Những câu hỏi liên quan
Hàn Tử Băng
Xem chi tiết
Thanh Tâm Rose
21 tháng 11 2017 lúc 21:00

Sau đám cưới của Sọ Dừa với cô út, hai cô chị xấu hổ quá nên bỏ đi biệt xứ. Sau bao biến cố, cả hai vợ chồng Sọ Dừa đều muốn có một cuộc sông yên bình, hạnh phúc. Vì vậy, Sọ Dừa quyết định trả mũ áo, ấn tín cho triều đình, cáo quan về quê cày ruộng. Họ chăm chỉ làm ăn, chẳng bao lâu sau đã có của ăn của để, xây được cái nhà to và đẹp hơn nhà của phú ông. Các con họ đã lớn, thông minh và khoẻ mạnh. Dân làng ai cũng mừng cho Sọ Dừa. Khi không còn gì để lo lắng nữa. Sọ Dừa rước mẹ từ nhà phú ông về nhà mình. Thấm thoắt, đã mười năm trôi qua.

Một ngày nọ, trong lúc hai vợ chồng đang mải miết làm vườn, lũ trẻ đang chơi đùa với nhau thì có một người đàn bà gầy gò đen nhẻm, ăn vận xác xơ đến trước cửa nhà, sợ sệt nép mình vào tường, tay chìa bát xin ăn. Sẵn lòng thương người, lũ trẻ ngưng chơi, chạy vào nhà lấy gạo biếu bà. Vừa cầm cái bát, bà bỗng ngã vật xuống đất. Chắc là đói và mệt. Cả nhà Sọ Dừa vội khiêng bà vào nhà. Vợ Sọ Dừa vội vã nấu cháo, các con thì ngồi quạt cho bà… Sau khi húp vài thìa cháo, bà hồi tỉnh. Không hiểu sao, bà cứ len lén nhìn vợ chồng Sọ Dừa. Một lúc, bà kêu lên:

– Đúng rồi. Có phải vợ chồng chú Sọ Dừa không? Chị đây mà. Các em không nhận ra chị sao?

Cả gia đình Sọ Dừa sống hạnh phúc cùng nhau

– Chị là… là… – Cô Út ngạc nhiên.

– Chị là chị Cả của các em đây. Chị đây. – Bà vừa nức nở vừa giơ hai tay về phía vợ chồng Sọ Dừa. 

– Ôi, chị ơi. Mười năm rồi. Chị khác xưa nhiều quá, em không nhận ra chị. – Cô Út mừng rỡ, nước mắt giàn giụa ôm lấy bà.

Bà chị Cả lấy tay quệt nước mắt:

– Chị biết mình mắc tội với cô chú nhiều quá, có trốn cũng không trốn cả đời được. Chị về để tạ tội với cô chú

Cô Út vội an ủi:

– Thôi, chuyện qua lâu rồi, chị nhắc lại làm gì. Thế chị Hai em đâu?

– Bọn chị đi đâu cũng bị xua đuổi. Hôm vừa rồi, gặp phải kẻ ác xua chó ra đuổi. Chị Hai ngã gãy chân. Một người tốt bụng cho cô ấy ở nhờ còn chị tìm về đây.

Nghe chuyện, vợ chồng Sọ Dừa rất đau lòng. Họ cùng gia nhân mang võng đi đón chị Hai về. Người chị thứ hai này cũng không khác gì chị Cả: người gầy quắt, má hóp sâu, da đen nhẻm, quần áo rách bươm,…

Gặp vợ chồng người em út, cô Hai quay mặt đi, nức nở. Sọ Dừa cảm ơn người đã cưu mang chị Hai rồi mời chị lên võng.

Chị Hai khóc hu hu như trẻ nhỏ:

– Chị không tốt nên trời phạt chị. Các em không phải làm vậy. 

Cô Út quàng tay chị Hai qua vai mình:

– Chị Hai à, chúng ta là người một nhà. Phải biết tha thứ cho nhau, yêu thương nhau. Vả lại, đã hơn mười năm rồi còn gì.

