Viết đoạn văn ngắn 10-15 dòng nêu cảm ngận của em về 2 câu thơ " dập dìu tài tử giai nhân - ngựa xe như nước áo quần như nêm"
Viết đoạn văn ngắn 10 -15 dòng nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:
Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêmCảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả thật sinh động, mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam:
Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm- Tết thanh minh, mọi người tập trung đi tảo mộ, họ là những nam thanh nữ tú đi sửa sang lại phần mộ của người thân . Không khí thật đông vui, rộn ràng được thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình (Dập dìu, Ngựa xe, giai nhân – tài tử, áo quần…). Câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển ….
- Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, náo nhiệt. Một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông.
Trong câu thơ “Dập dìu tài tử, giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm” gợi tả điều gì?
A. Các bậc tài tử, giai nhân đông đúc, ồn ào
B. Ý chỉ trai tài gái sắc đi hội đông đúc, nhộn nhịp
C. Ý chỉ người và xe ngựa đông đúc, chật chội như nêm
D. Cả 3 đáp án trên
Giúp mik với:
Viết đoạn văn ngắn <10-15 dòng> nêu cảm nhận của iem về 2 câu thơ:
"Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm."
Ai nhanh mik tick cho nha
- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả thật sinh động, mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam:
Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm
- Tết thanh minh, mọi người tập trung đi tảo mộ, họ là những nam thanh nữ tú đi sửa sang lại phần mộ của người thân . Không khí thật đông vui, rộn ràng được thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình (Dập dìu, Ngựa xe, giai nhân – tài tử, áo quần…). Câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển ….
- Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, náo nhiệt. Một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông.
nêu cảm nhận nha chứ ko phải viết cả bài văn đâu ^ ^
Cho đoạn trích dưới đây:
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Đoạn trích trên tả gì?
A. Tả Thúy Vân
B. Tả Thúy Kiều
C. Tả cảnh
D. Không có yếu tố miêu tả
Hãy tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích sau đây:
a,
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
a, Thanh minh, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yên thanh, bộ hành, tài tử, giai nhân
Trong đoạn “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều), Nguyễn Du có viết:
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xa như nước, áo quần như nêm.
a. Tìm 4 từ ghép Hán Việt trong đoạn thơ trên.
b. Câu thơ nào có 2 kết cấu chủ -vị?
c. Chỉ ra những từ láy trong đoạn thơ. Những từ láy đó giúp em hình dung một ngày lễ hội như thế nào?
giúp em với ạ
Đề 1 : viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 8-15 câu ) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ BÁNH TRÔI NƯỚC
Đề 2 : viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 8-15 câu ) Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ :
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Tham khảo!
Đề 1:
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.
Cho đoạn thơ sau:
"Thanh minh trong tiết tháng ba"
Lễ là tảo mộ ,hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm"
Câu 1 Tìm 4 từ ghép Hán-Việt
Tìm 3 từ láy
Câu 2 Câu thơ nào là câu ghép?
Phân tích cấu trúc ngữ pháp để làm rõ
Câu 3 Câu thơ nào là câu tồn tại?
Câu 4 Câu thơ nào là câu trần thuật đơn có mô hình CN-VN?
Làm gấp cho mk nhé mk cần gấp cảm ơn!!!
Câu 1:
- Từ ghép Hán Việt: thanh minh, tảo mộ, đạp thanh, tài tử giai nhân
- Từ láy: nô nức, dập dìu, sắm sửa
Câu 2:
- Câu thơ là câu ghép:
Lễ // là tảo mộ, hội // là đạp thanh.
CN VN CN VN
Câu 3: Câu tồn tại là câu: Dập dìu tài tử giai nhân.
Câu 4: Câu là câu trần thuật đơn: Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Đọc kĩ các câu sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du), chú ý những từ in đậm:
a) – Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
b) – Được lời như cởi tấm lòng,
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay.
– Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.
Tra từ điển tiếng Việt (chẳng hạn Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, 2002) để biết nghĩa của từ xuân, từ tay trong các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Từ “xuân”
+ Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của năm mới
+ Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ
Từ “tay”
+ Nghĩa gốc: bộ phận trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm
+ Nghĩa chuyển: giỏi về một chuyên ngành, một lĩnh vực nào đó
→ Sự chuyển nghĩa của từ theo hai phương thức: ẩn dụ, hoán dụ.