Những câu hỏi liên quan
Thu Ngân
Xem chi tiết
o0o nhật kiếm o0o
7 tháng 10 2018 lúc 21:28

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

Bình luận (0)
Pham Minh Hoang
7 tháng 10 2018 lúc 21:29

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam

Bình luận (0)
nguyên thảo
Xem chi tiết
Phạm Bảo Châu (team ASL)
12 tháng 10 2020 lúc 22:14

Hành động Lý Thông cướp công Thạch Sanh là một hành động vô cùng trắng trợn. Lý Thông đã đem đầu quái vật dâng nộp Triều đình, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm Quận công. Lòng tham vô đáy, mờ mắt vì danh lợi bổng lộc mà anh bán rượu đã “khôn ngoan” đánh lừa đứa em kết nghĩa để cướp công một cách “tài tình”. Quận công đã “chém” được Chằn tinh sao lại không bắt được Đại bàng? Muôn trở thành phò mã, Lý Thông lại dấn sâu vào tội ác bằng mưu mô mới. Hắn rất “khôn ngoan” tổ chức hội hát xướng mười ngày để “nghe ngóng”. Đứng đến ngày thứ 10, quan Quận công đã tìm được đứa em “kết nghĩa”. Lần thứ hai, Lý Thông đã xảo quyệt cướp công Thạch Sanh. Hắn rất nhẫn tâm và dã man sai quân lính vần đá lấp kín hang để giết Thạch Sanh, người đã xông pha nguy hiểm chém trăn tinh, giết đại bàng, cứu nàng công chúa, để Lý Thông được giàu sang, vinh hiển. Hành động sai quân lính lấp hang cho thấy anh bán rượu hiện nguyên hình là kẻ táng tận lương tâm, đôi bàn tay thấm đầy máu và nước mắt đồng loại.
Tiếng đàn thần là một yếu tố hoang đường kì diệu tạo nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích “Thạch Sanh”’, nó mang ý nghĩa như một biểu tượng về sức mạnh công lí. Tiếng đàn thần được Thạch Sanh gảy lên trong ngục tối đã chữa được bệnh “câm” của nàng công chúa, đã vạch mặt chân tướng xảo quyệt của Lý Thông trước Triều đình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Katty Nguyễn
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
21 tháng 10 2016 lúc 9:45

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

Bình luận (2)
Đức Nhật Huỳnh
21 tháng 10 2016 lúc 9:47

Bài làm

Thạch Sanh là một truyện cổ tích kì diệu nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Hình ảnh chàng dũng sĩ chém Trăn tinh, bắn Đại bàng; cây đàn thần, niêu cơm thần của chàng dũng sĩ đã đem đến cho thế giới tuổi thơ bao kỳ thú, bao giấc mơ đẹp.

Thạch Sanh là con Trời. Vợ chồng Lục ông hiền lành, tốt bụng, gần xa ai ai cũng quý mến. Ngọc Hoàng đã thương tình cho thái tử xuống trần đầu thai. Khác với người trần, Thạch Sanh nằm trong bụng mẹ (Lục bà) nhiều năm mới cất tiếng chào đời. Yếu tố hoang đường ấy tạo nên chất kỳ diệu của truyện ca ngợi tính phi thường của Thạch Sanh. Vợ chồng Lục ông đã được Ngọc Hoàng thương cho đứa con trai khôi ngô tuấn tú nối dõi tông đường. Đó là niềm tin của dân gian: ở hiền gặp lành.

Mọi thứ hạnh phúc đều có giá và phải trả giá. Con đường của Thạch Sanh cũng đầy gian truân. Phải chăng Ngọc Hoàng thử thách Thái tử? Mồ côi cả bố lẫn mẹ. Nhà nghèo, một túp lều ở gốc đa. Chỉ một chiếc búa cùn, chỉ có một nghề kiếm củi độ thân. Tuổi thơ chàng bơ vơ, thật đáng thương! Thiên thần đã đến với đứa con mồ côi: dạy võ nghệ, các phép thần thông biến hoá, và trao cho chiếc búa thần. Qua các chi tiết hoang đường ấy, nhân dân gửi gắm bao ước mơ: phải có sức mạnh vô địch để sống, để tồn tại, để chiến thắng!

 

Cuộc đời Thạch Sanh là những năm tháng đầy gian truân thử thách, chiến công nối tiếp chiến công.

