Những câu hỏi liên quan
Thảo My
Xem chi tiết
阮草~๖ۣۜDαɾƙ
11 tháng 9 2019 lúc 20:12

1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì:

 - Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân.

- Ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại.

2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

3. 

Sức mạnh của gươm thần được thể hiện:

Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.Không phải trốn tránh, không thiếu lương đói khổ như trước mà nghĩa quân tìm giặc mà diệt, lấy kho lương của giặc mà dùng.Cuối cùng gươm thần mở đường đánh tràn ra mãi giải phóng đất nước. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước

4. 

Long Quân cho đòi gươm khi nghĩa quân đã đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, khi đất nước đã thái bình không cần gươm nữa mà cần dụng cụ đế sản xuất.Cách trả gươm: Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

5. 

Ý nghia của truyện Sự tích Hồ Gươm:

Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)Dân gian muốn giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
Bình luận (0)
Darlingg🥝
11 tháng 9 2019 lúc 20:13

Câu 2 (Trang 42 SGK) Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

Bài làm:

Lê Lợi nhận được gươm báu trong hoàn cảnh đặc biệt:Đức Long Quân không trực tiếp đưa cho ngài mà thông qua nhân vật Lê Thận. Việc Lê Thận tìm thây được gươm báu khi kéo lưới, còn Lê Lợi lại thấy chuôi gươm chứng tỏ sự hòa hợp giữa nhân dân và người đứng đầu (Lê Lợi).Các bộ phận của gươm báu khớp vào với nhau, lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ "thuận thiên", tượng trưng cho sức mạnh trên dưới đồng lòng của nhân dân ta. Sức mạnh đó đà làm nên chiến thắng chông lại kẻ thù xâm lược. Cách trao gươm như vậy vừa có ý nghĩa kì lạ song linh thiêng và sâu sắc. Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Xem toàn bộ: Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm - văn 6 tập 1

Bình luận (0)
Huy Nguyễn
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
5 tháng 10 2018 lúc 8:57

a. Thần Kim Quy xuất hiện giúp sức chính là sự phù trợ của thần linh, đây là sức mạnh truyền thống, thể hiện sự đồng tình của thần linh trước tâm ý và nghĩa khí của người đứng đầu - Lê Lợi. Lê Lợi thực sự thành tâm, tập hợp lực lượng để chống giặc ngoại xâm thì tất yếu nhận được sự ủng hộ từ mọi phía.

b. Hình tượng thanh gươm chính là sức mạnh của sự tập hợp sức mạnh của toàn dân, của cả người lãnh đạo và nhân dân. Trong đó, chuôi gươm tìm thấy trên rừng là biểu trưng cho sức mạnh của Lê Lợi - người đứng đầu. CÒn lưỡi gươm được tìm thấy dưới nước, do Lê Thận vớt được, chính là biểu trưng cho sức mạnh của nhân dân.

c. Việc vua tìm thấy chuôi gươm và lưỡi gươm ở cả trên rừng, dưới bể chính là biểu trưng cho việc tập hợp của mọi lực lượng, mọi nguồn sức mạnh, của hồn thiêng sông núi. Kể cả việc khi thần Kim Quy hiện lên đòi trả gươm báu khi đất nước thái bình cũng là điểm hoàn kết. Khi đất nước thái bình thì sẽ không cần đến gươm báu nữa, tránh gươm đao để đất nước mãi thái bình thịnh trị...

Bình luận (0)
Ayame
Xem chi tiết
phuong
15 tháng 9 2018 lúc 15:28

Nhận gươm ở Thanh Hóa là nhận gươm ở nơi xuất phát của cuộc khởi nghĩa. Trả gươm ở Đông Đô là trả gươm nơi cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Chỉ khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi thì Long Quân mới đòi gươm. Nếu trả gươm ở Thanh Hóa thì có nghĩa là cuộc khởi nghĩa thất bại (vì Lê Lợi không vào được Đông Đô để lên ngôi vua). Truyền thuyết sẽ có ý nghĩa phê phán Lê Lợi không làm tròn sứ mạng.

bạn tham khảo nha

Bình luận (0)
Ngoc
15 tháng 9 2018 lúc 15:29

Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn
15 tháng 9 2018 lúc 15:29

ko có tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn kiếm

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 7 2018 lúc 9:24

Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long:

- Cảnh trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng:

     + Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm

     + Khi Rùa Vàng nổi lên thấy gươm động đậy, Lê Lợi hiểu ý, nhà vua trả gươm

     + Rùa Vàng ngậm gươm và chìm xuống nước

- Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết bị thay đổi:

     + Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm

     + Vua Lê Lợi thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô- hợp lí

Bình luận (0)
libra love aquarius
Xem chi tiết
Phương Thảo
15 tháng 12 2016 lúc 15:53

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.


 

Bình luận (0)
nguyen le duy
Xem chi tiết
Nguyen Le Thuy Duong
14 tháng 10 2019 lúc 21:38

Nếu Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ bị giới hạn vì lúc này Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long và Thăng Long tượng trưng cho cả nước.Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước,của toàn đân

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Sơn
14 tháng 10 2019 lúc 21:39

theo mình là :

Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở hô Gươm - Thăng Long . Nếu lê lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyện sẽ bị giới hạn .Bởi vì lúc này Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long và Thăng Long là thủ đô  tượng trưng cho cả nước . Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành THăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước của toàn dân

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
8 tháng 9 2016 lúc 19:47

Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra.

Bình luận (0)
Heartilia Hương Trần
18 tháng 9 2016 lúc 8:58

Nếu Lê lợi trả gươm ở thanh hoá thì sẽ ko giải thích được tên gọi của Hồ Gươm(Hồ Hoàn Kiếm). Và cũng là để le lợi báo công với Long quân

Bình luận (0)
Thảo Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoàng Linh
23 tháng 3 2022 lúc 8:19

chi tiết tưởng tượng,kì ảo là: con rùa biết nói ,rùa hiểu tiếng người

những chi tiết đó làm cho bài văn đo hay và hấp đẫn cuốn hút người đọc 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hải Ngọc
Xem chi tiết
Đinh Nguyễn Hải Ngọc
29 tháng 9 2016 lúc 19:23

Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ bị hạn chế rất nhiều. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã lên ngôi vua và đóng đô ở kinh thành Thăng Long. Để việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới giải thích được nguồn gốc tên gọi của Hồ Gươm và thể hiện được tư tưởng yêu hoà bình cùng tinh thần cảnh giác của dân tộc ta.

Bình luận (0)
Đinh Nguyễn Hải Ngọc
29 tháng 9 2016 lúc 19:23

Nếu để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì truyện sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân đánh giặc của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh, gươm hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước.

Bình luận (0)
Đinh Nguyễn Hải Ngọc
29 tháng 9 2016 lúc 19:23

đây mnha

Bình luận (0)