Chị Hai vẫn nức nở:

– Chị cảm ơn các em. Chị xin lỗi các em.

Từ đó, chị Cả và chị Hai sống cùng gia đình Sọ Dừa. Sáng sáng, họ vui vẻ cùng nhau ra đồng, chiều chiều, họ cùng nhau quây quần bên mâm cơm… Mọi lỗi lầm đã được xoá bỏ. Khi phú ông bệnh nặng, qua đời, bao nhiêu tài sản của phú ông, vợ chồng Sọ Dừa giao lại cho hai người chị cai quản.

nguyenvankhoi196a
21 tháng 11 2017 lúc 20:54

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.



 

Phùng Ngọc Minh Anh
21 tháng 11 2017 lúc 21:17

Sau khi được Thạch Sanh xá tội, mẹ con Lí Thông lập tức quay về quê làm ăn lương thiện. Bỗng nhiên trời đang nắng bỗng hóa âm u. Thạch Sanh thấy thế liền biết là Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi xuống trừng phạt mẹ con Lí thông, chàng liền xin vua rồi bay đến chỗ họ. Hai mẹ con nhà nọ vẫn chưa biết Thiên Lôi đang ở đó nên vẫn cứ ung dung đi. Rồi..."Đùng! Đùng ! Đùng", tiềng sấm rầm vang, mẹ con Lí Thông giật mình, nằm cuối xuống. May sao Thạch Sanh đến kịp và dùng sức mạnh che chở cho mẹ con họ. Chàng dùng phép thần thông đánh lại Thiên Lôi. Hai bên cứ giao chiền mãi rồi Thạch Sanh thắng. Thiên Lôi vẫn tỏ ra kiêu ngạo:"Hừ, may là có nhả người, nếu không ta đã nướng chín hai kẻ bội bạc ấy rồi!" Nói rồi ông bay về trời.

Mẹ con Lí Thông quỳ xuống lạy Thạch Sanh như sùng bái thần thánh rồi tiếp tục lên đường. Kể từ đó, hai mẹ con Lí Thông làm chuyện tốt và được nhân dân yêu quý.

       Chúc bạn học tốt!!=))

Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Cá Chép Nhỏ
4 tháng 4 2018 lúc 23:42

1. Mở bài

Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).

- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)

Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…

2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)

Lập dàn ý tả loại trái cây mà em thích

Đoạn 1: Tả bao quát

+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)

+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).

+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…

Đoạn 2: Tả chi tiết

+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)

+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…

+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).

+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…

+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).

Đoạn 3: Tả bổ sung

+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…

+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…

+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).

3. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).

- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…

Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)

quách anh thư
4 tháng 4 2018 lúc 21:44

I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.

II. Thân bài
1. Tả bao quát

- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả

III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó 

Ngọc Ánh
4 tháng 4 2018 lúc 21:47

Loại trái cây chứ ko phải cây bạn nhé

Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 7 2019 lúc 13:51

- Ý nghĩa nhan đề: thể hiện được sự hấp dẫn không chỉ ở cốt truyện với tình huống trớ trêu và nghịch lí mà tác giả còn xây dựng hệ thống yếu tố hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhằm diễn đạt những suy ngẫm, những giá trị đích thực. Bến quê là những gì gần gũi, thân thiết nhất, đẹp đẽ nhất, là nơi ta sinh ra, nơi ta lớn lên thành người và cũng là nơi ta nhắm mắt xuôi tay. Vậy mà nhiều khi ta vô tình lãng quên đi nó.

Tran Minh Khue
Xem chi tiết
không có tên
17 tháng 10 2017 lúc 18:34

1. Phần Mở bài (Giới thiệu chung về quê hương)

- Em được sinh ra và lớn lên tại xã Hoàng Lộc, huyện Hoàng Hóa, tĩnh Thanh hoá.

- Quê hương em nằm dọc triền sông Mã, cách cầu Hàm Rồng 4km theo đường chim bay.

- Quê em có những hàng dừa cao nghiêng bóng soi mình xuống dòng mương bao quanh xóm làng.