Thạch Sanh đến miếu thần là để thế mạng cho Lý Thông. Nhưng chàng đâu có biết? Trăn tinh là một yêu quái khổng lồ, có nanh sắc, có nọc độc, có sức mạnh ghê gớm, lại biết tàng hình, lắm phép lạ, người đời khiếp sợ, vua quan chịu bó tay. Trăn tinh xuất hiện bất ngờ khi Thạch Sanh đang lim dim mắt nằm ngủ... Trong thế bị động, nhưng Thạch Sanh cực kỳ dũng cảm, tài trí đã dùng phép lạ và búa thần giáng trả quái vật. Trăn tinh bị Thạch Sanh chém giết, bị cắt đầu, bị bổ xác. Chàng thu được một bộ cung tên vàng. Thạch Sanh đã diệt trừ quái vật, trừ hậu hoạ cho nhân dân. Chàng dũng sĩ có thêm vũ khí mới: cung tên thần. Thạch Sanh đã có búa thần đế đánh gần, đánh ở tầm thấp, giờ đâý lại có thêm cung tên thần, đế đánh ở tầm cao, tầm xa. Thử hỏi, kẻ thù nào địch nổi chàng dũng sĩ?.

Đại bàng là một kẻ thù rất nguy hiểm vì nó ở trên trời, lại có hang sâu bí mật. Thái tử con vua Thuỷ tề còn bị Đại bàng bắt sống, giam giữ trong cũi sắt! Công chúa con vua còn bị Đại bàng quắp đi giữa thanh thiên bạch nhật trong lễ hội kén phò mã trước mắt bá quan văn võ và đông đủ anh tài trong thiên hạ! Thạch Sanh chỉ bắn một mũi tên vàng đã làm cho Đại bàng bị trọng thương. Lần theo vết máu, dũng sĩ tìm đến hang ổ ác điểu. Đại bàng có mỏ sắc, vuốt nhọn, có sức mạnh ghê gớm lao tới mổ, cắn xé Thạch Sanh. Vung búa thần giáng trả, dùng cung tên thần bắn mù hai mắt quái vật. Đại bàng bị giết, bị phanh xác. Một kẻ thù nguy hiểm nữa của nhân dân đã bị chàng dũng sĩ tiêu diệt! Chiến công diệt Đại bàng là một kì tích vì Thạch Sanh đã cứu được nàng công chúa và Thái tử con vua Thuỷ tề. Chiến công chấn động cõi đời mà còn vang động tới vương quốc Thuỷ tề. Từ thuỷ phủ trở về, Thạch Sanh chỉ cầm trong tay một cây đàn thần làm kỉ niệm một chuyến viễn du thú vị. Chàng lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương. Với chàng dũng sĩ thì vàng bạc châu báu cũng như dinh thự nguy nga, của ngon vật lạ đều trở nên xa lạ. Túp lều gốc đa là nơi chàng đã sinh ra, lớn lên, với bao kỷ niệm buồn vui. Thạch Sanh trở về gốc đa, một tình tiết, phải chăng nói lên quan niệm nhân sinh tốt đẹp của nhân dân thời xưa: Một túp lều tranh, một trái tim vàng?

Với Thạch Sanh, cây đàn thần không phải là một nhạc cụ để mua vui mà là một vũ khí vô cùng linh nghiệm. Nơi chàng đánh đành, gảy đàn là trong ngục. Tiếng đàn để giãi bày. Tiếng đàn như một thứ "thần dược" làm cho công chúa đang bị câm nghe tiếng đàn mà nói lên được! Nhờ tiếng đàn mà chàng dũng sĩ đưọc gặp lại người đẹp, rồi được minh oanh, để vạch trần bộ mặt thật của Lý Thông, tên bán rượu xảo quyệt, cướp công, độc ác, âm mưu hãm hại người... Thạch Sanh không dùng búa thần, cung tên thần để giao tranh với tướng sĩ 18 nước chư hầu, mà chỉ dùng đàn thần để lui giặc. Đó là tiếng đàn hoà bình. Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện Thạch Sanh.

Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, kẻ đã cướp công và hãm hại mình. Hành động ấy thể hiện đức dộ lượng, lòng nhân ái bao dung cao đẹp.

Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hoá, chàng dũng sĩ đã chém Trăn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, tai hoạ cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hoà bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa, chàng đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay


 

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Hà
3 tháng 7 2017 lúc 10:30

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm.Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.

Bình luận (0)
Tokagu_1601
Xem chi tiết
Cô Gái Họ Lê
Xem chi tiết
Ahwi
2 tháng 10 2018 lúc 21:59

Giàn ý : 

- Dũng cảm trải qua nhiều thử thách ,khó khăn gian nan

- Phẩm chất thật thà , yêu hòa bình và giàu lòng vị tha

- Tuy bị phản bội bởi người anh , Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, kẻ đã cướp công và hãm hại mình

- Nhân vật còn thể hiện 1 điều : cái thiện sẽ chiến thắng cái ác

...

