viết bài văn tả cảnh bà con lao động vui vẻ
Viết lại câu văn trong bài tả cảnh bà con nông dân lao động rất vui.
viết lại một câu văn trong bài tả cảnh bà con nông dân lao động rất vui
Sáng sớm em thức dậy thì đã thấy bà con thôn mình đang gặt lúa rất vui vẻ
Câu văn nào trong bài tả cảnh bà con nông dân lao động rất vui?
A. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
B. Bà con xã viên đã đổ nhau ra đồng cấy mùa, gặt chiêm.
C. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.
Viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của con người lao động .
Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.
Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, do huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào số khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cố ra đề kiểm tra tim, mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một "Lương y như từ mẫu".
Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đế sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.
Bác Hải là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.
Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: "Chào bác Hải, trưa rồi mà vẫn không nghỉ tay à?"
Bác Hải đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác rám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".
Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân, những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.
Bài Mẫu Số 3: Tả Một Người Lao Động Đang Làm Việc, Công Nhân, Nông Dân, Thợ Thủ Công, Bác Sĩ, Y Tá, Cô Giáo, Thầy Giáo
Cánh đồng lúa quê em đã vào mùa thu hoạch các bác nông dân ngày ngày ra đồng gặt lúa, mang về những hạt thóc vàng ươm sau những ngày tháng vất vả.
Từ sáng tinh mơ, các bác nông dân đã ra đồng. Ra đồng các bác rẽ theo các hướng khac nhau, ai về thửa ruộng nhà nấy. Nhìn xa xa, ai cũng giống nhau. Vì mùa này trời rất nắng nên các bác mặc áo dày, đội nón trắng, khuôn mặt trùm kín bằng một chiếc khăn chỉ để lộ đôi mắt. Dụng cụ đã chuẩn bị xong, các bác bắt đầu công việc gặt lúa. Đàn bà lom khom cắt lúa còn đàn ông thì tuốt lúa. Tay trái các bác nâng từng bông lúa, tay phải cầm liềm cắt lúa xoèn xoẹt, đôi bàn tay mềm mại, thoăn thoắt tưởng như các bác đang múa. Từng bước chân nhịp nhàng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Lúa cắt xong được các bác xếp ngay ngắn thành từng đống rất gọn gàng. Lúa được cắt mỗi lúc một nhiều. Tiếng tuốt lúa vang lên rộn ràng cùng nhịp thở của các bác. Các bác đứng dậy vươn vai, quay lại nhìn thành quả lao động của mình. Nét mặt ai cũng vui. Mặt trời lên cao dần, Khi đã thấm mệt, các bác đứng lên nghỉ giải lao, ngồi uống nước đá, ăn vội cái bánh mì mà người nhà mới mang đến. Đâu đó vang lên những lời hát ngọt ngào của các cô gái làm xua đi những mệt nhọc. Sau ít phút giải lao, mọi người lại bắt tay vào việc. Càng về trưa nắng càng gay gắt mọi người ai cũng thấm mệt nhưng tranh thủ làm cho xong công việc. Mồ hôi rơi xuống nghe thánh thót, lưng áo ướt đẫm. Thỉnh thoảng, các bác lấy nón quạt phành phạch xua tan đi cái nắng nóng cứ vô tình chiếu xuống cánh đồng trống trải. Lúa trên ruộng cũng được gặt xong.
Vào mùa gặt, ai cũng bận rộn. Những hạt lúa chắc nịch, vàng ươm đã được đưa về nhà. Các bác nông dân phấn khởi vì vụ mùa bội thu.
Đúng 7 giờ kém 5 phút, cô giáo Thủy đã ôm cặp đứng trước cửa lớp. Ngoài 30 tuổi, cô mang vẻ đẹp đoan trang trong chiếc quần âu màu đen, áo sơ mi hoa rất nhã. Ba tiếng trống trường vang lên, cô liền bước vào lớp. Cô đứng thẳng, nở nụ cười tươi đáp lại chúng em khi cả lớp đứng nghiêm rang chào cô. Cô đặt cặp sách lên bàn, đi một vòng quanh lớp xem xét. Cô khen tổ trực nhật làm tốt, lớp rất sạch.