- Quê em có bãi cỏ xanh rất rộng. Chiều chiều, em thường theo các anh, các chị ra chơi thả diều. Tiếng sáo diều vi vu, vi vút giữa buổi chiều yên ả của đồng quê. Từng đàn chim bay liệng giữa tầng không.

- Ngoài vẻ dẹp của thiên nhiên, ngày nay quê em còn đẹp hơn nữa bởi bàn tay chung sức xây dựng quê hương của mọi người.

Dàn ý bài văn Kể về những đổi mới của quê hương em

2. Phần Thân bài

* Giới thiệu về những đổi mới ở quê em

Ai đã về thăm quê hương em cách đây một năm, bây giờ có dịp trở lại chắc sẽ ngạc nhiên lắm trước sự đổi mới của quê em.   ;

- Con đường đất đỏ về làng đã được thay thế bằng con đường nhựa đen bóng. Chiều chiều, những xe lúa đầy ắp theo con đường nhựa nhẹ nhàng vê sân phơi...

- Đến đầu làng, trạm y tế với ngôi nhà ngói ba gian bây giờ đã được thay bằng hai dãy nhà đầy đủ tiện nghi như một bênh viện thu nhỏ.

- Đi thêm chút nữa, ta sẽ thấy ngôi trường mẫu giáo khang trang nằm ngay trên nền móng của ngôi trường cũ.

- Đường nhựa, đường bê tông nối liền các thôn xóm. Chỉ cần bước chân ra ngõ là ta sẽ được đi trên con đường sạch sẽ.

- Đi vào trong làng ta thấy trường Trung học cơ sở Tô Như và trường Tiếu học Nguyễn Mạnh Trinh thật rộng rãi, khang trang. Những dãy nhà cao tầng hằng năm mở rộng cửa đón biết bao con em trong làng tới lớp.

- Mỗi thôn ở quê em đều có nhà văn hóa của thôn mình, ở đó có sách báo cho mọi người đọc, có bản tin của thôn về các hoạt động trong thôn, trong xã.

Quê em còn có khu chợ rất rộng. Chợ họp phiên chính vào các ngày mùng 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch. Các ngày còn lại chỉ họp phiên xép. Tuy là phiên xép nhưng chợ chẳng thiếu thứ gì.

- Tuy là thôn quê nhưng giờ đây, quê em không còn đổ rác lung tung. Các gia đình đều dồn rác vào thùng rồi mỗi buổi chiều có các xe rác đến thu gom. Củng nhờ vậy, mà giờ đây, các con đường trong làng không còn rác sinh hoạt thải ra như trước nữa. Người nào vứt rác lung tung sẽ bị phạt theo quy định của xã.

- Một nét đổi mới nữa, nếu em không kể thì thật là thiếu sót. Giếng nước quê em từ bao đời này đều rất trong. Bây giờ, bên cạnh những giếng khơi ấy, quê em cũng đã có nước máy về đến tận mỗi nhà. Từ khi có điện, có nước máy cuộc sống ở quê em thay đổi hắn. Làng quê như khoác lên mình màu áo tươi mới.

- Nét nổi bật về sự đổi mới của quê em chính là phong trào học tập. Nghèo mấy thì nghèo, gia đình nào cũng cố gắng cho con ăn học đến nơi đến chốn. Các thôn đều có quỹ khuyến học. Nhờ vậy, năm nào, cả xã cũng có tới mấy chục anh chị đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề.

- Dưới ánh trăng, bên bát nước chè xanh sóng sánh, các cụ ông, cụ bà,... thường nói chuyện với nhau về việc học hành của con cháu. Việc học đã thấm vào máu thịt cua người dân quê em.

- Năm vừa qua, quê em thật vinh dự khi có hai chú cùng được phong quân hàm cấp tướng. Đó là chú Long con thầy giáo Huyền và chú Hùng con Bác Nhiên (bác Nhiên cũng là đại tá trong quân đội).

