Hai nam châm để ở gần nhau, chúng đẩy nhau.Hãy chỉ ra phương và chiều của hai nam châm đó?
Giup mình với ạ <3
Cảm ơn nhé
Đặt hai cực của hai nam châm lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực khác tên
B. Hai cực xa nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên
C. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên
D. Câu C và B đúng.
Đáp án: A
Khi đưa các cực của nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, khác tên thì hút nhau
Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện lay chiều chạy vào nam châm điện ở hình 35.3 SBT?
A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
B. Miếng nam châm chỉ bi nam châm điện đẩy ra.
C. Miếng nam châm đứng yên không bị hút, không bị đẩy.
D. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy
Chọn câu D. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.
Khi có dòng điện xoay chiều chạy trong nam châm điện thì mỗi khi dòng điện đổi chiều thì nam châm đổi từ cực. Do đó miếng nam châm liên tục bị nam châm điện hút, đẩy (dao động).
Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau. Hãy chỉ rõ tên các cực của kim nam châm và hai thanh nam châm.
Dựa vào chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm. Ta xác định được tên các cực của kim nam châm và hai thanh nam châm như hình.
Hình 23.6 SGK cho hình ảnh từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ chiều của chúng.
Các đường sức từ có chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực Nam của nam châm bên phải.
Hình vẽ dưới đây biểu diễn các đường sức từ của hai thanh nam châm đặt gần nhau. Hãy chỉ ra tên hai cực của hai thanh nam châm này.
A. Cả hai cực đều là cực Bắc
B. Cực 1 là cực Bắc, cực 2 là cực Nam
C. Cực 1 là cực Nam, cực 2 là cực Bắc
D. Cả hai cực đều là cực Nam
Từ phổ có hướng đi ra từ hai cực 1 và 2 ⇒ Cả 2 cực đều là cực Bắc
→ Đáp án A
C3 - Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau (hình 21.3). Quan sát hiện tượng cho nhận xét.
C4 - Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau. Có hiện tượng gì xảy ra với các nam châm?
C3 : Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì cực Bắc của kim nam châm sẽ bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.
C4 : Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau, các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.
Thí nghiệm:
Treo thanh nam châm thẳng bằng hai sợi chỉ lên thanh ngang của giá đỡ, để cho thanh nam châm nằm cân bằng. Đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần một đầu thanh nam châm được treo (Hình 18.4). Sau đó đưa cực kia của nam châm lại gần thanh nam châm được treo. Mô tả hiện tượng xảy ra.
Hiện tượng xảy ra:
+ Khi đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần một đầu thanh nam châm được treo thì thấy chúng hút nhau.
+ Sau đó đưa cực kia của nam châm lại gần thanh nam châm được treo thì thấy chúng đẩy nhau.
Câu nào dưới đây nói về lực từ là không đúng ?
A. Lực từ tương tác giữa hai thanh nam châm có các cực cùng tên đặt thẳng hàng đối diện sát nhau là các lực đẩy cùng phương ngược chiều.
B. Lực từ tương tác giữa hai dây dẫn thẳng song song đặt gần nhau có dòng điện không đổi cùng chiều chạy qua là các lực đẩy vuông góc với hai dây.
C. Lực từ do nam châm tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có thể là lực đẩy hoặc hút tuỳ thuộc chiều dòng điện và chiều từ trường.
D. Lực từ tác dụng lên hai dây dẫn thẳng song song đặt gần nhau có dòng điện không đổi ngược chiều chạy qua là các lực đẩy vuông góc với hai dây.
Đổi đầu của một trong hai nam châm rồi đưa lại gần nhau. Có hiện tượng gì xảy ra với các nam châm?
Các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.