Những câu hỏi liên quan
Lê Phương Thảo
Xem chi tiết
Vũ Thùy Linh
Xem chi tiết
Lâm Việt Phúc
12 tháng 10 2017 lúc 20:32

to ngu van

cho ngu dau Hoc
Xem chi tiết
ánh nguyệt nguyễn vũ
15 tháng 3 2016 lúc 22:32

là lượm nhỏ nhắn vui tươi hồn nhiên chân thành rất dễ thương dễ mến( hk biết đúng hk nha)ngaingung

ánh nguyệt nguyễn vũ
15 tháng 3 2016 lúc 22:33

giờ mới học tới đây thôi ah

 

cho ngu dau Hoc
16 tháng 3 2016 lúc 20:12

hoc wa lau roi

 

tun2004
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
26 tháng 10 2017 lúc 20:59

câu 1:

a) lợi ích:

- tiêu diệt 1 số sâu bọ gây hại

- dùng làm thuốc để ngâm rượu

b) tác hại

- gây ngứa ngáy cho người và động vật

- hút máu của động vật

câu 3:

- cơ thể gồm 3 phần: phần đầu, ngực, bụng

- phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

Vo Thi Minh Dao
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
1 tháng 4 2017 lúc 9:44

1. chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Nguyễn Thị Hồng Ngọc
1 tháng 4 2017 lúc 9:49

2. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

Ví dụ: nhiệt kế y tế. Công dụng: đo nhiệt độ cơ thể con người

nhiệt kế rượu. Công dụng: đo nhiệt độ khí quyển

nhiêt kế thủy ngân. Công dụng: đo nhiệt độ trong các phòng thí nghiệm,...........

Nguyễn Thị Hồng Ngọc
1 tháng 4 2017 lúc 9:53

3. Băng kép hoạt động vào sự dãn nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau nên khi bị hơ nóng, thanh kim loại nào nở vì nhiệt nhiều hơn thì ở bên ngoài, thanh kim loại nào nở vì nhiệt ít hơn thì bên trong. Vậy khi bị hơ nóng, băng kép sẽ cong về phía thanh kim loại nở ít hơn vì có lực ép của thanh nở lớn hơn làm cong băng kép.

Ngoc Bích
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
22 tháng 2 2018 lúc 22:20

Nguyên nhân:

– Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

Thực trạng:

– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

Biện pháp bảo vệ:
– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.

Hà Yến Nhi
22 tháng 2 2018 lúc 22:27

C4.

Tài nguyên biển của nước ta gồm các loại chính như:

+ Tài nguyên sinh vât

+Tài nguyên phi sinh vật

+ Tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên giao thông vận tải

Hà Yến Nhi
22 tháng 2 2018 lúc 22:31

C5.

-Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. Giai đoạn này chỉ mới bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

-Ở giai đoạn này, lãnh thổ nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpi và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.

Địa chất biến đổi: Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpi, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa.

Khí hậu, mực nước biển thay đổi: Cũng giai đoạn này, đặc biệt trong kỉ Đệ tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì trở lạnh gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển.

=> Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay.

long6c
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
3 tháng 10 2016 lúc 17:56

3.

- Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng tại vì do châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo nên có nhiều đới khí hậu khác nhau (5 đới).

+ Ở mỗi đới khí hậu lại phân hoá thành nhiều kiểu địa hình khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp.

- Có hai kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á: Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 

Nguyen Thi Mai
3 tháng 10 2016 lúc 17:58

2.  ( Câu này mình rút gọn lại )

- Có nhiều hệ thống sông lớn. 
- Phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp. 
- Bắc Á: sông đổ vào Bắc Băng Dương. 
- Đông Á, Nam Á: sông đổi vào TBD và AĐD. 
- Sông ngòi châu Á có giá trị KT lớn: GTVT, thuỷ điện... 

Nguyen Thi Mai
3 tháng 10 2016 lúc 18:00

4.

- Thuộc các chủng tộc: Môn-gô-lô-it, ơ-rô-pê-ô-it, 1 số thuộc chủng tộc ô-xtra-lô-it
- Tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động KT, văn hoá, XH.

HUỲNH TÔ ÁI VÂN
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc quỳnh lam
19 tháng 3 2019 lúc 18:32

Câu 1:

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

*Đồi núi phần lớn chiếm diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp :

-Đồi núi chiếm tới \(\frac{3}{4}\)diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm \(\frac{1}{4}\)diện tích.

-Trên phạm vi cả nước địa hình đồng bằng và đồi núi thấp(dưới 1000m) chiếm 85%, địa hình cao(trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

*Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

-Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

+Hướng Tây Bắc-Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

+Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.

*Địa hình của cùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông( đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

-Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường(hầm đèo Hải Vân).

-Đắp đê ngăn lũ.

-Phá rừng đầu nguồn gây nên hiện tượng đất trượt đá lở, xây dựng nhà máy thủy điện,..

Câu 2:

Đặc điểm chung của biển Đông:

-Chế độ gió: gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng(tháng 10-tháng 4). Các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở Vịnh Bắc Bộ là hướng nam.

+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió đạt từ 5-6m/s và cực đại là 50m/s. Tạo nên sóng nước cao tới 10m hoặc hơn.

-Chế độ nhiệt: mùa hạ mạt, mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 230C.

-Chế độ mưa: lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền. Đạt từ 1100-1300mm/năm. Sương mùa thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

-Chế độ triều: chế độ Nhật triều của Vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống rất đều đặn.

-Độ muối của biển Đông là 30-33%.

Câu 3: Ý nghĩa vị trí:

-Tự nhiên:

+Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt ẩm gió mùa.

+Tính nhiệt đới: do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

+Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông-nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

+Gió mùa: thiên nhiên nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa Châu Á điển hình nên có 2 mùa rõ rệt.

+Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú.

+Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai(bão lũ, hạn hán,..)

-Kinh tế:

+Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực, trên thế giới.

+Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ,..với các nước.

-Văn hóa-xã hội:

+Có nhiều nét tương đồng về văn hóa-xã hội với các quốc gia trong khu vực=> tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 4:

*Giống nhau:

-Đều có các khối núi trên 2000m.

-Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam.

-Đều có dãy núi hướng Tây Bắc-Đông Nam(Con Voi, Tao Đảo, Hoàng Liên Sơn,...)

*Khác nhau:

Tây Bắc Đông Bắc
Độ cao

-Cao hơn Đông Bắc.

-Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta, núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế.

-Cao trung bình >1000m.

-Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta.

-Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp <1000m.

-Núi cao tập trung ở thượng nguồn sông Chảy với các đỉnh cao trên 2000m:Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti.

Hướng núi-Hướng sông

-Hướng chính là hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Hướng chủ đạo là hướng vòng cung.

-Sông ngòi chya3 theo hướng vòng cung.

Hình thái -Núi cao, đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc,. -Vùng đồi trung du: đỉnh tròn, sườn thoải

Ngộ khộng sss
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
7 tháng 3 2018 lúc 19:24

- Cách phát tán nhờ gió :quả nhỏ, nhẹ , hạt nhỏ , có cánh hoặc túm long - VD : quả chò , hạt hoa sữa,...

- Cách phát tán của quả tự phát tán : quả chín vỏ quả tự nứt , hạt tung ra ngoài → quả khô nẻ - VD : quả cải , quả chi chi ,...

- Cách phát tán của quả nhờ động vật : quả có gai, có hương thơm , vị ngọt , vỏ cứng , có độ dính - VD : hạt thông , quả cây xấu hổ.

Nhã Yến
7 tháng 3 2018 lúc 20:14

Hỏi đáp Sinh học