- Thạc sĩ và Tiến sĩ ở quê em rất nhiều. Những người có văn bằng như vậy đều được ghi vào sổ vàng của làng xã.

Dàn ý bài văn Kể về những đổi mới của quê hương em

3. Phần Kết bài

- Quê em có thể không giàu như các vùng quê khác nhưng em rất tự hào về quê hương hiếu học của mình.

- Em rất vui trước sự đổi mới của quê hương.

- Em sẽ chăm chi học tập để mai này xứng đáng được ghi tên trong bảng vàng của xã.

Em mong mai này lớn lên, em sẽ góp một phần bé nhỏ vào việc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

* Những điểm cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về những đổi mới của quê hương em:

- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

- Nêu bật những nét đổi mới của quê em trong những năm gần dây.

- Trong những nét đổi mới đó, em ấn tượng nhất với nét đổi mới nào?

- Tình cảm của em đối với quê hương mình?

Gia như
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
29 tháng 3 2022 lúc 18:24

Tham khảo:

I.Dàn ý:

a.Mở bài :

- Gới thiệu Phạm Duy Tốn, văn bản Sống chết mặc bay.

-Đánh giá khái quát thành công của nhan đề.

b. Thân bài :

Ý1:Giải thích nhan đề/

Ý2: Giải thích vì sao PDT lại đặt nhan đề ấy?

Phù hợp với chủ đề:

+ Phê phán thái độ quan lại thời xưa

+ Bày tỏ thái độ cảm thông cho người dân.

Ý3: Biểu hiện của nhan đề Sống chết mặc bay

- Tình cảnh sống chết của nhân dân

- Thái độ của viên quan phụ mẫu

Ý4; Tác dụng của nhan đề

-Tạo ấn tượng mạnh cho người đọc

- Bộc lộ thái độ của tác giả với nhân dân

c.Kết bài :Đánh giá tài năng của PDT qua nhan đề

II. Bài làm :

Phạm Duy Tốn là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể cloại truyện ngắn hiện đại. Truyện ngắn Sóng chết mặc bay được xem là bông hoa đầu mùa và cũng là tác phẩm thành công nhất của ông .

Nhan đề Sống chết mặc bay có ý nghĩa rất hay và tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc.Nhan đề được bắt đầu từ câu tục ngữ ''Sống chết mặc bay-Tiền thầy bỏ túi''.Nó nói lên thái độ vô trách nhiệm , không lo lăng đến tính manggj của người khác mà chỉ quan tâm đến đồng tiền của các thầy lang ngày xưa.

PDTốn chọn nhan đề này bởi nó xuất phát từ chủ đề của tác phẩm .Tác phẩm lên án sự vô trách nhiệm của bọn quan loại ko lo đến sự ssống chết của nhân dân.Nhan đề còn hiện rõ lên hình ảnh của viên quan phụ mẫu đi hộ đê nhưng thực chất chỉ lo chơi cờ bạc .. Thé mới biết cái ''lòng lang dạ sói'' vô nhân tín của viên quan. Nhan đề SCMB góp phần vạch trần nguyên hình , bản chất táng tận lương tâm của con người mất hết nhân tính, góp phần lên án và tố cáo của tác giả đối với bọn quan lại xưa .Không nhữn thế nhan đề còn góp phần hoàn chỉnh cấu trúc và hình thức, ca ngợi tài năng viết truyện ngắn và tư tưởng nhân đạo của nhà văn . Đó chính là lòng thương người , cảm thôg cho nhân dân đồng thời phê phán thái độ của bạn quan lại lúc bấy giờ .

Nhan đề SCMB đã góp phần tạo ấn tượng cho người đọc, giợ ssự hứng thú và sự khám phá , suy ngẫm sâu sắc.SCMB đã lên án gay gắt tên quan phủ ''lòng lang dạ sói'' và bày tỏ niềm cảm thươngtrước cảnh ''nghìn sầu muôn thảm' của ndân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

Nhan đề SCMB đã cho em thêm cảm thông trước tình cảnh của người dan xưa và sự căm ghét đối với bon quan lại thời phong kiến.