Bình luận (0)
Phan Thị Hồng Ánh
2 tháng 10 2018 lúc 22:05

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý:Chàng là Thái Tử con của Ngọc Hoàng được sai xuống đầu thai.Và được sinh ra trong 1 gia đình nông dân nghèo đã cao tuổi mà chưa có con.Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chàng đã chém chằn tinh giúp dân và lấy được bộ cung tên vàng ở chỗ nó.Chàng còn bắn đại bàng cứu được công chúa cho nhà Vua,chàng còn cứu Thái Tử con vua Thủy Tề ở dưới nước và được tặng 1 cây đàn kì diệu để đánh đuổi quân của 18 nước chư hầu.Vì những chiến công đó nên Thạch Sanh được cưới công chúa làm phò mã và được vua truyền ngôi.

Bình luận (0)
nguyên thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diệp
23 tháng 10 2020 lúc 20:07

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thông, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hồ Tùng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
1 tháng 8 2023 lúc 11:00

Một số ý:

- Giới thiệu nhân vật Sơn Tinh:

+ Từ lâu những câu chuyện truyền thuyết đã gần gũi, gắn bó với ta tử thuở nhỏ tựa như mảnh hồn của dân tộc Việt. Và một trong số đó là Sơn Tinh - Thủy Tinh. Em ấn tượng nhất với nhân vật Sơn Tinh.

- Ngoại hình: cao ráo, săn chắc, khỏe mạnh.

- Tài năng: là thần núi Tản Viên - Thánh Tản.

+ chỉ tay đến đâu núi rừng mọc lên đến đấy, muông thú đầy đàn. 

=> Rất giỏi giang.

- Trong cuộc thi tài với Thủy Tinh - thần nước để được cưới Mỵ Nương - con gái Vua Hùng thứ 18, Sơn Tinh đã nhanh nhẹn khi trời vừa hửng sáng đã đến trước cổng thành với tất cả lể vật cầu hôn công chúa. 

- Thủy Tinh đến sau không cưới được Mỵ Nương lập tức đuổi theo và kêu binh tướng đánh Sơn Tinh để đòi lại Mỵ Nương.

+ Hai thần đánh nhau long trời lở đất, khi Thủy Tinh làm phép dâng nước lên định dìm chết Sơn Tinh thì anh làm phép cho núi dâng cao cản nước. Thủy Tinh càng làm nước dâng cao, Sơn Tinh càng làm núi mình cao hơn. 

=> Kết quả: Thủy Tinh chịu thua trước sức mạnh, sự tài năng của Sơn Tinh.

- Tổng kết:

+ Ý nghĩa truyền thuyết: lý giải cho việc lũ lụt từ hình ảnh Thủy Tinh và chống lại lũ lụt của dân ta từ hình ảnh nhân vật Sơn Tinh.

Bình luận (0)
Kochou Shinobu
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Dũng
15 tháng 5 2020 lúc 15:54

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Minh Đức Lê
Xem chi tiết
Xuân Hùng 7.1
6 tháng 4 2022 lúc 14:02

Nhân vật Dế Mèn- qua lời kể ѵà miêu tả rấт chi tiết c̠ủa̠ tác giả Tô Hoài.Hình ảnh chú Dế hiện lên với một vẻ ngoài cường tráng.Dế Mèn có những đặc điểm ngoại hình rấт được chú ta ưa nhìn.Nào Ɩà đôi càng, râu, cánh … thể hiện lên một sự hùng dũng.Nhưng cũng chính vì bản tính xốc nổi c̠ủa̠ tuổi “thanh niên” mà dế Mèn thường không coi ai ra gì.Cũng chính vì mọi người nể mình mà chú ta càng kiêu ngạo, xem mình Ɩà nhất.Cũng vì một lần trót dại trêu chị Cốc, mà dế Mèn đã Ɩàm cho người bạn hàng xóm c̠ủa̠ mình phải ra đi.Qua đó, em thấy dế Mèn cũng có phần đáng thương, Dế Mèn sau khi mất đi người bạn hàng xóm c̠ủa̠ mình đã tự nhận ra lỗi lầm ѵà rút ra bài học đầu tiên cho mình.

Bình luận (2)
Vũ Quang Huy
6 tháng 4 2022 lúc 14:04

tham khảo

Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng  bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sowjxk hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.

Bình luận (0)