Hôm nay học Tập đọc bài thơ “hành trình của bầy ong”. Cô cầm phấn nắn nót viết lên bảng tên bài thơ và tên tác giả. Rồi cô đọc mẫu, cô lưu ý cách đọc. Bạn Quỳnh, bạn Thông, bạn Vĩnh được cô lần lượt gọi đọc. Cô khen, cô cho điểm tốt. Sau đó, cô gợi ý cho chúng em cảm thụ, tìm hiều bài thơ. Cô giảng về hành trình và những nơi ong đến tìm hoa. Cô nói con ong là hiện thân của tinh thần lao động cần cù, cửa đức tính kiên nhẫn , tích lũy và sáng tạo:
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào
Cô nói: Hoa nở rồi hoa tàn; hết mùa hoa này sẽ tiếp đen mùa hoa khác. Cái quý của con ong là tích lũy cho người bao mật ngọt sau mỗi mùa hoa:
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
Ánh mắt, nụ cười, giọng đọc, lời giảng của cô Thủy trong giờ Tập đọc làm em nhớ mãi
Mọi ng giúp mình giải bài này với "em hãy viết bài văn tả lại cảnh một buổi lao động ở trường"
Viết bài văn tả lại cảnh sinh hoạt (giờ ra chơi, buổi lao động, quyên góp... ).
Thật khó để có thể nói hết được ý nghĩa của mái ấm gia đình, khó có thể dùng từ ngữ nào diễn tả được sự hạnh phúc của một tổ ấm đầy yêu thương.
Em luôn cảm thấy may mắn vì gia đình của em là một gia đình hạnh phúc, dù ban ngày mỗi người một công việc ở những nơi khác nhau nhưng đến tối là tất cả đều tụ họp đông đủ sum vầy bên nhau.
Gia đình em gồm bốn thành viên, bố mẹ em và chị gái của em, sau khi tan làm và tan học mọi người trở về nhà cùng nhau dọn dẹp. Bố thì tưới cây, chị thì quét sân, còn em phụ mẹ nấu cơm, bữa cơm tối luôn thịnh soạn nhất, mẹ nấu nhiều món ngon ai cũng thích ăn. Nhà em thường ăn cơm lúc 7 giờ tối, cả nhà quây quần bên chiếc bàn tròn nhỏ ở giữa nhà bếp, mọi người ăn rất ngon miệng và vui vẻ. Sau khi ăn và dọn dẹp bát đĩa xong cả nhà lại cùng nhau quây quần trong phòng khách, em cùng chị gọt hoa quả mời bố mẹ và cả nhà cùng ăn, chuyện trò rất vui vẻ. Bố hỏi em và chị ngày hôm nay đi học như thế nào, dù có điểm thưởng hay không bố vẫn khen và tặng em một cái thơm. Công việc của bố mẹ tuy rất mệt và căng thẳng nhưng khi về nhà bố mẹ lại là những người tươi vui nhất, không hề than vãn dù nửa lời, chỉ lắng nghe lời kêu của con cái rồi mỉm cười động viên.
Em nhận ra dù chỉ là khoảnh khắc gia đình sinh hoạt ngắn ngủi buổi tối nhưng đó chính là thứ keo tốt nhất gắn kết tình cảm gia đình.
Khi chứng kiến cảnh sinh hoạt và lao động tấp nập , vui vẻ quanh giếng nước ngọt ở dìa đảo tác giả thấy thế nào ? Vì sao ?
Bài Cô Tô SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2
Đoàn thuyền đánh cá
Câu 1 : Khổ thơ đầu miêu tả cảnh biển vào lúc nào? Cách miêu tả đó có gì hay ?
Câu 2 : Công việc lao động của người đánh cá rất soi động, vui vẻ. Những câu thơ nào nói lên điều đó ?
Câu 3 : Hình ảnh nào nói lên vẻ dẹp huy hoàng của biển ?
A : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
B : Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
C : Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Giúp mình với
Viết 1 đoạn văn 4-5 câu nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Em duoc sinh ra va lon len trong mot gia dinh ngheo o nong thon. Vi vay hon ai het em.hieu rate ro ve su vat va cua nhung nguoi lao dong. Mot buoi chieu, thay troi mat, em ra ngoai dong choi. Oi, canh thien nhien que huong em dep qua. Nhung canh dep ma lam cho nguoi ta CAM thay yeu que huong biet bao. Nhung chu bo beo mum mim thung thang gam co. Chi gio nhe nhang mang nhung con gio mat toi cho nhung nguoi nong Dan can man. Nhung co lua thuot tha nghieng nga nhu dang mua. Cac bac nong Dan cham chi, can man Bat tung con sau, xoi tung tac dat. Nhung canh dep ay hoa quyen voi nhau tao nen mot buc tranh day mau sac.