Trần Khánh Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Tâm An
6 tháng 3 2021 lúc 8:41

+ “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt thiên truyện.

+ Truyện khép lại bằng hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận.

=> Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, trung tâm góp phần thể hiện chủ đề, tính sử thi của tác phẩm.

* Cây xà nu trong sự gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man

- Đặc điểm của cây xà nu:

+ Là cây họ thông

+ Gỗ quý, nhựa rất thơm

+ Sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời

- Dân làng Xô man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu sáng mỗi gian nhà.

- Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đồng khởi.

- Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch, hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.

=> Hình tượng xà nu tràn ngập trong tác phẩm gợi cho người đọc về bức tranh Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng, gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man.

 

- Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man.

+ Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.

+ Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo rất nhanh).

+ Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng cảm bước tiếp cha anh.

=> Thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.

- Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng là những gì mà con người nơi đây phải trải qua:

+ Nỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ (anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả, Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết, 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt).

- Biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên: là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.

+ Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.

+ Cả cánh rừng bạt ngàn sẽ không bao giờ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.

+ Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do.

- “Hóa thành ngọn lửa” chứng minh cho mọi sự kiện trọng đại, đau thương và anh dũng của làng Xô man.

c) Kết bài

- Cảm nhận của em về hình tượng cây xà nu.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giản dị, đậm chất Tây Nguyên, âm hưởng trang trọng,...

- Khái quát giá trị nội dung: Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

Khách vãng lai đã xóa
sao bala
Xem chi tiết
VARMY 전정눈
25 tháng 3 2019 lúc 18:09

Câu chuyện dựa vào thời phong kiến khi những thầy thuốc không có tay nghề phát thuốc cho mọi người mặc cho sống chết của họ nên tác giả lấy nhan đề là sống chết mặc bay

Cô giáo mik nói vậy có gì sai thông cảm

Chance
Xem chi tiết
Kim Ngưu
29 tháng 7 2018 lúc 14:14

Dàn ý bài tập làm văn Kể lại một chuyện về quê nội

1. Phần Mở bài

Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kĩ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.

2. Phần Thân bài

a. Giới thiệu về quê nội

Que nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.

b. Kỉ niệm dáng nhớ trên quê nội 

Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sửa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.

Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.Kì nghĩ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.

Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.

Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.

3. Phần Kết bài

- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phải về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.

Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.

* Những điều cần nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể lại một chuyện về quê nội:

Đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề bài.Em về quê vào thời gian nào?Em có kỉ niệm gì trong lần về quê đó?Tình cảm và suy nghĩ của em sau chuyến về thăm quê nội ra sao? 

Dàn ý kể về một chuyến đi chơi xa

Bạn đang gặp khó khăn trong học văn và cảm thấy ngán ngẫm với môn này. Chính vì thế những bài viết về môn văn sẽ khiến bạn áp lực và nặng nề. để giúp bạn có động lực hơn trong học văn, chúng tôi sẽ có những bài văn viết về các chủ đề để bạn tham khảo. bài viết dưới đây xin chia sẻ một bài viết lập dàn ý kể chuyện về một chuyến đi chơi xa.

I. Mở bài: Giới thiệu chuyến di chơi xa

Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.

II. Thân bài: Kể về chuyến đi xa

1. Cảnh dọc đường:

Trên đường đi rất nhiều cây láHai bên đường rậm rạpNhững đường đèo quanh co và uốn khúcEm đi trên những vực đều sâu thẳmMọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp điTâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.

2. Khi đến nơi:

Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa láBầu trời se lạnh và nên thơMột thành phố rất đáng để đếnEm đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình

3. Lúc ra về:

Kết thúc 1 tuần em lại vềTâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa

Em cảm thấy rất vui

Em sẽ đến đây vào một ngày không xa. 

