràn lan trên facebook.
Kết Bài :– Nhấn mạnh lại một lần nữa hiện tượng nghiện facebook trong giới trẻ hiện nay.
– Đưa ra lời nhắn nhủ: hãy sử dụng fb một cách thật thông minh.
Bài 1 : em hãy viết một đoạn văn nghị luận về vấn đề học tủ , học lệch trong giới học sinh hiện nay?
Tham khảo :
Học tập là quá trình trang bị tri thức giúp mỗi chúng ta bước vào cuộc sống một cách tự tin và trở thành một công dân mẫu mực, một con người văn minh. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi mỗi con người cần trang bị cho mình những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, do một số yếu tố khách quan và áp lực thi cử, thường xảy ra tình trạng các bạn học sinh học tủ, học lệch, dẫn đến những hệ luỵ cho chính các bạn sau này.
Học lệch là hiện trượng phổ biến hiện nay. Các bạn học sinh thường tập trung học các môn tự nhiên (toán lý hoá) mà thiếu quan tâm đến các môn xã hội, hoặc có quan tâm cũng không đến nơi đến chốn. Tâm lý chung của các bạn đều muốn "đủ sống" trong các kỳ thi, kỳ kiểm tra. Ngoài các bạn luyện thi trong đội tuyển học sinh giỏi thì đa số các bạn học lệch vì áp lực của kỳ thi đại học, cao đẳng. Do sự phân hoá về việc làm và thu nhập trong xã hội, một số nhóm ngành có thu nhập cao như dầu khí, tài chính, ngân hàng…đều được các bậc phụ huynh ngắm đến và hướng cho con em mình quyết tâm giành một suất trong trường đại học. Một số môn như tin học, ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để xin việc nên cũng được các bạn chú trọng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trườn, còn một số môn phụ, ít quan trọng hơn thì các bạn hầu như bỏ qua hoặc ít quan tâm đến.
Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến "thiếu cân bằng" về tư duy.
Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.
Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tư nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán.
Viết một đoạn văn nghị luận vận dụng các thao tác nghị luận "động cơ đến trường học tập" trong học sinh hiện nay
Bài 1: Từ văn bản :"Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy) bàn về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
Bài 2: Từ văn bản :"Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy) bàn về hiện tượng bạo hành trẻ em hiện nay.
Bài 1: Từ văn bản :"Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy) bàn về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.
Bài 2: Từ văn bản :"Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy) bàn về hiện tượng bạo hành trẻ em hiện nay.
VIẾT 1 BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CHỨNG NGHIỆN FACEBOOK CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY .
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật là sự phát triển của các mạng xã hội, giúp con người kết nối với nhau tốt hơn, có thể chia sẻ với nhau nhiều điều hơn trong cuộc sống. Và Facebook là một trong số đó. Theo một nghiên cứu, hơn 70% người dùng Internet ở Việt Nam dùng Facebook. Đây có thể coi là một con số khổng lồ. Tuy nhiên, trong số những người sử dụng Facebook, có những người không biết cách khồng chế bản thân, khiến cho mình bị “nghiện” sử dụng facebook. Đây lại là một điều không nên chút nào. Vậy, như thế nào là “nghiện” facebook? Và “nghiện” facebook sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta?
Đầu tiên chúng ta cần hiều thế nào là nghiện facebook? Facebook là một mạng xã hội cho phép chúng ta chia sẻ trạng thái, hình ảnh và tương tác với nhau rất dễ dàng. Bạn có thể kết nối facebook mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối mạng. Chính vì tiện lợi như vậy, có rất nhiều bạn trẻ và thậm trí là cả những người lớn tuổi bị nghiện facebook. Họ lên facebook hàng ngày, hàng giờ, cập nhật mọi thứ của mình lên facebook. Nếu như chỉ một thời gian ngắn không thể lên facebook, họ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bồn chồn. Nhiều người cố gắng từ bỏ facebook vì nhận thấy mình mất quá nhiều thời gian vào nó, nhưng không thể thành công. Khi học bài các bạn có thể thấy rất buồn ngủ, nhưng các bạn có thể lên facebook xuyên đêm mà không cảm thấy chán hay mệt mỏi. Đó chính là những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nghiện facebook. Nghiện facebook sẽ khiến cho bạn cảm thấy phụ thuộc vào nó, muốn đăng mọi trạng thái, hình ảnh của mình lên để “khoe” với bạn bè trên facebook.
Vậy nghiện facebook có ảnh hướng thế nào tới chúng ta? Chúng ta đều biết, cái gì quá cũng đều không tốt. Và việc sử dụng facebook cũng vậy. Nghiện facebook sẽ khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian. Các bạn học sinh bị nghiện facebook sẽ chỉ lúc nào cũng chăm chăm dùng điện thoại và máy tính để vào facebook, mà không để ý đến học tập hay những chuyện xung quanh. Có bạn bị bố mẹ cấm đã trốn học ra quán điện tử để lên facebook tán gẫu với bạn bè, hay thậm chí tán gẫu với những người mà chúng ta không hề biết gì ngoài tên họ dùng trên facebook. Và vì tốn rất nhiều thời gian vào việc lên mạng, việc học hành của các bạn sẽ sa sút dần. Không chỉ thế, nhiều bạn lên facebook quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian ngủ quá ít sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và sinh ra bệnh tật khác. Việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính và điện thoại cũng sẽ ảnh hướng tới mắt của bạn. Vậy, ảnh hưởng đầu tiên và gây hậu quả nghiêm trọng nhất, đó chính là ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của các bạn, khiến cho gia đình và thầy cô, bạn bè lo lắng.
Tiếp theo, đó chính việc bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thứ có hại trên facebook. Trên facebook cũng chính là một xã hội thu nhỏ. Ở đó cũng có rất nhiều người tốt,kẻ xấu. Có rất nhiều những lời bình luận không có văn hóa, hay những hình ảnh không lành mạnh, các trang mang nội dung không tốt, kích động tinh thần và tư tưởng của lứa tuổi chúng ta – lứa tuổi chưa có suy nghĩ, lí tưởng đúng đắn, dễ bị kích động. Ngoài ra, ảnh hưởng của “cư dân mạng” thông qua facebook là rất lớn. Có rất nhiều bạn chỉ vô tình đăng ảnh lên facebook, rồi bị lấy ảnh để chế với những lời lẽ không lịch sự khiến cho các bạn bị ảnh hưởng về tinh thần, sau đó sẽ dẫn đến những hậu quả đau lòng mà chúng ta không lường trước được.
Vậy, chúng ta phải làm thế nào để không nghiện facebook? Hoặc là “cai” được facebook? Đầu tiên, chúng ta cần phải có một sự quyết tâm cao độ. Ở Mỹ, đã có những “trại cai nghiện facebook”. Những người ở đó không có một phương tiện nào cả để lên facebook. Sau một thời gian, những người ấy ra khỏi đó và họ không con nghiện facebook. Nhưng nếu không có một tinh thần vững vàng, các bạn sẽ bị tái nghiện ngay thôi. Hãy nhờ những người thân, bạn bè nhắc nhở mỗi khi mình dùng facebook quá nhiều.
Facebook đang ngày càng có rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng facebook đúng cách. Hãy trở thành một người sử dụng facebook thông minh để có thể tận dụng những lợi ích của facebook mà vẫn có thời gian học tập, làm việc một cách tốt nhất.