🎉 Party Popper
29 tháng 7 2018 lúc 14:16

I. Dàn ý chi tiết cho đề bài kể lại buổi đi dã ngoại

1. Dàn ý 1 cho đề kể lại buổi đi dã ngoại

a. Mở bài

Giới thiệu chuyến đi dã ngoại của em: Nghỉ hè năm nay, vì đã thực hiện được lời hứa đạt danh hiệu học sinh giỏi nên em được bố mẹ cho đi dã ngoại ở Vũng Tàu

b. Thân bài

Kể lại những hoạt động trong chuyến đi dã ngoại

Bắt đầu chuyến đi: Chiếc xe lăn bánh, ngồi trên xe ngắm khung cảnh bên ngoài, hình ảnh thành phố vào buổi sáng sớm sao mà bình yên và đẹp đến thế.Miêu tả địa điểm dã ngoại: Trước mắt em là một bãi biển trải dài, thơ mộng và quyến rũ, tràn đầy sức sống khiến em mê mẩn ngắm nhìn không rời mắtCảm nhận về địa điểm dã ngoại: em cảm thấy thật thư thái và yên bình đến lạ, thật phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của mọi ngườiCác hoạt động diễn ra: Chơi ngoài biển cho tới xế chiều, em đã xây được những lâu đài cát, nhặt được một túi những con ốc đủ màu sắc

c. Kết bài

Cảm nhận về chuyến đi dã ngoại của em: trước khi lên xe em ngoảnh lại nhìn bãi biển một lần nữa, trong suy nghĩ của em thốt lên rằng, Việt Nam thật tuyệt đẹp

2. Dàn ý 2 cho đề kể lại chuyến đi dã ngoại đáng nhớ

a. Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra buổi dã ngoại: Sau một kỳ thi học kỳ đầy căng thẳng, em và các bạn trong lớp rủ nhau đi dã ngoại ở công viên Thủ Lệ.Nêu ấn tượng chung về buổi dã ngoại: Buổi dã ngoại hôm đó thực là đáng nhớ.

b. Thân bài

Kể lại diễn biến của buổi dã ngoại

+ Phân công chuẩn bị cho buổi dã ngoại:

Bạn thì mang bánh kẹo, bạn lại mang khăn trải để cả nhóm cùng trải ra ngồi, có bạn lại mang theo cốc giấy và nước ngọt,…Riêng em, em xung phong mang theo một chiếc máy ảnh cơ.

+ Thăm quan các loài thú trong công viên:

Những chú khỉ: tinh nghịch, cứ nhảy nhót và leo trèo khắp nơi. Có mấy chú bạo gan còn chìa đôi tay ra để xin chúng em cho ăn bim bim và chuối nữa.Những chú hổ với bộ lông với những vằn màu cam đi lại trong chuồng trông thật oai phong, mỗi bước đi chậm rãi song rất mạnh mẽ, thể hiện được uy thế của “Chúa sơn lâm”.Những chú cá sấu dài ngoằng, bộ da sần sùi gớm ghiếc nhe những chiếc răng nanh nhọn hoắt ra như để doạ chúng em vậy.Ở một góc xa xa là một đôi công: công đực với bộ lông dài, rực rỡ xoè ra trông thật bắt mắt, còn công cái với bộ lông màu xanh pha tím dịu dàng thì đang đi theo công đực, dáng đi trông thật ngộ nghĩnh làm sao!Chú hươu cao cổ với chiếc cổ dài ơi là dài. Với chiếc cổ dài đó, chú dễ dàng với lên những cành cây ở tít trên cao để mớm lấy những chiếc lá tươi ngon bỏ vào miệng.

+ Chơi các trò chơi trong công viên: ngôi nhà đồ chơi và cầu trượt, nào là trò tàu hoả Bắc – Trung – Nam chạy quanh công viên; lại có trò chơi tàu lượn cao tốc, đu quay, nhà bóng…

+ Liên hoan:

Sau khi đã chơi được khá nhiều trò chơi, chúng em liền trải chiếc khăn mang theo ra một bãi cỏ xanh mướt và cùng bày bánh kẹo, nước ngọt ra liên hoan.Vừa ăn, cả nhóm cùng nói chuyện, cười đùa vui vẻ.Bạn Tuấn – cây văn nghệ của lớp, còn hát tặng cho cả nhóm mấy bài hát thật hay.

c. Kết bài

Nêu kết thúc của buổi dã ngoại:Sau khi liên hoan xong, em liền chụp cho cẩ nhóm một bức ảnh kỉ niệm.Chúng em còn dọn dẹp sạch sẽ, nhặt rác rồi mới đứng dậy ra về vì không muốn vứt rác bừa bãi ra nền cỏ của công viên.Cảm nghĩ của em về buổi dã ngoại đó: Dù đã về rồi nhưng ai cũng cảm thấy buổi đi chơi hôm nay thật là vui và thú vị, giúp chúng em thư giãn sau bao ngày tháng học hành vất vả. Chắc chắn em sẽ mãi nhớ về buổi dã ngoại tuyệt vời này!

II. Bài tham khảo cho đề kể lại chuyến dã ngoại đáng nhớ

1. Bài tham khảo 1

Nghỉ hè năm nay, vì đã thực hiện được lời hứa đạt danh hiệu học sinh giỏi nên em được bố mẹ cho đi dã ngoại ở Vũng Tàu. Biết được tin trước đó một tháng em đã cảm thấy rất vui và hào hứng trước chuyến đi này.

Chiếc xe lăn bánh, ngồi trên xe ngắm khung cảnh bên ngoài, hình ảnh thành phố vào buổi sáng sớm sao mà bình yên và đẹp đến thế. Nhưng sau vài giờ đi, em còn ngỡ ngàng hơn trước vẻ đẹp của biển, đó chính là biển Vũng Tàu. Trước mắt em là một bãi biển trải dài, thơ mộng và quyến rũ, tràn đầy sức sống khiến em mê mẩn ngắm nhìn không rời mắt. Lên nhận phòng rồi đứng ở hành lang đối diện với biển em cảm nhận được từng làn gió biển nhẹ nhàng khẽ luồn qua tóc, mùi của gió thật nồng nàn khiến con người ta say mê.

ke-lai-buoi-di-da-ngoai-picnic-ma-em-da-tung-tham-gia-van-mau-lop-3-tuyen-chon

Kể lại buổi đi dã ngoại Picnic mà em đã từng tham gia văn mẫu lớp 3 tuyển chọn

Bầu trời trong xanh, nắng nhẹ nhàng, một vài đốm mây với mấy chú chim biển bay lượng quanh làm em cảm thấy thật thư thái và yên bình đến lạ, thật phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của mọi người. Đặt chân xuống bãi biển, cảm giác man mát của cát mịn em có cảm giác như mình đang đứng trên bãi cát vàng bằng nhung vậy, thật êm ái và dễ chịu, từng đợt sóng nhỏ lăn tăn khẽ xô vào bờ, khung cảnh tuyệt đẹp như thiên đường. Chơi ngoài biển cho tới xế chiều, em đã xây được những lâu đài cát, nhặt được một túi những con ốc đủ màu sắc hình dáng đẹp mắt, thật vui và thật thoải mái.

Trở về phòng, thu dọn để về, trước khi lên xe em ngoảnh lại nhìn bãi biển một lần nữa, trong suy nghĩ của em thốt lên rằng, Việt Nam thật tuyệt đẹp, đất nước của những danh lam thắng cảnh tuyệt trần. Hình ảnh của bãi biển Vũng Tàu đã mãi in sâu vào trong tâm trí của em.

2. Bài tham khảo 2

Sau một kỳ thi học kỳ đầy căng thẳng, em và các bạn trong lớp rủ nhau đi dã ngoại ở công viên Thủ Lệ. Buổi dã ngoại hôm đó thực là đáng nhớ.

Ngay từ sáng sớm, em và các bạn đã cùng hẹn nhau ở trước cổng công viên. Chúng em đã phân công nhau từ hôm trước, mỗi người sẽ mang một thứ: bạn thì mang bánh kẹo, bạn lại mang khăn trải để cả nhóm cùng trải ra ngồi, có bạn lại mang theo cốc giấy và nước ngọt,… Riêng em, em xung phong mang theo một chiếc máy ảnh cơ. Em thầm háo hức khi nghĩ đến việc sẽ chụp được thật nhiều ảnh đẹp hôm nay…

Chúng em lần lượt đi thăm quan các loài thú trong công viên. Những chú khỉ tinh nghịch cứ nhảy nhót và leo trèo khắp nơi khiến chúng em thấy thật thích thú. Có mấy chú bạo gan còn chìa đôi tay ra để xin chúng em cho ăn bim bim và chuối nữa. Những chú hổ với bộ lông với những vằn màu cam đi lại trong chuồng trông thật oai phong, mỗi bước đi chậm rãi song rất mạnh mẽ, thể hiện được uy thế của “Chúa sơn lâm”. Những chú cá sấu dài ngoằng, bộ da sần sùi gớm ghiếc nhe những chiếc răng nanh nhọn hoắt ra như để dọa chúng em vậy. Ở một góc xa xa là một đôi công: công đực với bộ lông dài, rực rỡ xoè ra trông thật bắt mắt, còn công cái với bộ lông màu xanh pha tím dịu dàng thì đang đi theo công đực, dáng đi trông thật ngộ nghĩnh làm sao! Nhưng trong tất cả các loài thú đó, em thích nhất là chú hươu cao cổ với chiếc cổ dài ơi là dài. Với chiếc cổ dài đó, chú dễ dàng với lên những cành cây ở tít trên cao để mớm lấy những chiếc lá tươi ngon bỏ vào miệng.

Sau khi đã thăm quan các loài thú trong công viên, chúng em cùng rủ nhau chơi những trò chơi trong công viên. Có biết bao trò chơi thú vị: nào là ngôi nhà đồ chơi và cầu trượt, nào là trò tàu hoả Bắc – Trung – Nam chạy quanh công viên; lại có trò chơi tàu lượn cao tốc, đu quay, nhà bóng…Sau khi đã chơi được khá nhiều trò chơi, chúng em liền trải chiếc khăn mang theo ra một bãi cỏ xanh mướt và cùng bày bánh kẹo, nước ngọt ra liên hoan. Vừa ăn, cả nhóm cùng nói chuyện, cười đùa vui vẻ. Chúng em kể cho nhau nghe những chuyện vui lượm lặt được trên báo đài, những câu chuyện hay về lớp, bạn bè. Bạn Tuấn – cây văn nghệ của lớp, còn hát tặng cho cả nhóm mấy bài hát thật hay. Chúng em đều cảm thấy gắn bó với nhau hơn, và thêm hiểu, yêu quý nhau hơn.

Sau khi liên hoan xong, em liền chụp cho cả nhóm một bức ảnh kỉ niệm. Chúng em còn dọn dẹp sạch sẽ, nhặt rác rồi mới đứng dậy ra về vì không muốn vứt rác bừa bãi ra nền cỏ của công viên. Dù đã về rồi nhưng ai cũng cảm thấy buổi đi chơi hôm nay thật là vui và thú vị, giúp chúng em thư giãn sau bao ngày tháng học hành vất vả. Chắc chắn em sẽ mãi nhớ về buổi dã ngoại tuyệt vời này!

Bn nhớ dựa vào dàn ý và bài làm tham khảo để làm nhé. Chúc bn hok tốt! 

nguyenhoaianh
29 tháng 7 2018 lúc 14:17

. Mở bài: Giới thiệu chuyến di chơi xa

Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.

II. Thân bài: Kể về chuyến đi xa

1. Cảnh dọc đường:

Trên đường đi rất nhiều cây láHai bên đường rậm rạpNhững đường đèo quanh co và uốn khúcEm đi trên những vực đều sâu thẳmMọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp điTâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.

2. Khi đến nơi:

Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa láBầu trời se lạnh và nên thơMột thành phố rất đáng để đếnEm đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình

3. Lúc ra về:

Kết thúc 1 tuần em lại vềTâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa

Em cảm thấy rất vui

Em sẽ đến đây vào một ngày không xa